56 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CÁC HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định những hệ thống sử dụng đất đai đặc trưng cho vùng ven biển (Đông) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời, đánh giá tác động của thay đổi thời tiết và nước biển dâng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Khả năng chuyển dịch của hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích trong đề tài. Việc phân tích này được thực hiện trong điều kiện tự nhiên quá khứ (1960 ? 1999) và trong điều kiện dự đoán biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (2050). Những hệ thống sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vĩnh Châu bao gồm: chuyên tôm, chuyên màu, lúa ? màu luân canh, muối ? artemia và tôm ? lúa ? màu. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế ? xã hội và nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong hệ thống sử dụng đất đai cũng được phân tích. Nghiên cứu còn đưa ra vòng chu chuyển nước đặc trưng trong nông hộ; đây là cơ sở quan trọng giúp xác định thực trạng sử dụng nước và khả năng sử dụng nước tiết kiệm trong tương lai. Số liệu mô phỏng của SEA ? START cho thấy nhiệt độ ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng cao; trong khi đó, lượng mưa (nguyên năm) được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2011 ? 2050; sự thay đổi thủy văn cùng với sự gia tăng của mực nước biển được xem là những nguyên nhân chính dẫn đến việc phần lớn khu vực huyện sẽ bị nhiễm mặn (nồng độ cao trên 25 g/l)

    ẢNH HƯỞNG CỦA OXY HÒA TAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TIÊU HÓA CỦA CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nước ngọt phổ biến đang được nuôi và xuất  khẩu chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của cá. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của oxy hòa tan lên sinh trưởng của cá tra giai đoạn giống. Nghiên cứu được tiến hành với 2 thí nghiệm là: (i) ảnh hưởng của oxy lên tăng trưởng  và (ii) ảnh hưởng của oxy lên độ tiêu hóa của cá tra ở các mức 30%, 60% và 100% oxy bão hòa (tương ứng với 2,38; 4,77 và 7,95 mgO2/l ở nhiệt độ 270C) trong bể 1m3. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá tra nuôi ở mức 100% oxy bão hòa có tốc độ tăng trưởng, độ tiêu hóa thức ăn, độ tiêu hóa đạm và năng lượng cao hơn  có ý nghĩa (p0,05). Tuy nhiên, hàm lượng glucose của cá tra khi nuôi ở hàm lượng oxy hòa tan 30% và 60% bão hòa cao hơn có ý nghĩa (

    Xác định thành phần và tỷ lệ phối trộn trong sản xuất trà hòa tan catechin

    Get PDF
    Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm

    Vai trò của hydrocarbon biểu bì trong pheromone giới tính của sâu đục dây khoai lang Omphisa anastomosalis Gueneé (Lepidoptera: Crambidae)

    No full text
    Omphisa anastomasalis là đối tượng gây hại quan trọng trên khoai lang ở khu vực Đông Nam Á. Nhằm ứng dụng pheromone giới tính như là công cụ khảo sát diễn biến mật số quần thể, từ đó hỗ trợ thông tin cho việc xây dựng các chương trình quản lý hiệu quả, vai trò của hydrocarbon biểu bì trong sự hấp dẫn của pheromone giới tính đối với O. anastomasalis được khảo sát bằng các phân tích GC-EAD và GC-MS và đánh giá hiệu quả hấp dẫn ngoài đồng. Kết quả phân tích mẫu ly trích từ tuyến pheromone ghi nhận được ba thành phần gồm các hợp chất E10-16:Ald, E14-16:Ald và E10,E14-16:Ald. Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu ly trích từ thân đã ghi nhận được bốn thành phần với hợp chất Z3,Z6,Z9-23:H là thành phần thứ tư. Xa hơn, phân tích mẫu ly trích từ cánh chỉ ghi nhận được thành phần Z3,Z6,Z9-23:H. Điều này chứng tỏ thành phần Z3,Z6,Z9-23:H là một hydrocarbon biểu bì và được tiết ra từ bề mặt cơ thể của ngài cái. Trong đánh giá ngoài đồng, mồi pheromone được điều chế từ 3 thành phần ghi nhận trong tuyến pheromone không cho hiệu quả hấp dẫn đối với ngài O. anasotosalis đực. Khi được thêm vào mồi Z3,Z6,Z9-23:H đã làm gia tăng có ý nghĩa số lượng ngài O. anasotosalis đực vào bẫy, ngay cả cao hơn so với bẫy được đặt mồi là ngài cái chưa giao phối
    corecore