23 research outputs found

    Tách chiết, tinh sạch và xác định đặc tính sinh học của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn từ chủng vi khuẩn Bacillus velezensis CP 1604

    Get PDF
    Bacillus velezensis is one of the members of the Bacillus subtilis species complex which is generally considered as safety organism. The bacterium possesses several beneficial properties for crops, especially production of antifungal and antibacterial agents against plant pathogens. In this study, we aimed to investigate the biological properties of antimicrobial subtances produced from B. velezensis CP 1604. From liquid culture, substances with activity against Fusarium oxysporum and Xanthomonas oryzae were extracted by means of adsorption with Amberlite XAD-7, extraction from lyophilized powder using ethanol, precipitation at low pH and extraction with organic solvents of 1-butanol and 2-pentanol. The substances were subsequently purified using High Performance Liquid Chromatography (HPLC). Antifungal substance was eluted at 5.328 min while antibacterial substance was observed at 15.313 min. Mass spectrometry analysis showed that antifungal substance was iturin A with molecular weight of 1042 Da and antibacterial substance was macrolactin A with molecular weight of 402 Da. The antifungal substance was stable at high temperature but antibacterial activity was significantly reduced when treated at 100° C for 2 hours. Both substances reduced the activity at low pH but the activities still maintained at high pH. The antimicrobial activities against the fungal and bacterium were not affected when treated with hydrolytic enzymes such as trypsin, α-chymotrypsin, amylase, lipase and proteinase K. Further safety and efficiency investigations of the antifungal and antibacterial substances from B. velezensis CP 1604 on the plant disease control are required in order to seek for the potential application on sustainable agricultural production.Bacillus velezensis là một loài vi khuẩn an toàn, sở hữu nhiều đặc tính quý có lợi cho cây trồng, đặc biệt là khả năng sinh các chất kháng nấm và kháng vi khuẩn gây bệnh cây. Từ dịch nuôi cấy của chủng B. velezensis CP 1604, chất có hoạt tính kháng nấm Fusarium oxysporum và kháng khuẩn Xanthomonas oryzae đều có thể tách chiết được bằng phương pháp hấp phụ trong hạt Amberlite XAD-7, chiết trong ethanol từ dịch đông khô, tủa ở pH thấp hoặc chiết bằng các dung môi hữu cơ là 1-butanol và 2-pentanol. Kết quả tinh sạch bằng HPLC cho thấy chất kháng nấm được thôi ra ở thời gian 5,328 phút và chất kháng khuẩn được thôi ra ở thời gian 15,313 phút. Bằng phương pháp phân tích khối phổ, chất kháng nấm được xác định là iturin A có trọng lượng phân tử là 1042 Da và chất kháng khuẩn là macrolactin A có trọng lượng phân tử là 402 Da. Chất kháng nấm bền nhiệt nhưng chất kháng khuẩn bị giảm hoạt tính rõ rệt khi bị xử lý ở 100oC trong thời gian 2 giờ. Cả hai chất này đều giảm hoạt tính ở pH acid nhưng duy trì hoạt tính ở pH base. Hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn không thay đổi khi xử lý với các enzyme thủy phân là trypsin, α-chymotrypsin, amylase, lipase và proteinase K. Nghiên cứu thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả phòng trừ bệnh hại cây là việc làm cần thiết nhằm tìm kiếm khả năng ứng dụng của chất kháng nấm và chất kháng khuẩn từ chủng B. velezensis CP 1604 trong phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

    ĐỊA LÍ HỌC VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA LÍ PHỔ THÔNG TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP

    No full text
    Bài báo đánh giá các chặng đường phát triển của Địa lí học nước ta qua các giai đoạn lịch sử; Khẳng định vai trò, vị trí và các đóng góp nổi bật của Địa lí học trong quá trình xậy dựng, phát triển, bảo vệ đất nước; Gắn việc đánh giá quá trình phát triển Địa lí học với quá trình phát triển bộ môn Địa lí trong các nhà trường Việt Nam, đặc biệt ở nhà trường phổ thông. Cùng với những kết quả nghiên cứu, điều tra thực trạng đổi mới giáo dục phổ thông trên địa bàn Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bài báo đề xuất một số ý kiến cho đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình Địa lí bậc phổ thông theo hướng thống nhất, tập trung, hiện đại và có tính ứng dụng hơn nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của hội nhập

    Phân tích đặc điểm chuỗi polypeptide NA(N1) của một số chủng virus cúm A/H5N1 gây bệnh ở gia cầm thu thập các năm 2004 - 2009 tại Việt Nam

    No full text
    Antigenic polypeptide neuraminidase (NA) of the avian influenza virus A/H5N1 strains possess a highly variable property at the -NH2 terminal, and this is one of the antigenic variation during evolution. The entire nucleotide sequence (1350 bp) of the neuraminidase (NA) coding for 449 deduced amino acids from 11 A/H5N1 strains isolated in different regions of Vietnam were obtained for comparative analysis. The obtained results revealed that the NA nucleotide sequence for 11 A/H5N1 strains  in this study is 1350 bp in length remaining unchanged since 2003; this was resulted by deletion of 60 nucleotides (20 amino acids) from the fragment of strains isolated prior 2003 (1410 bp NA (N1) gene translated for a peptide of 469 amino acids). There were some drift mutations observed in amino acids sequence of NA derived from the strains collected in 2008 and 2009. Based on twelve major variation sites in NA sequences, 24 strains were clarified to three groups: group I: 2008 - 2009; group II: 2006-2007 and group III: 2004 - 2005. Possibly the NA has evolution time by time to possess several important variations that involved in its pathogenicity in order to easily invade, exist and replicate in humans and animals (HPAI, highly pathogenic avian influenza).Protein kháng nguyên neuraminidase (NA) của các chủng virus cúm A/H5N1 có đặc tính đột biến cao ở phần đầu chuỗi polypeptide (đầu -NH2), đó cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của virus cúm gia cầm với sự thay đổi kháng nguyên theo thời gian. Toàn bộ chuỗi nucleotide (1350 bp) và amino acid (449 aa) của gen NA (N1) ở 11 chủng cúm A/H5N1 phân lập phân lập tại các vùng/miền trong cả nước các năm 2004 - 2009 được thu nhận và phân tích so sánh. Phân tích đặc điểm amino acid của 11 chủng này với các chủng đại diện một số địa phương Việt Nam và thế giới, cho thấy, độ dài gen N1 từ năm 2003 đến nay là 1350 bp, đã có sự co ngắn lại do bị xóa đi 60 nucleotide tương ứng 20 amino acid trong gen so với các chủng từ năm 2003 trở về trước. Thành phần amino acid cũng đã có đột biến xảy ra ở một số chủng năm 2008 và 2009. Mười hai vị trí sai khác amino acid giữa các chủng so sánh đã phân định 24 chủng thành 3 nhóm chính: nhóm 2008 - 2009; nhóm 2006 - 2007 và nhóm 2004 - 2005. Như vậy, có thể gen N1 đã có hiện tượng đột biến quan trọng để tạo nên sản phẩm gen N1 có chức năng đặc hiệu cao nhất thích hợp với tính gây bệnh trên người và động vật (HPAI, highly pathogenic avian influenza) ngày càng gia tăng ở virus cúm A/H5N1
    corecore