16 research outputs found

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin ứng dụng xử lý methylene blue

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin và đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu. Trong đó, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, lignin được trích ly từ bã mía và vật liệu Fe3O4/lignin được kết hợp thông qua tác nhân liên kết citric acid. Các vật liệu sau khi tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại như kỹ thuật nhiễu xạ tia X để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt Fe3O4; kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định sự có mặt của các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ; kính hiển vi quang học để xác định hình thái bề mặt của Fe3O4/lignin. Độ bão hòa từ của các hạt Fe3O4 và Fe3O4/lignin được xác định bằng từ kế mẫu rung lần lượt là 95 và 49,5 emu.g-1. Khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ methylene blue của Fe3O4/lignin được đánh giá bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả cho thấy hiệu suất hấp phụ tối đa của Fe3O4/lignin đối với metylen blue có thể đạt 96,53% ở pH 6-7 trong 60 phút và hiệu suất nhả hấp phụ là 66,5% trong 75 phút. Việc xử lý metylene blue tuân theo mô hình động học giả kiến bậc hai và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4@SiO2 đính Fe0 và xử lý methyl blue trong nước

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng xử lý thuốc nhuộm methyl blue (MB) trong nước bằng hạt Fe3O4@SiO2 đính Fe0. Kỹ thuật nhiễu xạ tia X (XRD) được sử dụng để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt nano. Các hạt nano tổng hợp được phân tích bằng kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) để xác định sự có mặt của các nhóm chức và các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ (VLHP). Hình thái bề mặt của các hạt nano Fe3O4@SiO2 khi tổng hợp được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Tính chất từ của các hạt nano Fe3O4 và Fe3O4@SiO2 đính Fe0 được đánh giá bằng kỹ thuật từ kế mẫu rung (VSM). Vật liệu sau tổng hợp có dạng khối cầu và kích thước khoảng 100-500 nm với độ từ hóa 56,29 emu.g-1. Quá trình xử lý MB thu được hiệu suất 92,8% ở pH 6,0 và tuân theo mô hình động học giả kiến bậc 2 và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

    Nghiên cứu gia công khẩu trang kháng bức xạ cực tím từ sợi chuối

    Get PDF
    Nghiên cứu trình bày quy trình gia công khẩu trang thân thiện môi trường từ sợi chuối và đánh giá khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang thông qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng. Cấu trúc mặt cắt ngang và trên bề mặt của sợi chuối được quan sát thông qua kính hiển vi điện tử quét. Các yếu tố ảnh hưởng (gồm nhiệt độ ép, thời gian ép) để gia công khẩu trang đã được khảo sát. Để cải thiện khả năng kháng bức xạ UV của khẩu trang, một lượng muối lignin đã được bổ sung hoặc tăng bề dày tấm sợi. Khẩu trang từ sợi chuối đã được gia công thành công với khả năng sàng lọc bức xạ UV tối đa là 50,88% trong điều kiện gia công như: nhiệt độ ép tấm sợi là 130ºC, thời gian ép là 20 phút, thể tích muối lignin là 30 mL, bề dày tấm sợi là 3 mm. Hơn nữa, việc gia công thành công khẩu trang từ sợi chuối có khả năng kháng bức xạ UV đã tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về khẩu trang thân thiện môi trường

    Tổng hợp vật liệu nano Fe3O4@SiO2 cấu trúc lõi vỏ có độ từ hóa cao

    Get PDF
    Mục đích chính của nghiên cứu này là tổng hợp và đánh giá tính chất hóa lý, từ tính của vật liệu nano Fe3O4 và Fe3O4@SiO2 có cấu trúc lõi−vỏ, với quá trình thực hiện đơn giản, tiết kiệm. Vật liệu Fe3O4@SiO2 được tổng hợp từ hạt nano Fe3O4 được tạo thành bằng phương pháp đồng kết tủa và bao phủ bởi lớp SiO2 bằng cách sử dụng các phân tử silane từ tetraethyl orthosilicate (TEOS) làm tác nhân chuyển pha và môi trường phủ là một base mạnh (NaOH). Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X cho thấy hạt nano Fe3O4 có độ kết tinh cao. Kết quả phân tích hiển vi điện tử quét và hiển vi điện tử truyền qua chỉ ra rằng hạt nano sắt từ thu được có hình khối bát giác với kích thước khá đồng đều khoảng 25 nm kể cả lớp phủ SiO2. Phân tích hồng ngoại biến đổi Fourier cho vật liệu Fe3O4@SiO2 thấy được các mũi Si-O-Si, O-Si-O, Fe-O, Fe-O-Si xuất hiện trên phổ đã minh chứng cho sự tồn tại của silica trên bề mặt hạt nano Fe3O4. Tính siêu thuận từ của vật liệu được khẳng định thông qua kết quả từ kế mẫu rung và độ từ hóa (VSM) của Fe3O4 và Fe3O4@SiO2 lần lượt là 90,54 emu/g và 68,42 emu/g

