23 research outputs found
Phân lập và khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Escherichia coli trên vịt tại tỉnh Vĩnh Long
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 8/2017. Phương pháp phân lập vi khuẩn Escherichia coli được thực hiện theo quy trình của Barrow and Feltham (2003) và tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 5155-90. Kết quả cho thấy có 2.238 con vịt bệnh /44.750 con khảo sát từ 52 đàn, chiếm tỷ lệ 5%. Kết quả phân lập cho thấy 200 mẫu phân vịt bệnh đều dương tính với vi khuẩn E. coli chiếm tỷ lệ 100%, cao nhất là phổi (80,5%), kế đến tủy xương (75,5%), gan (74%) và thấp nhất ở lách (71%). Bệnh do vi khuẩn E. coli phụ thuộc vào giống vịt: vịt siêu thịt (61%) chiếm tỷ lệ cao hơn vịt cỏ (39%). Vịt dưới 30 ngày tuổi (51%) có tỷ lệ bệnh cao hơn vịt trên 90 ngày tuổi (26,5%) và 31 đến 90 ngày tuổi (22,5%). Các chủng E. coli O1 (12,73%), O78 (10,91%), O111 (8,18%), O35 (8,57%), O18 (7,27%), O92 (5,71%), O36, O81 và O93 đều chiếm tỷ lệ 2,86% và không phát hiện chủng O2. Vi khuẩn E. coli đã đề kháng trung bình với ampicillin (54,44%), streptomycin (53,85%), trimethoprim/ sulfamethazole (53,85%) và tetracycline (52,07%) và đã đa kháng từ 2 đến 12/13 loại kháng sinh kiểm tra với 79 kiểu hình đa kháng rất đa dạng và phức tạp. Các kháng sinh còn nhạy cảm có thể sử dụng điều trị bệnh do E. coli trên vịt là cefuroxime (97,63), doxycycline (91,72%), florphenicol (91,12%), amikacin (90,53%), ciprofloxacin (82,25%), ceftazidime (75,74%), colistin (75,15%), ofloxacin (65,68%), gentamycin (65,09%)
Khảo sát sự biến đổi của thịt heo tại chợ và siêu thị
Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định sự biến đổi của thịt heo qua các chỉ tiêu cảm quan, lý hoá và vi sinh vật theo thời gian và nhiệt độ trên 336 mẫu thịt heo lấy tại lò mổ heo, chợ và siêu thị tại thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang và huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Thịt bán ở chợ nhiệt độ thường (28 - 320C), sau 6 giờ kể từ lúc giết mổ có sự biến đổi về mặt cảm quan, lý hóa như pH, H2S (26,39%) và càng tăng khi thời gian bày bán càng lâu.. pH thịt bán ở siêu thị Coopmart được bảo quản ở nhiệt độ mát (15 - 180C) và nhiệt độ lạnh trong Metro (5 - 80C) ít bị biến đổi, không có H2S và NH3. Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E. coli, Staphylococcus aureus và Salmonella có sự gia tăng về số lượng theo thời gian và nhiệt độ. Thịt bày bán ở chợ có số lượng vi khuẩn nhiễm cao hơn thịt bán trong Metro ở nhiệt độ lạnh. Thịt bán ở chợ, Coopmart và Metro đạt chất lượng (TCVN 7046:2009) ở 9 giờ sau khi giết mổ về cảm quan, lý hoá và vi sinh vật có tỷ lệ lần lượt là 0%, 44,44%, 0% (chợ); 100%, 100%, 0% (Coopmart); 100%, 100%, 16,67% (Metro). Mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli và Staphylococcus aureus trên thịt ở phương thức giết mổ thủ công cao hơn phương thức giết mổ bán thủ công lần lượt gấp 1,17 lần và 10,5 lần
Khảo sát bệnh viêm phổi, màng phổi do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae trên heo tại tỉnh Bến Tre
