308 research outputs found

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên. Số liệu khảo sát 400 học viên đang học nghề lái xe ô tô tại 7 cơ sở đào tạo ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp kiểm định KMO và Bartlett, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá và tương quan và hồi quy đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 9 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô gồm (1) Công tác tổ chức và quản lý đào tạo, (2) Cơ sở vật chất phương tiện thiết bị, (3) Năng lực đội ngũ giáo viên, (4) Quản lý tuyển sinh, (5) Quản lý tài chính, (6) Chương trình đào tạo, (7) Mục tiêu đào tạo,(8) Quản lý đội ngũ giáo viên, và (9) Quản lý dịch vụ phục vụ người học, trong đó nhân tố về công tác tổ chức và quản lý đào tạo là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất.Từ khóa: chất lượng, quản lý chất lượng, đào tạo nghề lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe ô tô, Bình Trị Thiê

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN THEO HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về đặc điểm nhân khẩu học và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên đang theo học chương trình liên kết Rennes (CTLK Rennes) và chương trình tiên tiến Sydney (CTTT Sydney) tại Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế (ĐHKT Huế). Nghiên cứu đã kết hợp phân tích hồ sơ sinh viên và khảo sát bằng bảng hỏi 206 trong tổng số 382 sinh viên đang theo học chương trình về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định theo học chương trình. Dữ liệu khảo sát đã được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, ước lượng giá trị trung bình tổng thể bằng khoảng tin cây đối xứng và kiểm định giá trị trung bình hai mẫu độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy: những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định theo học CTLK Rennes và CTTT Sydney là cơ hội du học, cơ hội học tập trong môi trường ngoại ngữ, được học với giảng viên nước ngoài và cơ hội việc làm. Từ kết quả phân tích, một số hàm ý nghiên cứu liên quan đến hoạt động tuyển sinh và đào tạo đối với các chương trình có yếu tố nước ngoài đã được thảo luận

    ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN CACBON, NITƠ VÀ NaCl ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG VÀ SINH TỔNG HỢP BACTERIOCIN CỦA CÁC CHỦNG LACTOCOCCUS PĐ14, PĐ2.9 VÀ BV20

    Get PDF
    SUMMARY THE EFFECT OF CARBON, NITROGEN SOURCES AND NaCl ON THE GROWTH  AND BIOSYNTHESIS BACTERIOCINS OF LACTOCOCCUS  STRAINS PD14, PD2.9 AND BV20 Bacteriocin production has been affected by a number of factors including media composition, such as carbon, nitrogen sources, NaCl and fermentation conditions. Bacteriocins synthesized by Lactococcus strains PD14, BV20, PD2.9 inhibit the growth of some lactic acid bacteria and especially Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis. Optimal production of bacteriocin PD14 (795 AU/ml) was recorded in MRS broth with an initial sucrose of 25 g/l, 0.1% (NH4)2HPO4 as sole nitrogen source. Bacteriocin PD2.9 was produced in MRS broth with 15 g/l sucrose and was supplemented with (NH4)2HPO4, NH4H2PO4. Bacteriocin BV20 produced in MRS broth when glucose was replaced with 20 g/l sucrose. Bacteriocin BV20 production, on the other hand, was more influenced by nitrogen content, but increased to 795 AU/ml when glucose was replaced with sucrose, or when MRS broth was supplemented four salts as NH4NO3,(NH4)2HPO4, NH4H2PO4, NH4Cl. Keywords. Bacteriocin PD14, PD2.9, BV20, carbon, nitrogen source

    ĐÁNH GIÁ CHỈ THỊ SSR VÀ HIỆN TƯỢNG THẮT CỔ CHAI Ở QUẦN THỂ DẦU MÍT (DIPTEROCARPUS COSTATUS) TRONG RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐÔNG NAM BỘ

