11 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHÍN CÀ CHUA VÀ NỒNG ĐỘ NACL ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY PECTIN METHYLESTERASE TỪ CÀ CHUA (SOLANUM LYCOPERSICON L.)
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly pectin methylesterase (PME) từ cà chua được thực hiện nhă?m xa?c đi?nh điê?u kiê?n tri?ch ly PME cho hiệu suất và hoa?t ti?nh cao. ảnh hưởng của nồng độ dung dịch muối NaCl và độ chín đến khả năng trích ly PME được khảo sát, đồng thời chế độ bảo quản PME thô thích hợp giu?p duy tri? hoa?t ti?nh cu?a enzyme cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nồng độ dung dịch muối NaCl 1,25M và độ chín khởi phát (breaker) cho hoạt tính PME cao nhất. Ước tính hoạt tính tổng PME đạt 6566 U cho 100g nguyên liệu cà tươi (tương đương khoảng 65000 U/kg nguyên liệu cà tươi). Quá trình tồn trữ PME thô tốt nhất ở nhiệt độ -30oC. Sau thời gian tồn trữ 21 ngày, PME giảm 36% hoạt tính ở nhiê?t đô? trư? đông -30oC va? giảm đê?n 69% hoạt tính trong điê?u kiê?n ba?o qua?n ở nhiệt độ 4oC
Nghiên cứu quy trình tạo sourdough từ nước khóm lên men và ứng dụng trong chế biến bánh mì
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thông số tối ưu của quy trình tạo sourdough từ nước khóm lên men cũng như thông số tối ưu của quy trình chế biến bánh mì từ sourdough để bánh mì có chất lượng tốt nhất. Nội dung nghiên cứu bao gồm: (i) xác định thời gian lên men sourdough tối ưu, là thời gian phối trộn bột mì với nước khóm lên men (5, 6 và 7 ngày); (ii) xác định tỷ lệ levain tối ưu (10%, 20% và 30%) cùng thời gian ủ bánh mì lần thứ nhất tối ưu (1 giờ, 2 giờ và 3 giờ); và (iii) xác định nhiệt độ nướng tối ưu (220oC, 230oC, 240oC) trong quy trình chế biến bánh mì. Kết quả nghiên cứu cho thấy bánh mì đạt chất lượng cao nhất khi sử dụng sourdough được lên men trong 6 ngày, tỷ lệ levain 20%, thời gian ủ lần thứ nhất là 2 giờ và nhiệt độ nướng 230oC
PHẢN HỒI VỀ MỘT SỐ KHÍA CẠNH CHĂN NUÔI DÊ CỦA NÔNG HỘ VÙNG ĐỒI
Chăn nuôi dê vùng đồi ở Bắc Miền trung chủ yếu là hình thức chăn nuôi quảng canh trên đồng bãi tự nhiên, cỏ lá nghèo dinh dưỡng. Giống dê cỏ địa phương được dân ưa nuôi vì nó có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương và môi trường dinh dưỡng nghèo cả về số lượng và chất lượng thức ăn. Vì vậy trọng lượng xuất chuồng chỉ đạt ở mức trung bình. Việc sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp vào mục đích chăn nuôi dê chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của các đại phương. Vào mùa mưa sức khỏe của dê giảm sút do thiếu ăn đã làm bệnh tật phát sinh nhiều, gây khó khăn cho người chăn nuôi. Để giúp chăn nuôi dê phát triển cần có nhiều nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp người dân chăn nuôi hiệu quả hơn. Nên tập trung nghiên cứu vào hai khía cạnh chính là sử dụng nguồn thức ăn bản địa để nuôi dê và kiểm soát các bệnh phát sinh nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chăn nuôi