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự lưu hành, xác định serotype và kiểm tra sự nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) gây bệnh viêm phổi, màng phổi trên heo tại tỉnh Bến Tre. Các serotype vi khuẩn APP được xác định và định danh dựa vào gene độc tố apx từ 114 mẫu dịch xoang mũi, 15 mẫu hạch hạnh nhân và 15 mẫu phổi heo ở các lứa tuổi tại các trại, hộ chăn nuôi và lò giết mổ gia súc tại tỉnh Bến Tre bằng phương pháp PCR, kiểm tra sự nhạy cảm kháng sinh bằng phương pháp khuếch tán trên thạch. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh hô hấp trên heo tại tỉnh Bến Tre là 11,52%. Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn Actinobacillus spp. là 45,14% (65/144); APP là 24,62% (16/65). Trong 16 chủng vi khuẩn APP phân lập được có 5 chủng thuộc serotype 4; 1 chủng thuộc serotype 6 và 10 chủng thuộc serotype 9, 11. Vi khuẩn APP gây bệnh viêm phổi, màng phổi nhạy cảm với kháng sinh amoxicillin/clavulanic acid (100%), tulathromycin (81,25%), gentamicin (68,75%); và đa kháng với ít nhất 4 đến 9 loại kháng sinh gồm florfenicol, tetracycline, ampicillin, amoxicillin, bactrim, norfloxacin, neomycin, tobramycin, streptomycin
Sự hiện diện của một số gene beta-lactamase và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Enterohemorrhagic Escherichia coli và Enterotoxigenic Escherichia coli phân lập từ bò tại tỉnh Bến Tre
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát sự đề kháng kháng sinh và tỷ lệ hiện diện gene mã hoá beta-lactamase trên 21 chủng Enterohemorrhagic Escherichia coli (EHEC) và 38 chủng Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) phân lập từ bò tại tỉnh Bến Tre. Các chủng EHEC có tỷ lệ đề kháng cao với colistin (71,43%) và ampicillin (61,90%), nhưng còn tỷ lệ nhạy cảm rất cao với doxycycline (100,00%), amikacin (95,24%). Trong 14 kiểu hình đa kháng của các chủng EHEC, phổ biến là kiểu hình Cz+Co (9,52%). Đối với ETEC, các chủng này còn nhạy cảm cao với các loại kháng sinh, nhạy cảm 100% đối với gentamicin, amikacin, levofloxacin và ofloxacin. Trong 13 kiểu hình đa kháng của các chủng ETEC, kiểu hình Am+Ac+Sm và Am+Cu+Co xuất hiện phổ biến (5,26%). Khảo sát bằng phương pháp PCR cho thấy trên các chủng EHEC và ETEC có sự hiện diện của 4/5 gene beta-lactamase được khảo sát. Gene blaampC chiếm tỷ lệ cao nhất trên EHEC, ETEC với tỷ lệ lần lượt là 57,14%, 42,11%. Không có sự hiện diện của gene blaCMY trên cả hai chủng. Có sự hình thành 3 kiểu hình kết hợp gene beta-lactamse, trong đó kiểu hình blaampC+blaTEM được ghi nhận nhiều nhất (10,17%)
Sự lưu hành và biến đổi di truyền của virus cúm gia cầm Type A H5N1 trên gia cầm tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài gia cầm do virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Trong nghiên cứu sự lưu hành và biến đổi di truyền của virus cúm gia cầm type A H5N1 tại các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long đã tiến hành lấy mẫu dịch hầu họng (swab) trên gà, vịt khỏe bán tại các chợ và các lò giết mổ. Các mẫu dịch hầu họng được xét nghiệm bằng kỹ thuật Real time RT-PCR để định danh virus cúm gia cầm type A H5N1 nhằm xác định tỷ lệ lưu hành. Giải trình tự gene HA đối với một số mẫu đại diện để xác định sự biến đổi di truyền và clade virus. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lưu hành của virus cúm gia cầm type A H5N1 trên gia cầm tại bốn tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long) là 6,5%, tỷ lệ lưu hành trên vịt là 9,7% và trên gà là 4%. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát sự biến đổi di truyền cho thấy, tỷ lệ nucleotide của các chủng virus cúm gia cầm type A H5N1 lưu hành tại các địa phương sai khác so với chủng virus tham chiếu A/Hong Kong/6841/2010 từ 2,3-3,2%. Trình tự các acid amin ở vị trí nối kết giữa đoạn HA1 và HA2 là Q-ERRRKR-G tương đồng với trình tự của chủng virus tham chiếu A/Hong Kong/6841/2010. Các chủng virus cúm gia cầm type A H5N1 lưu hành tại các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long thuộc clade 2.3.2.1
