6 research outputs found

    Khảo sát quy trình khử trùng mẫu, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nồng độ môi trường agar lên sự hình thành mô sẹo rong Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty (Rhodophyta) trong điều kiện in vitro

    Get PDF
    Objective of this study was to ascertain the optimum condition for callus induction of K. alvarezii (Doty) in vitro such as to determine the explants sterilization process, the effect of intensity of light and the concentration of agar. Fresh thalli treated with 0.5% - 1% detergent for 5 mins followed by 0.5% - 1% betadine for 2 – 3 mins and incubated with 0.5% - 1% broad spectrum antibiotic mixture in PES medium for 1 day produced 95 – 98% bacteria free healthy explants.  Two independent experiments with light intensity and agar contentration of the environment were carried out at 5 different levels of 0, 5, 25, 50, 70 µmol photon.m2.s-1 and 9 agar concentrations of 0.5%, 0.75%; 1.0%, 1.25%, 1.5%, 1.75%, 2.0%, 2.5%, 3.0%. The highest callus induction rate was (96 ± 3.5 – 98 ± 2.1%) at 5 - 25 µmol photon.m-2.s-1 and (87 ± 5.8% – 90 ± 5.0%) in 1% - 3% agar concentration after 2 weeks of explants. The highest callus living rate was 98% at the light intensity of 25 µmol photon.m-2.s-1 and (75 ± 5.7 – 84 ± 1.1%) in 0.75 – 1.5% agar concentration after 2 months of explants. The highest callus re-induction rate was 50 – 55% at the light intensity of 5 – 25 µmol photon.m-2.s-1 and 60 – 65% in 1 – 1.5% agar concentration. Callus was not observed in dark condition (0 µmol photon.m-2.s-1). These calluses, that were strong, big and had filamentous type, will be a good material for the next production stage of embryonic callus production and seedling regeneration from micropropagules.Mục đích của nghiên cứu là xác định điều kiện tối ưu lên sự hình thành mô sẹo của rong sụn Kappaphycus alvarezii (Doty) trong điều kiện in vitro như: quy trình khử trùng mẫu, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ môi trường agar. Kết quả rong được khử trùng với 0,5% - 1% chất tẩy rửa trong thời gian 5 phút, kết hợp với 0,5% - 1% betadine trong thời gian 2 – 3 phút, cuối cùng xử lí với 0,5% - 1% kháng sinh phổ rộng trong thời gian 1 ngày thu được hơn 95 – 98 % mẫu rong vô khuẩn. Hai thí nghiệm độc lập được bố trí với ánh sáng và hàm lượng agar trong môi trường thạch, ở 5 mức ánh sáng (0, 5, 25, 50, 70 µmol photon/m2/s) và ở 9 mức nồng độ agar (0,5%; 0,75%; 1,0%, 1,25%, 1,5%, 1,75%, 2,0%, 2,5%, 3,0 %). Kết quả tỷ lệ hình thành mô sẹo cao nhất là (96 ± 3,5 – 98 ± 2,1%) ở 5 - 25 µmol photon/m2/s và (87 ± 5,8% – 90 ± 5,0%) ở nồng độ agar 1% - 3% sau 2 tuần cấy mô. Tỷ lệ sống của mô sẹo cao nhất (98%) ở cường độ ánh sáng 25 µmol photon/ m2/s và ở nồng độ agar 0,75 – 1,5% là (75 ± 5,7 – 84 ± 1,1%) sau 2 tháng cấy mô. Tỷ lệ tái sản xuất mô sẹo cao nhất là 50 – 55% ở cường độ ánh sáng 5 – 25 µmol photon.m-2.s-1 và 60 – 65% ở nồng độ agar 1 – 1.5%. Không có mô sẹo hình thành ở điều kiện tối (0 µmol photon/m-2/s). Những mô sẹo phát triển tốt, có dạng sợi, cụm mô to sẽ là vật liệu tốt để làm những thí nghiệm tiếp theo ở công đoạn sản xuất phôi mô sẹo và tái sinh cây con từ phôi mô sẹo

    ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH NHÂN GIỐNG RONG MƠ - SARGASSUM POLYCYSTUM C. AGARDH TỪ HỢP TỬ

    Get PDF
    Increasing the growth of germlings and decreasing fouling algae are two main constraints for the seedling production of Sargassum in laboratory condition. These results indicate that the growth of germlings was best in nutrient concentration of NaNO­­3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L and photon irradiance of 510 µmol photon/m2/s. During the experiment, fouling was controlled by degration of photon irradiance. Seedlings of  0.2cm length could be achieved after 2 month of tank culture. However, seedlings of 2 cm length could be achieved after 4,5 month of tank culture from seedlings of 0.2 cm  length. These results indicate that the growth of seedling was low during their nursery cultivation stage at laboratory. Therefore, successful cultivation in nursery stage is essential for field conduction.Sự gia tăng tốc độ phát triển của cây giống và giảm rong tạp là hai khó khăn chính trong quá trình sản xuất giống rong Mơ trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy hàm lượng dinh dưỡng NaNO­­3 : KH2PO4= 4 : 0,4 mg/L và mức ánh sáng 510 µmol photon/m2/s tốt cho sự phát triển của cây rong Mơ con. Trong thí nghiệm, rong tạp cũng được hạn chế bằng cách giảm cường độ ánh sáng. Cây giống đạt chiều cao 0,2 cm sau 2 tháng nuôi cây con từ hợp tử và cây giống đạt chiều cao 2 cm sau 4,5 tháng nuôi trong bể từ cây con có chiều cao 0,2 cm. Kết quả cho thấy, sự phát triển của cây con trong giai đoạn ươm giống từ 0,2 đến 2 cm trong phòng thí nghiệm là rất thấp. Vì lẽ đó, để có giống đáp ứng được tiêu chuẩn cây giống sau thời gian ươm cần thiết phải tiến hành ươm giống ngoài tự nhiên
    corecore