444 research outputs found

    Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Việt Nam

    Get PDF
    Kết quả ước lượng dựa trên số liệu điều tra năm 2013 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy vốn vay được từ các ngân hàng và số lượng lao động có tác động cùng chiều đến đầu tư của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNSNNVV). Ngược lại, giá trị tài sản cố định và nhân tố cạnh tranh của DNSNNVV ảnh hưởng nghịch chiều với đầu tư. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhân tố lợi nhuận, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp (DN), kinh nghiệm và các loại hình DN hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn không có tác động đến quyết định đầu tư. Chỉ riêng DN cổ phần có tác động tích cực đến việc đầu tư

    KHảO SáT ĐặC ĐIểM SINH TRƯởNG, Sự RA HOA Và PHáT TRIểN TRáI NHãN E-DOR (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) TạI HUYệN CHÂU THàNH, TỉNH ĐồNG THáP

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm ra đọt, ra hoa và phát triển trái nhãn E-Dor. Thí nghiệm được thực hiện trên 10 cây nhãn E-Dor 5 năm tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010. Kết quả cho thấy mô?i đơ?t đo?t nha?n pha?t triê?n trung bi?nh tư? 40-43 nga?y, thời gian phát triển đợt đọt sau có khuynh hướng dài hơn đợt đầu. Có sự lệch pha về thời gian nhận phấn và tung phấn của hoa lưỡng tính và hoa đực khoảng ba giờ. Hoa lưỡng tính nhận phấn từ 6 giờ sáng trong khi hoa đực tung phấn từ 9 giờ. Trên một phát hoa hoa lưỡng tính và hoa đực nở tập trung không cùng lúc. Hoa lưỡng tính nở làm hai đợt, đợt một tập trung trong 9 ngày đầu sau khi hoa nở và đợt hai từ 12-18 ngày, trong khi hoa đực bắt đầu nở từ ngày thứ năm và tập trung cao nhất ở ngày thứ 10-11. Từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 126 ngày, trái nhãn E-Dor tăng trưởng vỏ và hạt trước, đạt tốc độ tối đa ở 70-84 ngày sau khi đậu trái, sau đó mới tăng trưởng cơm và khối lượng trái cho đến khi thu hoạch, tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn này từ 98-112 ngày

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN KHÔ HẠN VÀ BIỆN PHÁP PHỦ LIẾP LÊN SỰ RA HOA MÙA NGHỊCH DÂU HẠ CHÂU (BACCAUREA RAMIFLORA LOUR.) TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

    Get PDF
    Nghiên cứu đươ?c thư?c hiê?n nhă?m xác định thời gian xiết nước tạo khô hạn trong điều kiện có phủ liếp và không phủ liếp lên sự ra hoa mùa nghịch cây dâu Hạ Châu. Thí nghiệm được thực hiện trên cây dâu Hạ Châu 8 năm tuổi tại huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2011. Thí nghiệm thừa số 2 nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Nhân tố thứ nhất là thời gian xiết nước (20, 30 và 40 ngày) trong điều kiện có phủ liếp và không có phủ liếp bằng màng phủ nông nghiệp (nhân tố thứ hai). Kết quả cho thấy xiết nước từ 20 đến 40 ngày làm cây dâu Hạ Châu rụng lá từ 38%- 48%, giảm hàm lượng giberellin trong lá, giảm đạm tổng số cũng như tỷ số C/N, làm cho cây dâu ra hoa mùa nghịch, tỷ lệ ra hoa cao (>80%), tăng khối lượng chùm trái nhưng không ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Phủ liếp trước khi xiết nước 20 ngày làm tăng số hoa trên phát hoa, tỷ lệ đậu trái, khối lượng chùm trái nhưng nếu xiết nước đến 30-40 ngày thì biện pháp phủ liếp không có hiệu quả

    TÍNH TOÁN UỐN VÀ DAO ĐỘNG TẤM COMPOSITE GẤP NẾP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN

    Get PDF
    SUMMARY BENDING AND VIBRATION ANALYSES OF FOLDED COMPOSITE PLATE BY FEM This paper presented an analysis of static and free vibration of laminated composite folded plate using finite element method, based on the first order shear deformation theory. In this analysis, a sixth drilling degree of freedom (DOF) () corresponding to the rotation about the z axis is added to the existing 5 DOF system (,,,,). The effects of fibbers orientation, crank angles (folding angle) on the deflections, on natural frequencies of folded plate structures were determined. The present results have been compared with published one (where available). It is shown that concordance between the two sets of results. Keyword. folded composite plate, finite element method, folded plate element, Mindlin theory, static and dynamic analysis, mode shar

    ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH NỀN ĐÊ SÔNG HỒNG KHU VỰC HÀ NỘI VÀ CÁC TAI BIẾN ĐỊA CHẤT LIÊN QUAN

    Get PDF
    Geological engineering characteristic of Red River dyke basement in Hanoi and concerning geological hazardsSeries of problems of infiltration and seepage deformation, as well as slope failure of river band and dike of Red River in Hanoi has made the administators and people to be fearful. In history, dike breaks have occurred in many places, influencing on the social-economic situation of the region. The major cause of the above geological hazards isengineering geological conditions of the dyke foundation. This paper presents analysis on the formation and geological engineering properties of the Quaternary sediment near Red River, especially dyke foundation in Hanoi. Simultaneously, the paper have marked out some of the geological hazards such as infiltration, seepage deformation in the flood, dyke slope slide, settle of the dyke surface and the cracks extend from dyke to the river bank. These information are useful tothe administrator to defend dyke in flood season

