19 research outputs found

    TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU HẠT CAO SU

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp diesel sinh học từ một loại dầu thực vật không ăn được đó là dầu hạt cao su (RSO). Dầu hạt cao su dạng thô thường chứa nhiều chất bẩn và có hàm lượng acid béo tự do cao. Vì vậy, một quá trình gồm ba giai đoạn: xử lý sơ bộ dầu thô với methanol, ester hóa xúc tác acid và transester hóa xúc tác base đã được nghiên cứu để chuyển CRSO thành những mono?ester. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng như tỷ lệ mol (methanol/dầu), hàm lượng xúc tác, nhiệt độ và thời gian phản ứng đã được khảo sát. Chất lượng của biodiesel được đánh giá thông qua việc xác định những tính chất quan trọng như: tỷ trọng tại 15oC, độ nhớt động học tại 40oC, chỉ số acid (AV), chỉ số iot (IV), thành phần acid béo, độ bền oxi hóa (OS), hàm lượng methyl ester, ăn mòn lá đồng (50oC, 3h), chỉ số cetane (CN), hàm lượng glycerin tự do, hàm lượng glycerin tổng và hàm lượng methanol

    ĐẶC TÍNH HÌNH THÁI, DI TRUYỀN VÀ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY MEO GIỐNG CỦA NẤM BÀO NGƯ

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, 18 dòng nấm thuần đã được phân lập từ 6 mẫu nấm bào ngư tươi. Ba nhóm được xác định có hoạt tính phân giải tinh bột khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. ở mỗi nhóm có một dòng tiêu biểu được tuyển chọn để tiếp tục xác định đặc tính hình thái và di truyền, gồm ba dòng là 1.2 (TCT), 2.3 (TBT) và 5.2 (NBT). Kết quả định danh theo hình thái học và sinh học phân tử cho kết luận tương đồng, trong đó hai dòng nấm bào ngư trắng TCT và TBT thuộc loài Pleurotus floradinus, và một dòng nấm bào ngư nhật NBT thuộc loài Pleurotus cystidiosus. Dòng 1.2 (TCT) có hoạt tính phân giải tinh bột cao nhất được tuyển chọn cho thí nghiệm khảo sát điều kiện thích hợp nuôi cấy meo giống nấm bào ngư. Kết quả phân tích thống kê về mối tương tác của các tổ hợp gồm nhiệt độ, độ ẩm, và công thức môi trường cho thấy điều kiện thích hợp cho thời gian ủ làm meo giống là ở độ ẩm 57% và nhiệt độ ủ 27oC

    Phân hủy p-nitrophenol bằng kỹ thuật Fenton điện hóa sử dụng điện cực graphit dạng thanh

    Get PDF
    Quá trình xử lý p-nitrophenol bằng phương pháp Fenton điện hóa đã được tiến hành nghiên cứu với việc sử dụng catod than chì (graphit) dạng thanh và nguồn điện thế một chiều đơn giản. Ảnh hưởng của các yếu tố như điện thế của nguồn một chiều, thời gian điện phân và nồng độ Fe3+ đã được nghiên cứu chi tiết. Các kết quả cho thấy quá trình khử oxy trên điện cực graphite tạo H2O2 diễn ra khi hiệu điện thế áp vào của nguồn một chiều lớn hơn 4,0 V. Trong khi đó, quá trình khử Fe3+ thành Fe2+ diễn ra dễ dàng hơn khi chỉ cần áp hiệu điện thế lớn hơn 1,0 V. Tăng diện tích catod đã làm tăng khả năng của phản ứng khử các ion Fe3+. Khi sử dụng mô hình điện phân không màng ngăn với quá trình Fenton điện hóa để phân hủy p-nitrophenol, 90% p-nitrophenol đã được loại bỏ sau 120 phút xử lý. Vì vậy, khả năng sử dụng kỹ thuật Fenton điện hóa trong xử lý các hợp chất phenol khó phân hủy sinh học trong môi trường nước là rất tiềm năn
    corecore