10 research outputs found
Nhu cầu duy trì và hiệu quả sử dụng protein, năng lượng của cá lóc (Channa striata)
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nhu cầu duy trì và hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá lóc (Channa striata) làm cơ sở phát triển công thức thức ăn tối ưu trong nuôi cá lóc thương phẩm. Thí nghiệm 1 xác định protein, năng lượng tiêu hao, hệ số trao đổi protein, năng lượng của cá lóc với khối lượng khác nhau (10 g; 50 g; 100 g; 200 g and 500 g) và cá lóc không được cho ăn trong suốt thời gian thí nghiệm 28 ngày. Ở thí nghiệm 2, cá được cho ăn thức ăn thí nghiệm thỏa mãn nhằm xác định độ tiêu hóa thức ăn và dưỡng chất. Thí nghiệm 3 xác định nhu cầu duy trì, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá lóc thông qua cho cá lóc ăn các mức khác nhau 0%, 25%, 50%, 75% và 100% nhu cầu. Kết quả cho thấy hệ số trao đổi protein và năng lượng của cá lóc lần lượt là 0,76 và 0,82. Độ tiêu hóa thức ăn của cá lóc là 75,1%, độ tiêu hóa protein, năng lượng và lipid tương ứng là 88,6%; 86,1% và 95,1%. Hiệu quả sử dụng protein và năng lượng của cá lóc là 58,2% và 47,6%. Nhu cầu protein và năng lượng tiêu hao cho duy trì của cá lóc lần lượt là 0,41 g/kg0,76/ngày và 43,7 kJ/kg0,82/ngày
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA) GIAI ĐOẠN GIỐNG
Nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn tự nhiên (bổ sung gián tiếp) hoặc vào bể nuôi (bổ sung trực tiếp) trong quá trình ương nghêu. Nghêu giống Bến Tre với chiều dài 11.85± 0.33mm được bố trí vào bể 100L với mật độ 40 con/bể. Thức ăn sử dụng là tảo Chlorella từ hệ thống nước xanh cá rô phi với mật độ 10000 tb/ml. Chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn Bacillus subtillis và Lactobacillus acidophilus được bổ sung với lượng 0.5mg/L với chu kỳ 7 ngày/lần. Kết quả sau 90 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của nghêu đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung trực tiếp chế phẩm sinh học (98.33%), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (
Nghiên cứu sự thay đổi hoạt tính một số enzyme tiêu hóa của cá lóc đen (Channa striata) từ giai đoạn bột đến 35 ngày tuổi với thức ăn khác nhau
Nghiên cứu xác định sự biến đổi về hoạt tính enzyme tiêu hóa của ống tiêu hóa ở cá lóc bột được tiến hành từ ngày 1 đến ngày thứ 35 sau khi cá nở với 2 chế độ cho ăn khác nhau. Nghiệm thức 1 sử dụng hoàn toàn thức ăn tươi sống là Moina và cá tạp (TĂTS), nghiệm thức 2 cá tạp được thay thế bằng thức ăn chế biến từ ngày 17 trở đi (TĂCB). Mẫu được thu vào buổi sáng trước khi cho ăn vào các ngày 1; 3; 5; 7; 9; 12; 15; 18; 21; 25; 30 và 35 để phân tích sự biến đổi của enzyme tiêu hóa. Kết quả cho thấy, hoạt tính enzyme amylase biến động trong suốt giai đoạn phát triển của cá, đạt cao nhất 3,68±0,17 mU/mg protein ở nghiệm thức TĂTS và 5,77±0,14 mU/mg protein ở nghiệm thức TĂCB vào ngày thứ 35. Trong khi đó, các enzyme tiêu hóa protein được phát hiện với mức thấp ở giai đoạn mới nở và ổn định cho đến ngày 12. Trypsin tăng ý nghĩa ở ngày thứ 21. Hàm lượng pepsin, đạt giá trị cao nhất vào ngày 25 ở nghiệm thức TĂTS với mức 1,44±0,26 mU/mg protein. Hoạt tính enzyme trypsin và chymotrypsin đạt mức cao nhất là 333±19,9 mU/mg proteinvà 1.773±62,3 mU/mg protein vào ngày 35 ở nghiệm thức TĂCB. Khi so sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn lên hoạt tính của enzyme thì thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (
Nghiên cứu sự phát triển ống tiêu hóa của cá lóc (Channa striata) từ giai đoạn bột đến 35 ngày tuổi
Nghiên cứu sự phát triển về hình thái và cấu trúc mô ống tiêu hóa của cá lóc được thực hiện từ khi mới nở đến 35 ngày tuổi nhằm xác định thức ăn phù hợp cho cá lóc trong giai đoạn này. Cá bột 3 ngày tuổi được cho ăn Moina sp., đến ngày tuổi thứ 10 Moina sp. được thay thế dần bằng cá tạp, và đến ngày tuổi thứ 17 cá tạp được thay thế bằng thức ăn chế biến. Mẫu cá được thu vào buổi sáng trước khi cho ăn vào các ngày 1, 3, 5, 7, 9, 12, 15, 18, 21, 25, 30 và 35 để phân tích các biến đổi về hình thái và cấu trúc mô của ống tiêu hóa. Kết quả khảo sát cho thấy từ khi mới nở đến ngày tuổi thứ 3, ống tiêu hóa chỉ là một ống thẳng chưa phân hóa thành các phần chức năng. Ống tiêu hóa phân chia thành khoang miệng, thực quản, vùng dạ dày và ruột vào ngày thứ 5. Ruột bắt đầu gấp khúc và không bào lipid xuất hiện vào ngày thứ 7. Tuyến dạ dày xuất hiện vào ngày thứ 12 cho thấy sự hoàn thiện của ống tiêu hóa cả về hình thái và chức năng. Các biến đổi về sau chủ yếu là sự gia tăng các nếp gấp niêm mạc của ống tiêu hóa, chủ yếu là ở dạ dày và ruột sau của cá lóc..
Tuyển chọn nấm men chịu nhiệt và nghiên cứu điều kiện lên men rượu vang khóm
Mục tiêu của nghiên cứu là tuyển chọn và định danh các dòng nấm men có khả năng chịu nhiệt, chịu cồn và khảo sát các điều kiện lên men rượu vang khóm. Kết quả đã tuyển chọn được 7/23 dòng nấm men (Y8, Y32, YVN7, Y81, Y34, Y54 và Y80) có khả năng lên men tốt từ dịch khóm ở 37oC, hàm lượng ethanol sinh ra trong khoảng 4,17-7,45% (v/v). Bảy dòng này được định danh thuộc loài Saccharomyces cerevisiae (Y8, Y32, Y34, Y54, Y80 và Y81) và loài Candida glabrata (YVN7). Dòng nấm men S. cerevisiae Y8 được tuyển chọn do có khả năng lên men tốt nhất, với lượng ethanol sinh ra cao nhất ở 37oC và 40oC lần lượt là 7,45% (v/v) và 4,18 % (v/v). Điều kiện lên men rượu vang khóm thích hợp của dòng S. cerevisiae Y8 ở 37oC với thời gian lên men 5 ngày, hàm lượng đường 18,6°Brix và mật số nấm men 107 tế bào/mL, hàm lượng ethanol đạt 10,03% (v/v) với hiệu suất lên men đạt 80,85%