119 research outputs found

    THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA RONG BIỂN QUẦN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI

    Get PDF
    Lý Sơn là một quần đảo (gồm hai đảo là Lý Sơn và An Bình) thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển đảo Lý Sơn. Đây là kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 11 - 2009 và tháng 5 - 2010 tại quần đảo Lý Sơn trên 8 mặt cắt (4 mặt cắt tại đảo Lý Sơn và 4 mặt cắt tại đảo An Bình) trong khuôn khổ đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn”. Kết quả nghiên cứu về rong biển đã phát hiện được 133 loài rong biển tại vùng biển quần đảo Lý Sơn. Trong đó, rong Lam (Cyanophyta) có 13 loài, rong Đỏ (Rhodophyta) có 71 loài,  rong Nâu (Phaeophyta) có 22 loài và rong Lục (Chlorophyta) có 27 loài. Số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động trong khoảng 54 loài/mặt cắt (mặt cắt VIII) đến 71 loài (mặt cắt IV) và trung bình là 63 loài/mặt cắt. Hệ số tương đồng Sorenson tại các mặt cắt dao động từ 0,46 (giữa mặt cắt II và VII, giữa II và VIII) đến 0,64 (giữa mặt cắt IV và V) và trung bình là 0,56. Về phân bố sâu, trong số 133 loài rong biển đã phát hiện được, có tới 119 lượt loài phân bố ở vùng triều và 99 lượt loài phân bố ở vùng dưới triều, trong đó có 83 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều. Phần lớn các loài phân bố trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5m so với 0m hải đồ và khu hệ rong biển vùng quần đảo Lý Sơn mang tính nhiệt đới với chỉ số C = 4,5

    Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 pha tạp Cr3+

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo và tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 (viết tắt PZT 82,5/17,5) pha tạp Cr3+. Mẫu được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền thống kết hợp nghiền lần một trên máy nghiền hành tinh PM 400/2  các oxýt ban đầu và bột PZT sau khi nung sơ bộ với các nồng độ khác nhau của Cr2O3 cùng với xử lý bằng sóng siêu âm công suất ở môi trường ethanol thay nghiền lần hai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp gốm bằng cải tiến như trên là có hiệu quả và chỉ tốn một nửa thời gian. Các mẫu thu được đều có cấu trúc perovskite thuần túy và pha mặt thoi; mật độ gốm ρ= 7.22-7,48 g/cm3; hệ số phẩm chất cơ học Qm = 32- 306; hằng số điện môi tỉ đối e/e0 = 343-690; hệ số liên kết điện cơ theo dao động bán kính kp = 0,11- 0,22; hệ số liên kết điện cơ dao động theo chiều dày kt = 0,11- 0,23; hệ số tổn hao điện môi tgd ≤ 0,21

    MẠNG LƯỚI CÁC TÁC NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM SAM CHUỒN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lướ

    KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊT LỢN AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng tiếp cận thịt lợn an toàn của người tiêu dùng, tạo cơ sở xác định giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 100 người tiêu dùng ở 4 phường của thành phố Huế được chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc. Phỏng vấn sâu được tiến hành với 8 cán bộ các ban ngành liên quan và tiểu thương để thu thập thông tin về tình hình quản lý thịt lợn trên địa bàn thành phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 100 % người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thịt lợn an toàn và sẵn sàng chi trả thêm, nhưng chỉ 27 % số người được hỏi sẵn sàng chi trả thêm trên 20 % giá thường. Khả năng tiếp cận đến thịt lợn an toàn của người tiêu dùng rất thấp, yếu tố chính cản trở đến khả năng tiếp cận là sự sẵn có của thịt an toàn và lòng tin đối với thịt an toàn. Để đẩy mạnh khả năng tiếp cận thịt an toàn cần chú trọng đến công tác tuyên truyền về thịt lợn an toàn, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát từ sản xuất đến cung ứng nhằm củng cố lòng tin cho người tiêu dùng, cũng như tạo ra được sản phẩm sẵn có trên thị trường.Từ khóa: sự sẵn sàng chi trả, khả năng tiếp cận, thịt lợn an toà

    Nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2)

    Get PDF
    Chế phẩm oligochitosan – nano silica có khối lượng phân tử (Mw) từ 4-6 kDa, hạt nano silica có kích thước từ 20-30 nm được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.). Kết quả khảo sát hiệu lực kháng nấm C. gloeosporioides trong điều kiện in vitro cho thấy trong khoảng nồng độ bổ sung chế phẩm từ 20 đến 80 ppm đều có tác dụng ức chế sự phát triển của tản nấm tương ứng 15,6 đến 67,2%. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của oligochitosan – nano silica in vivo lên hàm lượng chlorophyll của cây ớt trồng trong điều kiện nhà màng ở nồng độ từ 20 đến 80 ppm đều cho kết quả vượt trội so với đối chứng và đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ 60 ppm. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy khi xử lý ở nồng độ 60 ppm không những có tác dụng gia tăng khả năng kháng bệnh của cây ớt từ 37,8 lên 88,8% mà còn làm giảm chỉ số bệnh từ 39,2 đến 13,7%. Chế phẩm oligochitosan – nano silica hứa hẹn sẽ là một sản phẩm công nghệ cao, an toàn và hiệu quả trong phòng trừ bệnh thán thư trên cây ớt do nấm C. gloeosporioides gây ra

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CO2 TỪ KHÍ THẢI ĐỐT THAN ĐỂ NUÔI VI TẢO SPIRULINA PLATENSIS

    Get PDF
    UTILIZATION OF CO2 CAPTURED FROM THE COAL-FIRED FLUE GAS FOR GROWING  SPIRULINA PLATENSIS SP4 The paper presents the results concerning the utilization of CO2 captured from the coal-fired flue gas for growing the  Spirulina platensis SP4 in laboratory condition. Several research results on the conversion of CO32- and HCO3- in algal suspension and CO2 intake efficiency by the alga were presented. The growth and  biomass quality of  Spirulina platensis SP4 using CO2 from fired-coal flue gas were equivalent to that of the alga grown in the pure CO2 experimental lot

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm
    corecore