16 research outputs found

    THAO TÁC HÓA QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC

    No full text
    Manipulations in Processs of Building and Designing Teaching Plans for Integrated Topics under the New Science Curriculum in Elementary School The new Science curriculum at the Primary Level built on an integrated perspective, teachers are proactive and flexible in the selection of integrated content to suit the students’ level and achieve the minimum goal of the subject program. The purpose of the paper is to establish manipulations in the process of building and designing integrated topics teaching plans in Elementary school's Science. On the basis of analyzing, synthesizing and evaluating a number of studies related to the construction of domestic and international integrated topics, we proposed the process of building and designing integrated topic teaching plans. It consists of 5 steps in 2 phases and is concretized through 11 small steps to contribute more favorable conditions for primary teachers to actively build integrated topics in teaching Science. Implications for further studies were also suggested.Chương trình mới môn Khoa học ở Cấp Tiểu học được xây dựng theo quan điểm tích hợp, giáo viên được chủ động và linh hoạt trong quá trình lựa chọn nội dung tích hợp sao cho phù hợp với trình độ học sinh và đạt được mục tiêu tối thiểu của chương trình môn học. Mục đích của bài báo là thao tác hóa quy trình xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp môn Khoa học ở tiểu học. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá một số nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng chủ đề tích hợp trong nước và quốc tế, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp gồm 5 bước trong 2 giai đoạn và được cụ thể hóa qua 11 thao tác nhỏ nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên tiểu học chủ động xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học. Các hàm ý cho các nghiên cứu tiếp theo cũng được đề xuất trong bài báo này

    ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU

    Get PDF
    Kết quả nghiên cứu thành phần loài cá phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu năm 2008 đã phát hiện 239 loài cá thuộc 146 giống, 68 họ, 18 bộ. Bộ cá Vược (Perciformes) với 126 loài (chiếm 52,72%); Bộ cá Trích (Clupeiformes) 27 loài (11,29%); Bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) 18 loài (7,53%); Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) 12 loài (5,02%); Bộ cá Đối (Mugiliformes) 9 loài (3,76%); Bộ cá Chình (Anguilliformes) 8 loài (3,35%); Bộ cá Nheo (Siluriformes) 8 loài (3,35%); Các Bộ cá còn lại có từ 1 đến 6 loài

    Tác động của xâm nhập và thiên tai lên các mô hình canh tác nông - lâm nghiệp vùng U Minh Hạ

    Get PDF
    Những năm gần đây, sự thay đổi xâm nhập mặn diễn ra ngày càng khó đoán ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm lập bản đồ và đánh giá tác động của xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp thích ứng hiệu quả canh tác lâm – nông nghiệp. Độ mặn được đo ở 136 điểm kết hợp với phỏng vấn, đánh giá nhanh (PRA) 120 hộ dân về hiện trạng canh tác, lịch thời vụ, tác động XNM và rủi ro thiên tai của các mô hình canh tác 2 vụ lúa, tôm - lúa, tràm và keo lai tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau trong 3 năm (2018 – 2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy XNM và các rủi ro thiên tai xảy ra năm 2020 nghiêm trọng hơn năm 2018 và 2019. Giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và chịu phèn; lịch trình gieo sạ vụ hè thu trễ hơn 1 tháng để thích ứng với XMN được áp dụng ở mô hình lúa 2 vụ. Người dân nuôi tôm sú để thích ứng với môi trường có nồng độ mặn cao, tôm thẻ ở độ mặn thấp, bỏ vụ lúa khi XNM xảy ra nghiêm trọng ở mô hình tôm - lúa. Trong khi đó, tràm và keo lai được trồng vào cuối mùa mưa để đảm bảo đất trồng được rửa phèn, mặn và đủ độ ẩm nhằm tăng tỉ lệ sống cây con
    corecore