    Get PDF
    Loài Dầu mít (Dipterocarpus costatus) là loài phân bố hẹp trong Rừng nhiệt đới núi thấp Đông Nam Bộ. Do khai thác quá mức vào những năm 1980 và 1990, cùng với nơi sống của chúng bị thu nhỏ, loài này được đưa vào Sách đỏ thế giới năm 1998 và cần được bảo vệ. Để bảo tồn loài Dầu mít, đánh giá đa dạng di truyền loài đã được điều tra trên cơ sở phân tích 9 locus microsatellite (SSR), từ 86 cá thể trưởng thành. Chín locus đều có kết quả đa hình. Tổng số 27 allele đã được ghi nhận cho tất cả locus nghiên cứu. Chỉ số băng đa hình (PIC) cho mỗi cặp mồi đa hình trung bình 0,207 (0,034-0,514) và chỉ ra mức độ đa hình thấp. Các giá trị đặc điểm của mỗi cặp mồi SSR cũng được xác định, RP (3,092), PD (0,342) và MI (0,389). Dẫn liệu chỉ mức độ đa dạng di truyền loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ thấp, số allele cho một locus là NA = 2,3, hệ số gen dị hợp tử quan sát HO = 0,131, hệ số gen dị hợp tử kỳ vọng HE = 0,147 và hệ số cận noãn cao FIS = 0,104- 0,135. Hiện tượng thắt cổ chai cũng được tìm thấy ở Rừng phòng hộ Tân Phú (Đồng Nai) và Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) (p0,01). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng cần phải bảo tồn nguồn gen loài Dầu mít ở Rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ

    ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nước ngọt phổ biến đang được nuôi và xuất  khẩu chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra giai đoạn giống. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm là: (i) ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng  và (ii) ảnh hưởng của oxy lên độ tiêu hóa của cá tra ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa (tương ứng với 2,38; 4,77 và 7,95 mgO2/l ở nhiệt độ 270C) trong bể 1m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa có tốc độ tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa đạm và năng lượng cao hơn  có ý nghĩa (p0,05). Tuy nhiên, hàm lượng glucose của cá tra khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60% bão hòa cao hơn có ý nghĩa (

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC TỔ HỢP LAI MƯỚP HƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỒNG RUỘNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Mướp hương (Luffa cylindrica) là một trong những loại rau quả phổ biến ở Việt Nam, Tuy nhiên, cây mướp hương chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của nó do hạn chế về yếu tố giống và kỹ thuật canh tác.  Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành  đánh giá 9 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng để chọn ra được các tổ hợp lai có năng suất cao, chất lượng tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các tổ hợp lai: M 3, M 4, M 5, M 6, M 7 và M 8 cho năng suất thực thu cao trên 20 tấn/ha, cao nhất là M 7 đạt 23,3 tấn/ha. Chất lượng quả của các tổ hợp lai M 1, M 4, M 5 và M 8 tốt nhất với đặc điểm quả thơm trước và sau khi nấu. Cần tiếp tục nghiên cứu các tổ hợp lai trong nhiều vụ và chân đất khác nhau nhằm đánh giá tốt tiềm năng của các tổ hợp lai để áp dụng vào thực tế sản xuấ

    NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Cu2+ CỦA TRO BAY PHẢ LẠI BIẾN TÍNH

    Get PDF
    Tro bay Phả Lại (FA) được biến tính hóa học bằng dung dịch HCl và NaOH 2M ở 50 oC trong 24 giờ. Kết quả cho thấy tro bay biến tính bằng NaOH (FA-NaOH) có diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp lớn hơn rất nhiều so với tro bay thô và tro bay biến tính bằng HCl (FA-HCl). Đồng thời ảnh FE-SEM cũng chứng tỏ sau khi biến tính bằng NaOH, những hạt tro bay với hình dạng cầu, trơn nhẵn đã trở nên nhám, sần sùi, điều này không quan sát thấy trong trường hợp FA-HCl. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ cation Cu2+ trong nước đã chỉ ra rằng FA-NaOH có hiệu suất tách loại tăng lên đáng kể, với dung dịch chứa 300 mg/L Cu2+, giá trị này tăng từ 1,05 % lên tới 82,05 %. Khả năng hấp phụ tăng theo pH dung dịch và đạt cân bằng rất nhanh, chỉ sau 15 phút. Các số liệu hấp phụ Cu2+ trên vật liệu FA-NaOH tuân theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir, dung lượng hấp phụ cực đại đạt 80 mg/g