    Đánh giá khả năng hấp phụ methylene bule trong nước của vật liệu composite tổng hợp từ phụ phẩm bã mía

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là tổng hợp vật liệu hấp phụ dạng hạt và đánh giá khả năng hấp phụ Methylene blue trong nước của vật liệu với sự ảnh hưởng bởi các yếu tố: pH, thời gian, nồng độ. Kết quả của phân tích nhiệt trọng lượng, phổ hồng ngoại biến đổi Fuorier, hiển vi điện tử quét, diện tích bề mặt riêng và điện tích bề mặt cho thấy vật liệu được tổng hợp thành công, có các nhóm chức đặc trưng của chitosan và của sodium alginate. Hạt vật liệu hấp phụ Methylene blue với hiệu suất 85,33 ± 0,85% ứng với dung lượng 4,27 mg/g ở các điều kiện tối ưu pH 8, thời gian hấp phụ 3 giờ và nồng độ 10 ppm. Quá trình hấp phụ Methylene blue tuân theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich, có động học hấp phụ giả định bậc 2 và là quá trình hấp phụ vật lý

    Phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu composite từ nhựa polypropylene và trấu

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp cải thiện độ bền môi trường của vật liệu composite từ trấu nghiền và nhựa polypropylene (PP). Các phương pháp cải thiện độ hút nước vật liệu như xử lý nguyên liệu trấu bằng dung dịch sodium hydroxide, sử dụng potassium permanganate/acetone, bổ sung chất tương hợp MAPE và phủ lớp nhựa mỏng trên bề mặt mẫu vật liệu. Kết quả cho thấy việc phủ lớp mỏng nhựa PP (3%) lên bề mặt vật liệu composite là phương pháp hiệu quả để cải thiện độ hút nước cho vật liệu, cụ thể là giảm gần 70% độ hút nước so với mẫu không được phủ. Bên cạnh đó, việc kết hợp MAPE (2%) vào vật liệu composite cũng góp phần hạn chế tính hút nước cho vật liệu, tuy nhiên chỉ cho hiệu quả đáng kể trong khoảng 7 ngày đầu (giảm độ hút nước gần 40% so với mẫu không chứa MAPE). Việc xử lý trấu nghiền với KMnO4 và NaOH hầu như không hiệu quả để giảm độ hút nước cho vật liệu. Ngoài ra, để hạn chế tác động của tia tử ngoại đến vật liệu, các hợp chất chứa titanium dioxide như TiO2 kích thước nano, masterbatch PP-PE-TiO2 và TiO2 công nghiệp được sử dụng. Kết quả là, mẫu composite kết hợp với 0.5% TiO2 dạng masterbatch đạt hiệu quả cao nhất đồng thời vẫn giữ được 98.67% độ bền kéo và 99% độ bền uốn sau thời gian khảo sát

    Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dung dịch phun điện và quá trình phun điện đồng trục đối với vi hạt berberine@chitosan/piperine

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các yếu tố đến dung dịch phun điện (như loại dung môi, nồng độ dung môi, và nồng độ chitosan) và đến quá trình phun điện đồng trục (như hiệu điện thế đặt vào đầu kim, tốc độ phun, và khoảng cách từ đầu phun đến vị trí thu mẫu) đối với vi hạt berberine@chitosan/piperine được khảo sát và phân tích. Đối với dung dịch phun điện, hai loại dung môi được khảo sát (acetic acid và citric acid), trong đó acetic acid được chọn với nồng độ tối ưu 90%; nồng độ chitosan tối ưu 4%. Dung dịch tối ưu có độ dẫn điện 745 µS.cm-1, độ nhớt 920 mPa.s, sức căng bề mặt 30,9 mN.m-1. Đối với quá trình phun điện đồng trục, mẫu tối ưu có hiệu điện thế 17 kV, tốc độ phun 0,1/0,2 mL/h, và khoảng cách từ đầu phun đến vị trí thu mẫu 10 cm. Với bộ số liệu tối ưu này, các vi hạt berberine@chitosan/piperine thu được có hình dạng gần như hình cầu, có cấu trúc lõi-vỏ, sự phân bố kích thước hạt tương đối đồng đều, đường kính hạt 203,78 ± 58,56 nm

