18 research outputs found
SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI DUROC × [LANDRACE × (PIETRAIN × VCN–MS15)] VÀ PIETRAIN × [LANDRACE × (DUROC × VCN–MS15)] NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của 2 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn để theo dõi sinh trưởng của 32 con lợn lai 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai nói trên (16 cá thể/tổ hợp lai). Lợn được nuôi cá thể trong chuồng hở và được ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng. Khi kết thúc thí nghiệm, 6 cá thể lợn/1 tổ hợp lai với khối lượng 80–87 kg được giết mổ để đánh giá sức sản xuất thịt. Kết quả cho thấy lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi từ 60–160 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tương ứng 651,30 và 722,50 g/con/ngày (p < 0,001); hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,63 và 2,53 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ móc hàm là 79,27 và 78,76 %; tỷ lệ thịt xẻ là 71,92 và 71,99 % và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 58,60 và 59,29 % (p > 0,05). Kết quả trên cho thấy 2 tổ hợp lợn lai nghiên cứu có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sản xuất thịt cao. Cần khuyến cáo để đưa vào sản xuất.Từ khóa: sinh trưởng, sức sản xuất thịt, Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)], Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)
NGHIÊN CỨU TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE eltA CỦA E. COLI GÂY TIÊU CHẢY Ở LỢN
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành công gene eltA mã hóa cho tiểu đơn vị A độc tố LT của vi khuẩn E. coli trong tế bào khả biến E. coli BL21 (DE3). Đoạn gene eltA phân lập từ ADN tổng số của E. coli thu được từ mẫu phân lợn tiêu chảy có kích thước 798 bp, tương đồng 99 % với trình tự gene được công bố trên ngân hàng Gene (mã số: K01995.1), trong đó phần gene mã hóa cho tiểu đơn vị A của độc tố LT (LT-A) có kích thước 777 bp, mã hóa chuỗi polypeptide dài 258 amino aicd, tương đồng 98 % với chuỗi polypeptide được công bố trên GenBank (mã số: AAA24685.1). Phân tích điện di SDS cho thấy protein dung hợp 6xHis-LT-A có khối lượng phân tử khoảng 30 kDa.Từ khóa: eltA, LT, độc tố không chịu nhiệt, E. col
TẠO DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE MÃ HÓA KHÁNG NGUYÊN RHOPTRY-ASSOCIATED PROTEIN-1 CỦA BABESIA BOVIS TRONG ESCHERICHIA COLIBL21 (DE3)
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tạo dòng và biểu hiện thành công đoạn gene mã hóa kháng nguyên Rhoptry-Associated Protein (RAP-1) của Babesia bovis phân lập từ mẫu máu bò thu thập tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoạn gene mã hóa cho kháng nguyên RAP-1 được tạo dòng và gắn vào plasmid pGEX-4T-1, sau đó biến nạp vào chủng Escherichia coli BL21 (DE3). Kết quả cho thấy đoạn gene mã hóa kháng nguyên RAP-1 có chiều dài 300 bp, mã hóa chuỗi polypeptide dài 100 axit amin, tương đồng 99% so với đoạn gene mã hóa cho RAP-1 đã được công bố trên GenBank (LC157851). Kết quả điện di trên SDS-PAGE cho thấy protein dung hợp GST-RAP-1 có khối lượng phân tử khoảng 38kDa.Từ khóa: Babesia bovis, RAP-1, pGEX-4T-1, E. coli BL21, tạo dòng, Thừa Thiên Huê
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI BA GIỐNG NGOẠI PIETRAIN X (LANDRACE x YORKSHIRE) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) được nuôi bằng thức ăn công nghiệp trong trang trại ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) được nuôi thịt bằng các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Proconco có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14 % và mật đ̣ộ năng lượng trao đ̉ổi thứ tự là 3100, 3000 và 3000 Kcal/kg thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng của lợn 16 – 30 kg, 31 - 60 kg và 61 kg - xuất chuồng cho tăng trọng nhanh: 694,38 g/ngày, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp: 2,45 kg và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao, đạt 62,45%. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) nuôi thịt bằng thức ăn công nghiệp trong trang trại ở Thừa Thiên Huế có sức sản xuất thịt tốt, tỷ lệ nạc cao, có thể phát triển ra sản xuất. Từ khóa: Lợn lai, Pietrain x (Landrace x Yorkshire), sinh trưởng, chất lượng thịt xẻ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI BA GIỐNG NGOẠI PIETRAIN X (LANDRACE x YORKSHIRE) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) được nuôi bằng thức ăn công nghiệp trong trang trại ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) được nuôi thịt bằng các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Proconco có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14 % và mật đ̣ộ năng lượng trao đ̉ổi thứ tự là 3100, 3000 và 3000 Kcal/kg thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng của lợn 16 – 30 kg, 31 - 60 kg và 61 kg - xuất chuồng cho tăng trọng nhanh: 694,38 g/ngày, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp: 2,45 kg và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao, đạt 62,45%. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) nuôi thịt bằng thức ăn công nghiệp trong trang trại ở Thừa Thiên Huế có sức sản xuất thịt tốt, tỷ lệ nạc cao, có thể phát triển ra sản xuất. Từ khóa: Lợn lai, Pietrain x (Landrace x Yorkshire), sinh trưởng, chất lượng thịt xẻ
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI BA GIỐNG NGOẠI PIETRAIN X (LANDRACE x YORKSHIRE) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) được nuôi bằng thức ăn công nghiệp trong trang trại ở Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) được nuôi thịt bằng các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Proconco có hàm lượng protein thô 18%, 16%, 14 % và mật đ̣ộ năng lượng trao đ̉ổi thứ tự là 3100, 3000 và 3000 Kcal/kg thức ăn tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng của lợn 16 – 30 kg, 31 - 60 kg và 61 kg - xuất chuồng cho tăng trọng nhanh: 694,38 g/ngày, chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp: 2,45 kg và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao, đạt 62,45%. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) nuôi thịt bằng thức ăn công nghiệp trong trang trại ở Thừa Thiên Huế có sức sản xuất thịt tốt, tỷ lệ nạc cao, có thể phát triển ra sản xuất. Từ khóa: Lợn lai, Pietrain x (Landrace x Yorkshire), sinh trưởng, chất lượng thịt xẻ
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC BÃ BIA TƯƠI TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI DUROC x (PIETRAIN x MÓNG CÁI)
Ảnh hưởng của các mức bã bia tươi trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) đã được đánh giá trong nghiên cứu này. Tổng số 24 lợn Duroc x (Pietrain x Móng Cái) 60 ngày tuổi đồng đều về khối lượng (17-18 kg/con) được bố trí ngẫu nhiên vào 4 lô thí nghiệm với 3 lần lặp lại. Lợn ở các lô được ăn tự do các khẩu phần có mức bã bia 0% (thức ăn công nghiệp), 12, 24 hoặc 36% vật chất khô (DM). Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần ở các lô tương đương nhau có hàm lượng protein thô 20%, 18% và 16% tương ứng với 3 giai đoạn sinh trưởng 15-30 kg, 31-60 kg và 61 kg - xuất chuồng, năng lượng trao đổi 3200 - 3400 Kcal/kg DM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợn lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) được nuôi thịt bằng các khẩu phần thức ăn tự phối trộn với mức bã bia tươi 12, 24 và 36% DM có tốc độ sinh trưởng giảm dần thứ tự là: 631, 567, 476 g/ngày và thấp hơn lô đối chứng (751 g/ngày) (P<0,05). Tốc độ sinh trưởng của lợn ăn khẩu phần có tỷ lệ bã bia 12, 24% DM cao hơn lô 36% (P<0,05). Việc sử dụng bã bia tươi trong khẩu phần của lợn thịt có xu hướng cải thiện tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ và làm tăng hiệu quả kinh tế/đồng vốn đầu tư. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức bã bia tươi 12-24% DM trong khẩu phần lợn của lai Duroc x (Pietrain x Móng Cái) nuôi thịt cho tăng trọng khá, cải thiện tỷ lệ nạc và nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI F1(PIETRAIN x MEISHAN) VÀ F1(DUROC x MEISHAN) NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC CÔNG NGHIỆP TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và sức sản suất thịt của tổ hợp lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) theo phương thức chăn nuôi công nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được tiến hành trên 28 con lợn 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) và được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 2 nghiệm thức, 14 lần lặp lại/nghiệm thức (n). Lợn được