5 research outputs found

    Nghiên cứu xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện in vivo và ngoài đồng với mục đích đánh giá hiệu quả phòng trị của hai dòng xạ khuẩn đối kháng và hai loại thuốc trừ nấm trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. trên trái ớt được tách khỏi cây. Kết quả ghi nhận, Talent 50WP có hiệu quả tốt nhất, kế đến là xạ khuẩn 21RM, thuốc Carban 50SC, xạ khuẩn 4RM. Ngoài ra, kết quả cũng khẳng định biện pháp phun kết hợp - phun trước và phun sau lây bệnh (KH) có hiệu quả hơn so với biện pháp phun trước khi lây bệnh (PT). Trong thí nghiệm ngoài đồng, các nghiệm thức sử dụng xạ khuẩn 4RM hoặc 21RM đơn lẻ, xử lý hỗn hợp hai chủng xạ khuẩn (4RM+21RM) hay nghiệm thức phối hợp xạ khuẩn và thuốc hóa học thay phiên giữa hai loại thuốc Talent 50WP (hoạt chất prochloraz) và Carban 50SC (hoạt chất carbendazim) đều cho hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp. gây ra khi so với đối chứng. Bên cạnh đó, biện pháp áp dụng thuốc trừ nấm và xạ khuẩn giúp cho năng suất của ớt cao hơn đối chứng

    Nghiên cứu phức hợp của curcumin với hydroxypropyl-β-cyclodextrin có sinh khả dụng cao

    Get PDF
    Hoạt tính sinh học của curcumin trong nghệ rất được quan tâm bởi giá trị hữu ích của nó trong thực phẩm, mỹ phẩm cũng như trong điều trị bệnh ở người. Tuy nhiên, tiềm năng sinh học của curcumin vẫn chưa được khai thác hết do độ hòa tan thấp, dẫn đến sự hấp thu kém, chuyển hóa và đào thải nhanh khỏi cơ thể. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần cải thiện sinh khả dụng của curcuminoid thông qua cải thiện độ hòa tan bằng cách tạo phức hợp curcuminoid với tinh dầu nghệ và hydroxylpropyl-beta-cyclodextrin (HP-β-CD), một chất được cho là làm tăng độ hòa tan và ổn định dược phẩm. Thành phần hóa học chính của tinh dầu nghệ và curcuminoid được ly trích từ bột nghệ tương ứng là ar-turmerone (40,8%) và curcumin (76,4%). Kết quả phân tích bằng quang phổ hồng ngoại chuyển đổi (FTIR) cho thấy curcumin kết hợp với polymer trong phức hợp curcumin - HP-β-CD và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu. Độ hòa tan của curcumin trong phức hợp curcumin - HP-β-CD và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu trong nước lần lượt cao gấp 159 và 229 so với curcumin thô trong nước. Chuột được cho uống phức hợp curcumin - HP-β-CD có nồng độ curcumin trong máu cao khoảng 5 lần so với chuột được uống curcumin thô và curcumin - HP-β-CD - tinh dầu ở thời điểm 8 h sau khi uống

    Khảo sát sự đa dạng di truyền của một số giống nghệ ở miền Nam Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử RAPD và ISSR

    Get PDF
    Sự đa dạng di truyền trên nghệ đã được nghiên cứu trên nhiều quốc gia, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn rất ít thông tin. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền của 20 giống nghệ ở miền Nam Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử RAPD và ISSR. Kết quả phân tích trên 10 đoạn mồi RAPD (OPA02, OPA03, OPA04, OPA10, OPA13, OPB07, OPB10, OPD02, OPD03 and OPD07) cho tỉ lệ đa hình cao, trong tổng 156 băng khuếch đại có 140 băng đa hình (chiếm 89,7%). Khoảng cách liên kết từ 0 - 8,94 (trung bình 6,87) và chia 20 giống nghệ khảo sát thành 5 nhóm. Kết quả phân tích trên 10 đoạn mồi ISSR (ISSR1, ISSR2, ISSR5, ISSR6, ISSR7, ISSR10, ISSR12, ISSR14, ISSR17 và ISSR18) cũng cho tỉ lệ đa hình cao trong tổng 136 băng khuếch đại có 132 băng đa hình (chiếm 97,1%). Khoảng cách liên kết từ 1,73 - 8,54 (trung bình 6,75) và chia 20 giống nghệ được chia thành 5 nhóm. Phân tích kết hợp hai chỉ thị phân tử RAPD và ISSR, trong tổng 291 băng khuếch đại có 272 băng đa hình (chiếm 93,2%). Khoảng cách liên kết từ 2,65 - 12,2 (trung bình 9,65) và chia 20 giống nghệ thành 4 nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 20 giống nghệ thu thập tại các tỉnh miền Nam Việt Nam có sự đa dạng di truyền cao

    Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, hàm lượng và năng suất Curcumin trên nghệ Xà cừ Curcuma xanthorrhiza Roxb.

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phenylalanine (Phe), salicylic acid (SA), sắt sulfate (FeSO4), kẽm sulfate (ZnSO4) và borax đến sự sinh trưởng và năng suất của giống nghệ Xà cừ Curcuma xanthorrhiza Roxb. Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức: đối chứng, phun Phe 100 ppm, SA 100 ppm, FeSO4 0,5%, ZnSO4 0,5% và borax 0,5% vào thời điểm 120 ngày sau trồng (NST), với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, tại các thời điểm khảo sát, có sự khác biệt về số chồi/bụi, số lá/chồi, số lá/bụi, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá. Tại thời điểm thu hoạch, phun FeSO4 0,5% hoặc Phe 100 ppm hiệu quả nhất, khối lượng củ tươi lần lượt là 467 và 443 g/bụi; hàm lượng curcumin đều là 14,73% và năng suất curcumin (lần lượt là 17,0 và 17,2 g/bụi)
    corecore