    Đánh giá khả năng loại bỏ methylene blue của vật liệu hấp phụ được điều chế từ mụn dừa bằng phương pháp Hummers cải tiến

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng loại bỏ thuốc nhuộm methylene blue  trong nước bằng vật liệu hấp phụ (VLHP) từ mụn dừa được chế tạo bằng phương pháp Hummers cải tiến. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vật liệu được tiến hành khảo sát nhằm tìm ra các điều kiện tối ưu. VLHP từ mụn dừa được phân tích hóa lý bằng phân tích nhiệt trọng lượng, diện tích bề mặt riêng. Diện tích bề mặt riêng của vật liệu là 9,3 m2/g và đường kính mao quản của VLHP là 6,96 nm. Hiệu suất hấp phụ đạt 99,82± 0,10% ở nồng độ đầu của MB là 500 mg/L và pH 8 tại nhiệt độ 30℃ trong vòng 40 phút đã cho thấy VLHP có khả năng xử lý chất màu MB rất tốt. Quá trình hấp phụ tuân theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir ở khoảng nồng độ từ 10-50 mg/L, trong khi mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Freundlich lại phù hợp với khoảng nồng độ MB ban đầu 50-500 mg/L

    Khả năng hấp phụ ion Cr(VI) của vật liệu Fe3O4@SiO2 với SiO2 từ tro trấu

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng hấp phụ ion kim loại nặng Cr(VI) trong nước bằng hạt nano Fe3O4@SiO2 với SiO2 có nguồn góc từ tro trấu. Vật liệu hấp phụ từ tính được tổng hợp ở các điều kiện đơn giản, kinh tế và thân thiện với môi trường. Phân tích kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy hạt nano SiO2, hạt nano Fe3O4 và vật liệu hấp phụ Fe3O4@SiO2 có hình dạng gần hình cầu với đường kính lần lượt là 5 nm đến 10 nm, 30 nm đến 50 nm và 100 nm đến 500 nm. Kết quả hấp phụ cho thấy Fe3O4@SiO2 có thể loại bỏ 92,49% Cr(VI) tại pH 2,5, thời gian hấp phụ 30 phút, khối lượng Fe3O4@SiO2 0,1 g và nồng độ Cr(VI) ban đầu 100 mg/L. Đây là quá trình hấp phụ vật lý đơn lớp trên bề mặt không đồng nhất với dung lượng hấp phụ cực đại là 166,67 mg/g. Năng lượng liên kết giữa vật liệu hấp phụ và chất bị hấp phụ là E = 7,1795 kJ/mol và kết tủa CrxFe1-x(OH)3 bị hấp phụ trực tiếp trên bề mặt lỗ xốp của SiO2được xem là cơ chế chính của quá trình hấp phụ.

    Nghiên cứu chưng cất tinh dầu chúc (Citrus hystrix DC.) và ứng dụng phối chế xà phòng diệt khuẩn

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, tinh dầu chúc được chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và ứng dụng vào phối chế xà phòng diệt khuẩn. Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly tinh dầu chúc là vỏ trái chúc xay nhuyễn, tỉ lệ vỏ chúc:nước cất (g/mL) (1:2), thời gian chưng cất 150 phút, nhiệt độ chưng cất 100°C và hiệu suất trích ly tinh dầu thu được là 1,85%. Kết quả phân tích sắc ký ghép khối khổ (GC-MS) cho thấy thành phần chính có trong tinh dầu chúc là 30,42% b-pinene, 18,09% sabinene, 17,56% limonene và 10,77% b-citronellal. Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chúc được thể hiện trên 6 chủng vi khuẩn là Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Psedomomas aeruginosa, Bacillus cereus, Samonella typhi và Listeria innocua. Tinh dầu chúc sau khi trích ly được sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Công thức phối chế xà phòng diệt khuẩn gồm dầu dừa, dầu hướng dương, dung dịch KOH 25%, tinh dầu chúc, citric acid, vitamin E. Xà phòng ở trạng thái lỏng sánh, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng hương chúc, có khả năng kháng được cả 6 đối tượng vi khuẩn trên
    corecore