cho ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh Cargill có hàm lượng protein thô 18% và 16%, mật độ năng lượng trao đổi 3100 Kcal/kg và 3075 Kcal/kg thức ăn cho 2 giai đoạn sinh trưởng tương ứng 17-30 kg, 31- giết thịt (80-90 kg). Kết thúc thí nghiệm 6 lợn/1 tổ hợp lai có khối lượng 80-90 kg được giết mổ để đánh giá sức sản xuất thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh trưởng và sức sản suất thịt của cả 2 tổ hợp lai trong giai đoạn 60 - 165 ngày tuổi là khá cao và tương đương nhau. Lợn lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) lần lượt có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình 607,50 và 601,00 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,60 và 2,62 kg/kg tăng trọng; về phẩm chất thịt xẻ: tỷ lệ móc hàm tương ứng 76,73 và 75,08 %, tỷ lệ thịt xẻ 69,08 và 68,30%, độ dày mỡ lưng ở vị trí P2 là 2,10 cm và 2,16 cm, diện tích mắt thịt 39,02 và 33,33 cm2 và tỷ lệ nạc 51,76% và 51,16% (P>0,05). Kết quả trên cho thấy tổ hợp lai F1(Pietrain x Meishan) và F1(Duroc x Meishan) là những tổ hợp có triển vọng và cần được khuyến cáo đưa vào sản xuất
Persistence and leaching of the residual herbicides S-Metolachlor and imazaquin associated to Paraquat or Glyphosate
A associação de herbicidas dessecantes com residuais tem sido comum entre os agricultores no manejo das áreas sob semeadura direta. Essa prática permite dessecar a cultura de inverno que vai ser utilizada como cobertura morta e também evitar a reinfestação de ervas na cultura de verão durante parte de seu ciclo. Os objetivos deste trabalho foram avaliar a persistência e a lixiviação no solo dos herbicidas residuais S-metolachlor e imazaquin quando aplicados simultaneamente ou seqüencialmente aos herbicidas dessecantes paraquat e glyphosate. A presença do herbicida dessecante afeta a persistência do herbicida residual quando aplicado sobre cobertura vegetal. Não há diferença entre aplicação em associação e seqüencial do herbicida não seletivo na persistência do Smetolachlor e imazaquin. A persistência do imazaquin é maior em relação a do S-metolachlor, independente do herbicida dessecante utilizado. A persistência do Smetolachlor é maior na presença do paraquat, do que na presença de glyphosate. Contrariamente, a persistência do imazaquin é maior na presença do glyphosate, do que na presença do paraquat. A lixiviação dos herbicidas residuais não foi afetada pela presença do herbicida dessecante e pelo tipo de aplicação. A lixiviação do herbicida S-metolachlor é maior em relação ao imazaquin. A concentração bioestimada em solo coletado aos 21 dias após a aplicação foi máxima aos 18 cm de profundidade para o S-metolachlor e entre 2 e 8 cm de profundidade para o imazaquin.The association between non-selective and residual herbicides is a common practice among the farmers as a field management in no-tillage areas. This practice allows the control of winter crop that will be used as cover crop and to avoid weed reinfestation during part of the summer crop cycle. The objectives of this work were to evaluate the persistence and soil leaching of the residual herbicides S-metolachlor and imazaquin when applied simultaneously or in sequence to non-selective herbicides paraquat and glyphosate. The presence of non-selective herbicides affects the persistence of the residual herbicide when applied on cover crop. There is no difference between associated and sequential application of the non-selective herbicides on the persistence of S-metolachlor and imazaquin herbicides. The persistence of imazaquin is longer when compared to the persistence of Smetolachlor, independent of the non-selective herbicide applied. The persistence of S-metolachlor is longer in the presence of paraquat when compared to glyphosate. Conversely, the persistence of imazaquin is greater in the presence of glyphosate, when compared to paraquat. The residual herbicide leaching was not affected by the presence of non-selective herbicides or application type. The S-metolachlor herbicide leaching is greater when compared to imazaquin. The bioavailable concentration in soil collected 21 days after the application was highest at 18 cm depth for Smetolachlor and between 2 - 8 cm depth for imazaquin