15 research outputs found

    ÁP DỤNG CÁC CHỈ SỐ Ô NHIỄM ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM Cu, Pb, Cd VÀ Zn TRONG TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Kết quả tính toán các chỉ số ô nhiễm để đánh giá mức độ nhiễm bẩn trầm tích bởi từng kim loại riêng lẻ (CF) cũng như tổng các kim loại (CD) tại 10 điểm lấy mẫu khác nhau cho thấy, trầm tích bề mặt đầm Cầu Hai đang ở mức ô nhiễm thấp đến mức ô nhiễm trung bình gây ra bởi từng kim loại riêng lẻ cũng như tổng tác động của các kim loại. Bên cạnh đó, các chỉ số rủi ro sinh thái cũng đã được áp dụng để đánh giá rủi ro sinh thái gây ra bởi sự ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích bề mặt tại các điểm lấy mẫu trên. Kết quả tính toán cho thấy, rủi ro sinh thái gây ra bởi Cd trong trầm tích bề mặt đang ở mức rủi ro thấp cho đến mức rủi ro trung bình, trong khi rủi ro sinh thái gây ra bởi từng kim loại Zn, Cu, Pb chỉ dưới mức thấp. Do vậy, tín hiệu đáng mừng cho chúng ta là rủi ro sinh thái gây ra bởi tổng tác động bốn kim loại Zn, Cu, Pb và Cd trong trầm tích bề mặt đầm Cầu Hai đều dưới mức rủi ro thấp. Tuy nhiên, số liệu bước đầu cho thấy trầm tích bề mặt đầm Cầu Hai đã có dấu hiệu ô nhiễm mức thấp cho đến mức trung bình so với trầm tích ở độ sâu 20 – 30 cm

    Tin học kĩ thuật ứng dụng

    No full text
    259 tr. : minh hoạ ; 27 cm

    Xác định As(III) bằng phương pháp von-ampe hòa tan catot xung vi phân khi có mặt Cu(II) và Se(IV)

    No full text
    Bài báo này trình bày một phương pháp von-ampe hòa tan catot xung vi phân để xác định As(III) trên điện cực giọt thủy ngân treo, khi có mặt ion Cu(II) và Se(IV). Sự có mặt của các ion Cu(II) và Se(IV) trong dung dịch phân tích đã làm tăng dòng đỉnh hòa tan của As(III), do đó làm tăng độ nhạy, giảm giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp phân tích. Với thời gian điện phân làm giàu là 240 s, LOD của phép xác định As(III) đạt được giá trị thấp đến 0,8 ppb. Độ lặp lại của phương pháp được cải thiện khi thêm axit ascorbic vào dung dịch phân tích. Độ đúng của phương pháp được kiểm tra bằng cách phân tích các mẫu nước sông và nước ngầm bằng phương pháp thêm chuẩn. Độ thu hồi của các kết quả phân tích thêm chuẩn nằm trong khoảng từ 95 đến 117%. Kết quả này cho thấy, độ đúng của phương pháp phân tích đã đề nghị hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu để có thể áp dụng vào mục đích phân tích As(III) trong mẫu nước mặt và nước ngầm trong thực tế

    NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT NHÓM CLO HỮU CƠ TRONG TRẦM TÍCH ĐẦM CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ

    No full text
    Dư lượng của một số hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ (HCBVTVClo), gồm a-HCH, b-HCH, d-HCH, g-HCH, heptachlor, aldrin, heptachlor epoxide, endosunfan, p,p’-DDE, p,p’-DDD và p,p’-DDT, trong trầm tích của đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xác định đồng thời bằng phương pháp sắc ký khí – khối phổ (GC-MS). Mẫu sau khi xử lý sơ bộ được chiết Soxhlet bằng hỗn hợp n-hexane:acetone 1:1 (v:v) có mặt Na2SO4 và Cu hoạt hóa. Dịch chiết được làm sạch bằng H2SO4 đặc, Cu hoạt hóa. Các HCBVTVClo trong dịch chiết được tách trên cột florisil, dùng hỗn hợp dung môi rửa giải n-hexane:acetone 9:1 (v:v), sau đó định lượng bằng GC-MS. Với quy trình phân tích đã xây dựng có thể xác định được đồng thời các HCBVTVClo cần khảo sát trong trầm tích bằng thiết bị GC-MS với độ thu hồi tốt (79-103%). Tất cả mẫu trầm tích của đầm Cầu Hai đều có chứa một số dạng HCH, heptachlor và endosunfan. Không thể phát hiện được g-HCH, DDT, DDE và DDD trong các mẫu này. Dư lượng các HCBVTVClo khảo sát trong trầm tích của đầm Cầu Hai không quá cao, do đó ảnh hưởng của chúng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác tại khu vực này có thể không đến mức đáng lo ngại
    corecore