Đặc điểm và phương pháp chẩn đoán bệnh do Ehrlichia canis gây ra trên chó tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những đặc điểm và phương pháp chẩn đoán hiệu quả bệnh Ehrlichiosis do Ehrlichia canis (E. canis) gây ra trên chó. Tổng số 151 mẫu máu được thu thập từ những con chó nghi nhiễm E. canis. Mẫu máu từ chó nghi bệnh được chẩn đoán bằng kit E. canis-Ab, đồng thời được kiểm tra sự hiện diện của phôi dâu E. canis trên tế bào bạch cầu bằng phương pháp nhuộm tiêu bản máu và đếm số lượng tiểu cầu. Kết quả kiểm tra cho thấy có 103/151 (68,21%) mẫu dương tính với E. canis bằng kit E. canis-Ab. Tình trạng giảm tiểu cầu được ghi nhận ở 69/80 (86,25%) con chó dương tính với E. canis. Tỷ lệ chó nhiễm E. canis tại thành phố Rạch Giá không phụ thuộc vào giới tính, giống, tuổi, hình thức nuôi, và tính trạng lông; nhưng phụ thuộc vào tình trạng nhiễm ve. Chẩn đoán bệnh do E. canis cần phải kết hợp cả hai phương pháp kiểm tra nhanh bằng kit E. canis-Ab và nhuộm tiêu bản máu đối với tất cả những con chó có biểu hiện lâm sàng. Giảm tiểu cầu là dấu hiệu đặc trưng nhất giúp chẩn đoán xác định chó nhiễm E. canis
ĐIềU TRA TìNH HìNH NHIễM VI KHUẩN LEPTOSPIRA TRÊN ĐàN Bò SữA, CHó Và CHUộT TạI CÔNG TY Cổ PHầN THUỷ SảN SÔNG HậU
Đề tài được nghiên cứu trên đàn bo? sư?a, cho? va? chuô?t tại tra?i chăn nuôi và quanh khu vư?c cu?a công ty cổ phần thuỷ sản Sông Hậu bă?ng phương pha?p vi ngưng kê?t vơ?i 23 chu?ng kha?ng nguyên Leptospira. Tỷ lệ nhiễm Leptospira ở trại chăn nuôi bò sữa cao nhất tìm thấy trên chuột (55,55%), kế đến là chó (40,46%) và thấp nhất ở đàn bò sữa (22,61%). Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên bo? và chó không phụ thuộc vào lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm Leptospira trên cho? và chuô?t không phụ thuộc vào giới tính. Ơ? bo? phâ?n lơ?n mâ?u dương ti?nh ơ? hiê?u gia? tư? 1:100 đến 1:400, 1:100 đến 1:200 ơ? chuô?t, 1:100 phô? biê?n ơ? cho?. Số chủng Leptospira nhiễm nhiều nhất (22 chủng) phát hiện trên chuột, ở bò (16 chủng), chó (11 chủng). Tất cả các chủng Leptospira phổ biến trên bò sữa và chó đều có trên chuột. Các chủng Leptospira nhiễm ghép trên cùng một cá thể rất đa dạng và phong phú, chuột nhiễm ghép từ 2 -6 chủng, bò và chó chỉ nhiễm ghép 2 đến 3 chủng. Trong 22 chủng, có 9 chủng đồng thời cùng được phát hiện trên bò sư?a, chó và chuột. Chuột là vật có khả năng mang và bài thải mầm bệnh Leptospira, đặc biệt đáng chú ý là 6 chủng: L. bataviae bataviae Van Tienen, L. ballum castellonis castellon 3, L. pyrogenes pyrogenes Salinem, icterohaemorrhagiae Tonkini LT9668, L. sejroe hardjo Hardljoprajitno, L. tarassovi tarassovi Mitis Johnson. Chuột có thể là nguồn làm lây nhiễm Leptospira cho bo? va? chó trong tra?i bò sữa với hệ số tương quan R2 (0,77)
XÁC ĐỊNH NGUỒN LÂY TRUYỀN BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA DO VI KHUẨN SALMONELLA TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đề tài được nghiên cứu trên phân động vật và người, thịt, môi trường ở 16 lò mổ và 19 chợ bán lẻ tại 4 tỉnh và 1 thành phố. Có sự lưu hành của Salmonella trên phân và thịt heo, bò, gà, vịt, môi trường giết mổ và phân tiêu chảy ở người tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 9,51% (446/4.690 mẫu). Heo nái có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao nhất. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt heo (17,50%), bò (17,32%) cao hơn trên phân heo (6,09%), và phân bò (6,59%). Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt gà (8,81%), vịt (10,69%), và phân gà (8,81%), vịt (6,68%) là tương đương nhau. Tỷ lệ nhiễm Salmonella trên thịt heo, bò, gà, vịt giữa chợ và lò mổ là không khác biệt nhau và dao động từ 9,13% đến 18,52%. Có 19 chủng phổ biến trong tổng số 55 chủng đã được xác định. Trong đó phổ biến nhất là S. Anatum, S. Typhimurium, S. Weltevreden, S. Senftenberg, S. Newport. Chất chứa trong đường tiêu hóa của gia súc, gia cầm là nguồn làm vấy nhiễm vi khuẩn Salmonella vào thân thịt. Động vật, đặc biệt là thịt heo, bò là nguồn quan trọng nhất làm lan truyền bệnh do vi khuẩn Salmonella sang người
Phân lập vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh phù thũng trên heo con sau cai sữa tại tỉnh Kiên Giang
Vi khuẩn Escherichia. coli là một trong những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trên heo, đặc biệt là bệnh phù thũng xảy ra trên heo sau cai sữa với tỷ lệ chết cao gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi. Đề tài được thực hiện từ 1/2017 đến 4/2018, nhằm xác định tỷ lệ bệnh, các chủng F4, F18, gene độc lực Shiga toxin 2e (Stx2e) và sự đề kháng của vi khuẩn. Theo kết quả khảo sát, trong số 1.387 con của 76 đàn heo sau cai sữa tại 4 huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, có 207 con bệnh chiếm 19,47% và không khác nhau ở 4 huyện; 165/207 con chết, chiếm 61,11% và có sự khác biệt giữa các huyện. Các triệu chứng đặc trưng phổ biến là mí mắt sưng (90,65%), đầu sưng (80,37%), co giật kiểu bơi (69,16%). E. coli phân lập được từ 107/107 heo bệnh (100%) gồm phân và hạch lâm ba màng treo ruột. Gene Stx2e trên heo phù thũng chiếm 47,66%. E. coli gây bệnh phù thũng trên heo con tại tỉnh Kiên Giang không khác biệt ở các tuần tuổi. E. coli phân lập trên heo con ở hộ gia đình (82,24%) cao hơn trang trại (17,76%), mùa mưa (61,68%) cao hơn mùa nắng (38,32%). E.coli nhạy cảm cao với 9/12 loại kháng sinh. Chúng đã kháng cao với trimethoprim/sulfamethoxazole (95,33%), ampicillin (92,52%) và streptomycin (62,62%). Có 103/107 chủng đa kháng từ 2 đến 9 loại kháng sinh với kiểu hình đa kháng rất đa dạng và phức tạp
KHẢO SÁT SỰ LƯU HÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU GIẢI TRÌNH TỰ GENE CỦA VIRUS CÚM GIA CẦM SUBTYPE H5N1 TẠI TỈNH CÀ MAU VÀ SÓC TRĂNG
Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm và bước đầu nghiên cứu trình tự gene HA (H5) và NA (N1) của một số chủng virus cúm gia cầm, subtype H5N1 tại tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng. Bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR đã giúp phát hiện sự lưu hành của virus cúm gia cầm và với kỹ thuật giải mã gene đã bước đầu giải mã gene các chủng virus cúm gia cầm ở tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng. ở tỉnh Sóc Trăng có sự lưu hành của virus cúm gia cầm subtype H5 với tỷ lệ 1,67% , xảy ra chủ yếu là trên vịt, không phát hiện sự lưu hành của subtype N1. ở tỉnh Cà Mau không phát hiện sự lưu hành của virus cúm gia cầm subtype H5N1. Kết quả giải mã gene từ 4 mẫu của chủng virus cúm gây bệnh trên gia cầm ở tỉnh Cà Mau và Sóc Trăng có mức độ tương đồng về nucleotide và amino acid 92 ? 98% trong trình tự gene H5, và trong trình tự gene N1 có tỷ lệ tương đồng tương đối cao 92 - 99% về thành phần nucleotide, 91 - 99% về amino acid với các chủng đã phân lập ở Việt Nam trước đây và 1 số nước Châu á. Các chủng virus thu nhận được có cùng nguồn gốc phát sinh với các chủng virus cúm gia cầm thuộc phân dòng Quảng Đông, Trung Quốc