216 research outputs found
Nghiên cứu sự tạo thành và phân huỷ gốc tự do HO*, dưới tác dụng của xúc tác phức [Co(Acac)]+
Homogeneous catalysts complex is increasingly widely used in many fields. Under the catalytic effect of the complex, the reaction occurs in softer conditions, so the energy savings for the response process. Using the method, the inhibitor - competition, special effects with free radicals HO*, have demonstrated arising and destroying of free radicals HO*, under the effect of the catalytic complex [Co(Acac)]+, there is a change of oxidation of Co2+. Demonstrate, mechanism of reactions that take place under the original circuit. This paper is the research results arise and destroying the free radicals HO*, under the effect of the catalytic complex [Co(Acac)]+, has determined the reaction mechanism is the Circuit of radical and the oxidation rate constants k(Ind+HO*) = 5.46×108 (1.mol-1.s-1)
NGHIÊN CỨU VỀ BIÊN PHA HÌNH THÁI CỦA HỆ GỐM ÁP ĐIỆN PZT – PbMnSbN
p đ n 0,9 Pb(ZrxTi1-x)O3 – 0,1 Pb[(Mn1/3Nb2/3)0,7(Sb1/2Nb1/2)0,3]O3 (v ết tắt là PZT-PMnSbN) đã được chế tạo bằng phương ph p colu b te. C c ẫu g th êu kết ở nh t độ 1150 oC đ u c cấu t c pe ovsk te. Cấu t c c a g p đ n PZT - PMnSbN thay đổ từ tứ g c sang ặt tho , đồng thờ nh t độ chuyển pha g ả kh tăng tỉ l thành phần Z /T . C c thông s : hằng s đ n ô , độ tổn hao tg, h s l ên kết đ n cơ kp đ u đạt g t ị t ưu vớ tỉ l Z /T ≈ 49/51, tạ đ g c phân cực dư lớn Pr = 49,2 µC.cm−2 và t ường đ n kh ng nhỏ EC = 10,28 kV.cm−1. Căn cứ vào sự b ến đổ c a tính chất, đ ể chuyển pha hình th c a h g được dự đo n nằ tạ vị t í ngay phía t ên thành phần c x = 0,49. Từ đ ta c cơ sở để lựa chọn thành phần ph hợp cho c c ứng d ng p đ n
Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc
Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà
KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ CỦA BƯỚM SÂU VẼ BÙA (PHYLLOCNISTIS CITRELLA STAINTON) BẰNG BẪY PHEROMONE GIỚI TÍNH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG
Diễn biến quần thể của Phyllocnistis citrella Stainton được khảo sát ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Gian) bằng cách đặt bẫy pheromone giới tính tổng hợp. Kết quả khảo sát cho thấy bướm P. citrella hiện diện quanh năm với động thái quần thể phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Số lượng bướm vào bẫy ở mức độ cao từ tháng giêng đến tháng 5 (ở giai đoạn mùa khô và đầu mùa mưa), và thấp từ tháng 6 đến tháng 12 (giai đoạn mưa rất nhiều). Trong khi số lượng bướm vào bẫy ở khu vực thành phố Cần Thơ chỉ tạo thành hai cao điểm vào tháng hai và tháng 4 thì số lượng bướm vào bẫy ở vùng Châu Thành, Hậu Giang lại tạo thành ba cao điểm vào tháng giêng, tháng 4 và tháng 8
Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 pha tạp Cr3+
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo và tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 (viết tắt PZT 82,5/17,5) pha tạp Cr3+. Mẫu được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền thống kết hợp nghiền lần một trên máy nghiền hành tinh PM 400/2 các oxýt ban đầu và bột PZT sau khi nung sơ bộ với các nồng độ khác nhau của Cr2O3 cùng với xử lý bằng sóng siêu âm công suất ở môi trường ethanol thay nghiền lần hai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp gốm bằng cải tiến như trên là có hiệu quả và chỉ tốn một nửa thời gian. Các mẫu thu được đều có cấu trúc perovskite thuần túy và pha mặt thoi; mật độ gốm ρ= 7.22-7,48 g/cm3; hệ số phẩm chất cơ học Qm = 32- 306; hằng số điện môi tỉ đối e/e0 = 343-690; hệ số liên kết điện cơ theo dao động bán kính kp = 0,11- 0,22; hệ số liên kết điện cơ dao động theo chiều dày kt = 0,11- 0,23; hệ số tổn hao điện môi tgd ≤ 0,21
