8 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CÁC LOÀI MÂY NƯỚC Ở TRONG RỪNG TỰ NHIÊN, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích các nhân tố sinh thái thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số dựa trên cơ sở GIS và viễn thám để xác định vùng phù hợp cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei J.Dransf.) và mây nước nghé (D.jenkinsiana Mart)ở trong rừng tự nhiên, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợpcủa hai loài mây lựa chọn. Kết quả nghiên cứu thấy vùng phù hợp chung cho hai loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé (D.jenkinsiana) tập trung ở đai cao dưới 700 m so với mực nước biển. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tổng diện tích phù hợp cho loài mây nước mỡ (Daemonorops poilanei) và mây nước nghé(d.jenkinsiana)tương ứng lần lượt là 29.475,3ha (chiếm 45,5 % tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đông) và 32.344,9 ha (50,0%).Từ khóa: AHP, GIS, Nam Đông, mây nước mỡ, mây nước nghé, phù hợp, sinh thá

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI KHUẨN SALMONELLA GÂY BỆNH TRÊN VỊT NUÔI TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Mẫu bệnh phẩm từ vịt mắc bệnh nghi nhiễm Salmonella nuôi tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định được thu nhận để phân lập vi khuẩn và xác định một số đặc điểm sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 54 mẫu trong số 90 mẫu lách kiểm tra phân lập được vi khuẩn Salmonella, chiếm tỷ lệ 59,96 %. Các chủng vi khuẩn kiểm tra đều có các đặc tính vi sinh vật học điển hình của vi khuẩn Salmonella. Các chủng Salmonella thử nghiệm kiểm tra độc tính trên chuột đều có khả năng gây chết chuột sau 2 ngày tiêm. Khi mổ khám động vật thí nghiệm thấy có những triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh ở các cơ quan: tim, gan, lách, ruột, xoang bụng. Các chủng vi khuẩn thử nghiệm đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh phổ biến hiện nay như streptomycin, cefoxitin, tetracycline, gentamicin. Colistin là kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao nhất (55,56 %) trong số 7 loại kháng sinh thử nghiệm.Từ khóa: Salmonella, đặc điểm sinh học, vịt, Bình Định

    THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VỀ SINH KẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở CÁC XÃ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THÀNH LẬP KHU BẢO VỆ LOÀI VÀ SINH CẢNH SAOLA

    No full text
    Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thay thế sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi thành lập các khu rừng đặc dụng. Hiện tại, ở vùng đệm khu bảo tồn (KBT) Saola Huế và khu vực mở rộng của Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã ở tỉnh Thừa Thiên Huế, có hai nhóm dân tộc chính  đang sinh sống ở trong vùng đệm, đó là dân tộc Ka Tu và Tà Ôi. Hầu hết người dân tộc sinh sống ở đây là nghèo, sống phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng tự nhiên. Bởi vậy, sau khi thành lập hai khu rừng đặc dụng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ, ảnh hưởng chính là giảm nguồn thu nhập từ thu hái sản phẩm rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ khi thành lập rừng đặc dụng phạm vi và qui mô sử dụng sản phẩm rừng của người dân giảm, nhưng vẫn còn cao. Sau khi thành lập, tỷ lệ phần trăm của hai nhóm hộ (hộ nghèo và thoát nghèo) ở 26 thôn lựa chọn vẫn còn phụ thuộc vào KBT Saola và khu vực mở rộng của VQG Bạch Mã lần lượt là 44,5 % và 54 %. Ba giải pháp chính thay thế sử dụng tài nguyên cũng đã được đề xuất bởi các thôn và cá nhân bị ảnh hưởng, bao gồm i) Phát triển mô hình trồng Keo và Cao su, ii) xây dựng các mô hình chăn nuôi, iii) mô hình hợp đồng bảo vệ rừng tự nhiên và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích và iv) cải tiến các mô hình sản xuất hiện nay. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lý địa phương, Ban quản lý KBT Saola và VQG Bạch Mã phát triển một chương trình can thiệp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tới loài Saola,  các loài động vật de dọa khác và cải thiện điều kiện sống người dân địa phương bị ảnh hưởng trong tương lai. Từ khóa: Mô hình, giải pháp thay thế, rừng đặc dụng, khu bảo tồn, Vườn quốc gia

    THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VỀ SINH KẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở CÁC XÃ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THÀNH LẬP KHU BẢO VỆ LOÀI VÀ SINH CẢNH SAOLA

    No full text
    Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp thay thế sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho người dân địa phương bị ảnh hưởng bởi thành lập các khu rừng đặc dụng. Hiện tại, ở vùng đệm khu bảo tồn (KBT) Saola Huế và khu vực mở rộng của Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã ở tỉnh Thừa Thiên Huế, có hai nhóm dân tộc chính  đang sinh sống ở trong vùng đệm, đó là dân tộc Ka Tu và Tà Ôi. Hầu hết người dân tộc sinh sống ở đây là nghèo, sống phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên rừng tự nhiên. Bởi vậy, sau khi thành lập hai khu rừng đặc dụng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ, ảnh hưởng chính là giảm nguồn thu nhập từ thu hái sản phẩm rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ khi thành lập rừng đặc dụng phạm vi và qui mô sử dụng sản phẩm rừng của người dân giảm, nhưng vẫn còn cao. Sau khi thành lập, tỷ lệ phần trăm của hai nhóm hộ (hộ nghèo và thoát nghèo) ở 26 thôn lựa chọn vẫn còn phụ thuộc vào KBT Saola và khu vực mở rộng của VQG Bạch Mã lần lượt là 44,5 % và 54 %. Ba giải pháp chính thay thế sử dụng tài nguyên cũng đã được đề xuất bởi các thôn và cá nhân bị ảnh hưởng, bao gồm i) Phát triển mô hình trồng Keo và Cao su, ii) xây dựng các mô hình chăn nuôi, iii) mô hình hợp đồng bảo vệ rừng tự nhiên và thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích và iv) cải tiến các mô hình sản xuất hiện nay. Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản lý địa phương, Ban quản lý KBT Saola và VQG Bạch Mã phát triển một chương trình can thiệp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tới loài Saola,  các loài động vật de dọa khác và cải thiện điều kiện sống người dân địa phương bị ảnh hưởng trong tương lai. Từ khóa: Mô hình, giải pháp thay thế, rừng đặc dụng, khu bảo tồn, Vườn quốc gia

    Đánh giá tính chất nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng Keo lai (Acacia hybrid) và tràm (Melaleuca cajuputi) tại U Minh Hạ, Cà Mau

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện với mục tiêu so sánh tính chất nước trong mương liếp giữa kiểu sử dụng đất lên liếp trồng Keo lai (Acacia Hybrid) và đất trồng tràm (Melaleuca Cajuputi) tại khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 khu vực trồng Keo lai và trồng tràm, mỗi khu vực nghiên cứu trên 2 biểu loại đất phèn nông và phèn sâu, tương ứng mỗi biểu loại đất, chất lượng nước được khảo sát ở hai mức độ diện tích nhỏ hơn 10 ha và lớn hơn 10 ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phèn nông pH rất thấp tại cả 2 kiểu sử dụng đất rừng tràm và Keo lai, giá trị EC và DO trong nước chưa gây ảnh hưởng đối với môi trường. Ngược lại, COD và BOD5 đều cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định và COD vùng Keo lai có xu hướng cao hơn tràm. Hàm lượng Fe, Al của nước trong mương vùng nghiên cứu gần như không khác biệt giữa vùng Keo lai và vùng tràm. Tuy nhiên, hàm lượng Fe vùng nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép ngoại trừ vùng Keo lai trên biểu loại đất phèn sâu. Hàm lượng độc chất H2S trong khu vực nghiên cứu nhỏ hơn so với nồng độ gây độc cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên, nồng độ N-NH4+ thì cao hơn giới hạn cho phép và nhìn chung giá trị N-NH4+ của vùng Keo lai luôn cao hơn rừng tràm
    corecore