    NGHIÊN CỨU HIỆU CHỈNH PHÂN CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Công tác dự báo cháy rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý cháy rừng ở từng địa phương. Việc sử dụng phương pháp dự báo bằng các số liệu, thông tin thời tiết, khí hậu của nhiều năm về trước cho thấy các phương pháp vẫn tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp và bất cập với tình hình thực tiễn cháy rừng hiện nay. Kết quả nghiên cứu đã hiệu chỉnh lượng mưa ý nghĩa phục vụ công tác dự báo cháy rừng từ ao = 6mm (mức chỉ số trước đây hiện đang áp dụng tại tỉnh Quảng Bình) lên ao = 7mm – 8mm. Thang phân cấp dự báo cháy rừng trong đó các chỉ số dự báo và khoảng cách các cấp đã được hiệu chỉnh được sử dụng nhằm tăng độ chính xác, nâng cao hiệu quả công tác quản lý cháy rừng ở địa phương

    ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA LOÀI THIÊN MÔN CHÙM (ASPARAGUS RACEMOSUS WILD.) TẠI TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Thông qua các thông số về hình thái lá, hoa, quả, và rễ củ, các tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus). Mặt khác, để tăng độ tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc phân tử của loài thực vật này để xác định các thông số về di truyền học thực vật gồm (1) Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự ITS1, mẫu phân tích (Analysis sample-AS) xếp gọn giữa taxa Asparagus racemosus GU474426 và taxa A. racemosus KR215620 đã được công bố trên GenBank với độ tin cậy (bootstrap) 99%; mẫu AS và taxa Asparagus cochinchinensis JN171595 và taxa A. cochinchinensis JN171599 xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau; (2) Trong cây phả hệ vùng trình tự matK, mẫu AS xếp chung nhóm với loài Asparagus rcemosus KR215620 với độ tin cậy (bootstrap) 64%; mẫu AS và loài Asparagus cochinchinensis xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau. Như vậy, loài thực vật thuộc chi Măng tây phân bố tự nhiên tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.).Từ khóa: Thiên môn chùm, cấu trúc phân tử, Gia Lai, Việt Na

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHÁY RỪNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
     Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất. Nghiên cứu đã sử dụng kênh nhiệt tháng 4 năm 2003 và 2016 của ảnh Landsat để tính toán nhiệt độ bề mặt đất ở tỉnh Quảng Bình thông qua độ phát xạ. Phương pháp này thay thế việc sử dụng một hệ số phát xạ chung cho toàn khu vực của các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được so sánh, kiểm chứng với kết quả nhiệt độ bề mặt đất tính theo phương pháp sử dụng hệ số phát xạ chung cho các đối tượng điển hình để đánh giá độ chính xác. Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi và ngưỡng nhiệt độ bề mặt khu vực nghiên cứu có sự biến đổi đáng kể năm 2016 so với năm 2006. Nghiên cứu là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp thích ứng và ứng phó nhằm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu tác động lên khu vực, đặc biệt là trong công tác phòng cháy, theo dõi và giám sát cháy rừng

    Phân lập và bước đầu đánh giá hiệu quả của thực khuẩn thể trong phòng trừ bệnh thối gốc lúa do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi

    Get PDF
    Có 35 dòng thực khuẩn thể (TKT) và 14 chủng vi khuẩn Erwinia chrysanthemi  được phân lập trên 59 mẫu bệnh thối gốc lúa, phân bố ở 4 tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang và Sóc Trăng. Việc đánh giá khả năng ký sinh của các dòng TKT cho thấy 8 dòng thực khuẩn thể ΦEchST19a, ΦEchCT12, ΦEchKG3b, ΦEchKG5a, ΦEchKG8b, ΦEchKG11b, ΦEchST19b và ΦEchST22 có khả năng ký sinh nhiều chủng vi khuẩn, và 7 chủng vi khuẩn E. chrysanthemi EchCT5, EchCT12, EchST20, EchKG4,  EchKG5, EchKG7, EchKG8 mẫn cảm với tất cả các dòng TKT được phân lập, trong đó chủng EchCT12 là chủng có khả năng gây hại cao hơn các chủng còn lại khi thực hiện lây bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà lưới. Khảo sát khả năng thực khuẩn của 8 dòng TKT trên chủng vi khuẩn EchCT12 cho thấy, dòng TKT ΦEchKG8b cho đường kính phân giải vi khuẩn cao nhất. Trong thí nghiệm đánh giá 4 nồng độ thực khuẩn thể áp dụng (105; 106; 107 và 108 pfu/ml) trong phòng trị bệnh thối gốc lúa ở điều kiện nhà lưới thì các nồng độ 106; 107 và 108 pfu/ml thể hiện hiệu quả giảm bệnh, trong đó nồng độ 108 pfu/ml cho hiệu quả cao nhất
    corecore