Xác định các dịch vụ hệ sinh thái của hệ sinh thái rừng tràm ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tầm quan trọng các dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Việc nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 120 hộ dân thuộc các mô hình trồng tràm, trồng keo lai, lúa 2 vụ, và lúa – tôm về những lợi ích trực tiếp, gián tiếp và đóng góp của rừng đối với sinh kế của người dân địa phương nhằm kiểm soát, khai thác các sản phẩm rừng mà không làm tổn hại đến môi trường, đồng thời duy trì và bảo tồn được nguồn tài nguyên này. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ý kiến từ đại diện các mô hình trên cho thấy dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng nhất (điểm 5) chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,8%, 28,13%, 25%, trong khi đó dịch vụ văn hóa không nhận được ý kiến đánh giá (0%). Từ đó cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chuyên môn và doanh nghiệp cần xúc tiến hợp tác nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch sinh thái cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng, cụ thể cần xác định các DVHST rừng tràm từ ý kiến các bên liên quan và thụ hưởng nhằm đề xuất giải pháp quản lý và khai thác rừng hiệu quả hơn
Tạo dòng tế bào hybridoma tiết kháng thể đơn dòng gây ngưng kết hồng cầu của người mang kháng nguyên A
The determination of ABO blood group is obliged in many cases especially before blood transfusion, that is indicated at Point a, Clause 4, Article 14 Circular 26/2013/TT-BYT - Vietnam, date 09.16.2013. For this purpose, both standard sera (monoclonal antibodies) and standard red blood cells are common used but monoclonal antibodies are prefered. In Vietnam, monoclonal antibodies against ABO blood group are not available in domestic production. In this study, we succeeded in the generation of hybidoma cells secreting anti-A monoclonal antibody. Firstly, Balb/c mice were injected with Vietnamese human group A red blood cells to evoke B lymphocyte cells against A antigen present on the surface of the red blood cells. Afterward the lymphocytes were fused with sp2/0 myeloma cells in the presence of polyethylene glycol (PEG) to gain hybrid cells that were identified through ability to expand cells in a selective medium (hypoxanthine aminopterine thymine - HAT) at 37°C and 5% CO2. During screening and isolation process, the positive clones were identified by agglutination test with standard group A red blood cells. Of the 1440 wells, 12 monoclonal hybrid clones were selected. The hybrid cell line (designated A6G11C9) was the best one secreting the highest anti-A monoclonal antibody into culture with the antibody titer of 512. The antibody showed good intensity (+++), and the agglutination was visible by 10 seconds. This antibody is the promising for ABO-grouping kit development.Xác định nhóm máu ABO là bắt buộc đối với người cho và người nhận máu trước khi truyền máu được quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 của Thông tư 26/2013/TT-BYT, ngày 16/9/2013. Theo đó, nhóm máu ABO phải được xác định bằng phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu. Trong xét nghiệm y tế hiện nay người ta sử dụng kháng thể đơn dòng kháng A để xác định hồng cầu mang kháng nguyên A trên bề mặt. Cho đến nay, đã có nhiều công ty sản xuất và thương mại kháng thể đơn dòng kháng A trên thế giới, tuy nhiên chưa có đơn vị nào tại Việt Nam sản xuất kháng thể này. Do vậy, để chủ động công nghệ và nguồn sinh phẩm, chúng tôi đã nghiên cứu để tạo ra tế bào lai sản xuất kháng thể kháng nguyên A bằng công nghệ tế bào lai. Trong bài báo này, chúng tôi công bố việc tạo thành công dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu mang kháng nguyên A. Tế bào lai được tạo ra bằng cách lai tế bào lymphocyte B chuột (chuột Balb/c đã được gây miễn dịch bằng