    Ảnh hưởng của thức ăn khởi đầu đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của gà thịt Lương Phượng thương phẩm

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn (TĂ) khởi đầu (Vistart B) đến khả năng sinh trưởng và đáp ứng miễn dịch của gà thịt thương phẩm. Tổng số 244 con gà mái Lương Phượng được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố vào hai nghiệm thức: (1) gà được cho ăn TĂ thương mại trong suốt thời gian thí nghiệm và (2) gà được cho ăn Vistart B từ 1 đến 7 ngày tuổi, sau đó gà được cho ăn cùng một loại TĂ thương mại như lô đối chứng. Kết quả cho thấy ở giai đoạn từ 1 đến 7 ngày tuổi, gà ăn Vistart B có tiêu thụ TĂ thấp hơn và hệ số chuyển hóa TĂ tốt hơn gà ăn TĂ đối chứng (P 0,05). Tóm lại, TĂ Vistart B đã cải thiện hiệu quả sử dụng TĂ của gà trong 7 ngày đầu sau khi nở và làm tănng HGKT kháng vi rút Gumboro của gà thịt Lương Phượng nhưng nó chưa ảnh hưởng rõ lên khả năng sinh trưởng của gà trong toàn giai đoạn

    Xúc tác trên cơ sở kim loại trong phản ứng epoxy hoá dầu đậu nành

    Get PDF
    An epoxidation of vegetable oil is an oxidation reaction of double bond in the presence of catalysts, wherein hydrogen peroxide is commonly used as the oxidant. Depending on catalyst, the reaction is carried out via different methods. The conventional epoxidation of vegetable oils catalyzed by liquid inorganic acids have several drawbacks, including: the reaction time is long; it is very difficult to control side reactions; the yield of reaction is relatively low. On the contrary, the reaction using metal-based catalysts can overcome such disadvantages. Those catalysts which based on various metals such as Mo, Ti, Co, Ni, Pt, Fe, and W... are used for the epoxidation of alkenes and fatty esters by many scientists in the world. Some preliminary results on the epoxidation of soybean oil over tungsten-based catalyst have been reported in this paper. The successful epoxidation of the soybean oil was confirmed by the FTIR analysis. The effects of the H2O2 oxidant as well as tungstate concentration on the epoxidation process were investigated by determining the epoxy content of the obtained products. The yield and double bond conversion of the reaction are also studied in order to evaluate the efficiency of the catalyst. After 1 hour of reaction, 90.31÷90.39 % of double bonds was disappeared, 91.14÷91.56 % of which were converted to epoxy groups, therefore the yield of the reaction was between 82.31÷82.76 %. Those results indicated that using the metal-based catalyst was considerably minimized side reactions

    Nghiên cứu hoạt hóa bùn đỏ bằng axit sulfuric và khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI)

    Get PDF
    In this study, the red mud from Alumina Tan Rai Plant (M0) is activated by 2 M H2SO4 solution with the ratio of liquid/solid was 1 ml/g (M1) and 2 ml/g (M2). SEM analysis demonstrated the similar morphologies of the three samples, but BET results showed an increase of specific surface area after acid activation. EDX analysis indicated the significantly decrease of the Al, Na and Si contains after activation. Adsorption characteristics of Cr(VI) on red mud surface were investigated in bath, changing various factors such as pH, contact time and Cr(VI) concentration. The results showed that adsorption capacity of activated red mud was much higher than raw red mud, the best removal efficiency obtained at pH 5.6, the adsorption approache the equilibrium after 60 minutes, and the Freundlich isotherm model fits well this process
    corecore