2 research outputs found

    Tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin ứng dụng xử lý methylene blue

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp vật liệu Fe3O4/lignin và đánh giá khả năng xử lý methylene blue của vật liệu. Trong đó, Fe3O4 được tổng hợp bằng phương pháp đồng kết tủa, lignin được trích ly từ bã mía và vật liệu Fe3O4/lignin được kết hợp thông qua tác nhân liên kết citric acid. Các vật liệu sau khi tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại như kỹ thuật nhiễu xạ tia X để xác định đặc điểm cấu trúc của các hạt Fe3O4; kỹ thuật quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier để xác định sự có mặt của các liên kết trong phân tử vật liệu hấp phụ; kính hiển vi quang học để xác định hình thái bề mặt của Fe3O4/lignin. Độ bão hòa từ của các hạt Fe3O4 và Fe3O4/lignin được xác định bằng từ kế mẫu rung lần lượt là 95 và 49,5 emu.g-1. Khả năng hấp phụ và nhả hấp phụ methylene blue của Fe3O4/lignin được đánh giá bằng phương pháp UV-Vis. Kết quả cho thấy hiệu suất hấp phụ tối đa của Fe3O4/lignin đối với metylen blue có thể đạt 96,53% ở pH 6-7 trong 60 phút và hiệu suất nhả hấp phụ là 66,5% trong 75 phút. Việc xử lý metylene blue tuân theo mô hình động học giả kiến bậc hai và mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

    Phân tích hồi quy xu thế và một áp dụng thú vị

    Get PDF
    Bài viết giới thiệu một phương pháp phân tích thống kê được áp dụng phù hợp cho các dữ liệu có tính tuần hoàn, “mùa vụ”. Dữ liệu sẽ được mô hình hoá theo dạng mô hình hồi quy xu thế, được thiết lập dựa trên biến thời gian và các biến “giả mùa”. Phương pháp được áp dụng minh họa rất thú vị trên bộ dữ liệu kinh doanh của căn tin Văn phòng Đoàn Trường Đại học Cần Thơ. Chúng tôi cũng thử áp dụng bộ dữ liệu này với mô hình ARIMA, một mô hình rất hay dùng trong phân tích chuỗi thời gian
    corecore