hồng cầu mẫu nhóm máu A) với tế bào myeloma chuột sp2/0 với sự có mặt của polyethylene glycol (PEG). Tế bào lai được nuôi cấy trong môi trường chọn lọc hypoxanthine aminopterine thymine (HAT) ở 37oC và 5% CO2. Kết quả là mười hai dòng tế bào lai đơn dòng sinh kháng thể gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu nhóm máu A được chọn lọc từ 1440 vị trí nuôi cấy. Dòng tế bào A6G11C9 được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Hiệu giá kháng thể của dòng tế bào này là 512, cường độ phản ứng tốt (+++), thời gian kháng thể gây ngưng kết hồng cầu khoảng 10 giây. Kháng thể do tế bào A6G11C9 sản xuất có thể sử dụng để tạo bộ sinh phẩm xác định nhóm máu ABO
Ứng dụng phần mềm primer đánh giá sự phân bố cá tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau
Nghiên cứu thành phần loài cá tự nhiên ở mô hình trồng keo lai, tràm trồng và tràm tự nhiên theo tầng phèn và độ tuổi cây rừng được thực hiện từ 09/2018 đến 03/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ngư cụ lưới kéo, lưới giăng, lợp, lờ, lú, vớn, lưới ma trận được sử dụng để bắt cá. Vào mùa mưa, 21 loài cá thuộc 06 bộ, 12 họ được phát hiện, trong khi đó 25 loài cá thuộc 15 họ, 08 bộ được phát hiện vào mùa khô. Bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất ở cả hai mùa với 11 loài. Sản lượng cá theo mẫu khảo sát dao động trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 2,28 g và 2,32 g; 2,13 g – 7.652,53 g và 1,52 g – 10.339,85 g. Nhóm cá trắng như cá rằm (Puntius brevis), cá đỏ mang (Puntius orphoides), cá lành canh xiêm (Parachela siamensis), cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) phân bố ở vùng đất phèn sâu, trong khi cá rô (Anabas testudineus), cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá lia thia (Betta taeniata) phân bố ở vùng phèn nông. Đa dạng cá được chia thành 03 nhóm cá tương đồng theo vị khảo sát trong mùa mưa và 02 nhóm trong mùa khô. Qua kết quả nghiên cứu, loại mô hình, điều kiện phèn và yếu tố mùa có ảnh hưởng lớn đến đa dạng cá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu
Accomplishment of a protocol for simultaneous detection of 14 intestinal bacterial pathogens based on PCR-Reverse Dot Blot
Food poisoning, caused by a bacterial infection, consequently led to a wide range of infections and endanger to public health, has been considered as a big concern in the world. Therefore, it is an urgent demand for the clinical laboratory to exactly identify infectious bacteria. In our previous study, we successfully published a protocol based on the PCR-Reverse Dot Blot (PCR-RDB) to determine simultaneously 12 bacterial intestinal pathogens, including Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Clostridium perfringen, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Escherichia coli O157: H7, Salmonella spp., Shigella spp.., Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Yersinia enterocolitica and Brucella spp. In this study, we continuously developed our published protocol by designing additional probes: positive control probe, negative control probe, color control probe and background signal controller. Moreover, concerning the clinical demand, the supplement of two designed probes, which detected Campylobacter jejuni và Yersinia enterocolitica O:8 caused intestinal infected diseases mainly in children, was necessary. As a result, this completed PCR-RDB protocol can simultaneously detect a total of 14 intestinal bacterial pathogens within high specificity and the sensitivity of 102 copies/ml. For the protocol confirmation, it was tested by 30 fecal samples and the results completely match with the commercial kit PowerCheckTM 20 Pathogen Multiplex Real-time PCR Kit (Korea)
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao
- …