2 research outputs found

    Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý rác thải điện tử gia dụng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh, hoạt động thu gom, tái chế và công tác quản lý rác thải điện tử gia dụng tại các phường An Hòa (quận Ninh Kiều), Ba Láng (quận Cái Răng), Long Tuyền (quận Bình Thủy) và Tân Lộc (quận Thốt Nốt) thuộc thành phố Cần Thơ. Phương pháp điều tra  hộ dân đã được áp dụng bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 120 hộ dân và 16 cơ sở thu mua, xử lý rác thải điện tử gia dụng vào tháng 8/2020. Kết quả ghi nhận được hiện trạng sử dụng các thiết bị điện tử gia dụng dựa vào số lượng thiết bị sử dụng/hộ được sắp xếp theo thứ tự sau: điện thoại di động và quạt điện > ti vi > tủ lạnh > máy điều hòa > máy giặt > máy vi tính, với tỷ lệ trung bình lần lượt là 3,58; 1,48; 1,01; 0,78; 0,72 và 0,50 chiếc/hộ. Tuổi thọ trung bình của các thiết bị tương đối cao dao động từ 6 – 12 năm (ngoại trừ điện thoại di động). Theo kết quả ước tính,  điện thoại và quạt điện là hai thiết bị được sử dụng và có thể có tỷ lệ phát sinh rác thải nhiều nhất trên địa bàn thành phố. Tại khu vực nghiên cứu chưa triển khai các chương trình thu gom và xử lý an toàn, chủ yếu chỉ bán phế liệu và sửa chữa..

    Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hiệu quả tài chính trong mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ trồng sầu riêng. Giống sầu riêng chủ yếu được trồng là Ri6, có giá trị kinh tế trong vụ nghịch cao hơn so với vụ chính; tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình trên 1 ha trong vụ nghịch cao gấp 1,66 lần so với vụ chính (đặc biệt là chi phí cho việc sử dụng thuốc BVTV). Các loại sâu bệnh xuất hiện chủ yếu là rầy nhảy, sâu đục trái, rệp sáp phấn, sâu ăn bông, cháy lá.  Kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận được 33 hoạt chất thuốc BVTV được nông hộ sử dụng trong quá trình canh tác sầu riêng. Trong đó, các hoạt chất có độ độc từ nhóm II (trung bình) đến nhóm IV (rất nhẹ) theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Đặc biệt, hoạt chất acephate bị cấm sử dụng vào năm 2019; trong khi đó, chlorpyrifos ethyl và fipronil là các hoạt chất thuộc danh mục thuốc BVTV bị cấm sử dụng kể từ ngày 12/2/2021. Liều lượng thuốc BVTV được sử dụng cao gấp 1,5-2 lần so với khuyến cáo. Hơn nữa, các phương pháp xử lý bao bì thuốc BVTV được nông dân áp dụng bao gồm đốt, chôn lấp và trữ để bán là không đảm bảo an toàn. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc BVTV và xử lý bao bì của thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và..
    corecore