326 research outputs found

    Tổng hợp chọn lọc lập thể tubuphenylalanine axit (Tup) của tubulysin

    Get PDF
    A highly stereoselective synthesis of tubuphenylalanine fragment (9) of tubulysin is described with the key step of Wittig condensation reaction and stereoselective hydrogenation of double bond. The desired product was confirmed by 1D and 2D-NMR spectroscopies. Keywords. Wittig reaction, triethyl-2-phosphonopropionate, phenylalanine

    CHẾ TẠO VÀNG NANO ĐIỀU CHỈNH TĂNG KÍCH THƯỚC HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾU XẠ GAMMA Co-60 VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG CHỐNG OXI HÓA

    Get PDF
    Tóm tắt: Dung dịch keo Au nano kích thước hạt trong khoảng 10-53 nm được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 sử dụng chitosan tan trong nước (CTTN) làm chất ổn định và sử dụng hạt mầm Au nano nồng độ 1 mM. Bước sóng hấp thụ cực đại (λmax) đo bằng phổ UV-Vis và kích thước hạt xác định từ ảnh TEM. Kết quả cho thấy λmax tăng từ 523 nm (hạt mầm) lên 525; 537 và 549 nm và kích thước hạt Au nano tăng từ 10 nm (hạt mầm) lên 20; 38 và 53 nm tương ứng đối với tỉ lệ nồng độ Au3+/Au0 (hạt mầm) từ 2,5; 5 và 10. Hiệu ứng chống oxi hóa của Au nano kích thước 10; 20; 38 và 53 nm được khảo sát sử dụng gốc tự do 2,2'-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulphonic acid) (ABTS•+). Kết quả cho thấy hạt Au nano ~10 nm có hiệu ứng chống oxi hóa tốt hơn đối với hạt có kích thước lớn hơn. Au nano/CTTN chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ γCo-60 rất có triển vọng ứng dụng làm chất chống oxi hóa trong mỹ phẩm và các lĩnh vực khác

    Cải thiện đặc tính bất lợi của đất phèn nhiễm mặn và năng suất lúa qua sử dụng phân hữu cơ và vôi trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện tính chất bất lợi của đất phèn nhiễm mặn, thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm trồng lúa trong chậu được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại của 6 nghiệm thức bao gồm đối chứng chỉ bón phân vô cơ. Các nghiệm thức sử dụng phân bón bao gồm phân hữu cơ (với liều lượng 5 tấn/ha phân hữu cơ bã bùn mía, 5 tấn/ha Bio Pro, bón kết hợp hoặc không với 500 kg CaCO3/ha), và chỉ bón vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng phân hữu cơ kết hợp với vôi giúp gia tăng độ pH của đất, giảm độc chất nhôm, giảm phần trăm natri trao đổi trên phức hệ hấp thu, đồng thời gia tăng hàm lượng đạm và lân hữu dụng trong đất, tăng khả năng chống chịu mặn của cây lúa. Từ đó giúp cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất trên đất phèn nhiễm mặn. Dựa trên các kết quả khả quan của nghiên cứu này, cần triển khai thêm ở thí nghiệm đồng ruộng để kiểm tra kết quả và đưa ra các khuyến cáo thực tế

    Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện nay, mô hình lúa-cá vẫn còn canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích số liệu điều tra từ 205 nông hộ canh tác lúa - cá ở tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để đánh giá hiện trạng kỹ thuật và lợi nhuận của hợp phần cá trong mô hình lúa - cá cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ cá nuôi. Năng suất của tất cả các loài cá nuôi ở các tỉnh thành dao động từ 597 - 734 kg/ha/vụ. Lợi nhuận ròng từ cá dao động từ 3,49 - 9,98 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá tăng khi tăng mật độ thả cá. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá giảm với việc thả cá muộn, tăng diện tích nuôi và áp dụng 3 vụ lúa/năm. Lũ về muộn, mực nước lũ thấp, thiếu thức ăn tự nhiên, trộm cắp cá, tỷ lệ sống của cá thấp và thiếu hợp đồng mua bán cá thịt là những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Chủ động cung cấp nước từ đầu vụ, tăng mật độ thả cá, dưỡng lúa chét, tăng cường tập huấn nuôi cá, tổ chức nhóm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho cá thịt là những  giải pháp để cải tiến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa

    Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật lý của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 pha tạp Cr3+

    Get PDF
    Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo và tính chất điện môi, sắt điện, áp điện của gốm sắt điện Pb(Zr0,825Ti0,175)O3 (viết tắt PZT 82,5/17,5) pha tạp Cr3+. Mẫu được chế tạo bằng công nghệ gốm truyền thống kết hợp nghiền lần một trên máy nghiền hành tinh PM 400/2  các oxýt ban đầu và bột PZT sau khi nung sơ bộ với các nồng độ khác nhau của Cr2O3 cùng với xử lý bằng sóng siêu âm công suất ở môi trường ethanol thay nghiền lần hai. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hợp gốm bằng cải tiến như trên là có hiệu quả và chỉ tốn một nửa thời gian. Các mẫu thu được đều có cấu trúc perovskite thuần túy và pha mặt thoi; mật độ gốm ρ= 7.22-7,48 g/cm3; hệ số phẩm chất cơ học Qm = 32- 306; hằng số điện môi tỉ đối e/e0 = 343-690; hệ số liên kết điện cơ theo dao động bán kính kp = 0,11- 0,22; hệ số liên kết điện cơ dao động theo chiều dày kt = 0,11- 0,23; hệ số tổn hao điện môi tgd ≤ 0,21

    Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý plasma đến độ bám dính của lớp phủ khâu mạch quang trên nền polypropylen. Phần 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý plasma không khí đến tính chất bề mặt polypropylen.

    Get PDF
    In this work, polypropylene (PP) was treated by air plasma to improve its adhesion properties. The influence of plasma treatment time was studied. As can be showed from results of static contact angle, the air plasma treatment improved significantly hydrophilic property of PP surface - the contact angle was reduced from 109 to 56o, respectively, before and after 3 minutes plasma treatment. In addition, Scanning Electron Microscope (SEM) images showed that after plasma treatment, the morphology of polymer surface saw rougher than before. The results of Fourier Transformed Infrared Spectroscopy (FT-IR) also presented that newly created hydrophilic functional groups (C=O, O-H) on the polypropylene surface caused by plasma treatment. As a result, the lap-shear strengths of PP after plasma treatment were substantially improved. As can be conclude from the results of this study, the suitable plasma treatment time for PP was 3 minutes

    Xác định các dịch vụ hệ sinh thái của hệ sinh thái rừng tràm ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tầm quan trọng các dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tại vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Việc nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 120 hộ dân thuộc các mô hình trồng tràm, trồng keo lai, lúa 2 vụ, và lúa – tôm về những lợi ích trực tiếp, gián tiếp và đóng góp của rừng đối với sinh kế của người dân địa phương nhằm kiểm soát, khai thác các sản phẩm rừng mà không làm tổn hại đến môi trường, đồng thời duy trì và bảo tồn được nguồn tài nguyên này. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ý kiến từ đại diện các mô hình trên cho thấy dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng nhất (điểm 5) chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,8%, 28,13%, 25%, trong khi đó dịch vụ văn hóa không nhận được ý kiến đánh giá (0%). Từ đó cho thấy các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chuyên môn và doanh nghiệp cần xúc tiến hợp tác nghiên cứu, phát triển các loại hình du lịch sinh thái cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng, cụ thể cần xác định các DVHST rừng tràm từ ý kiến các bên liên quan và thụ hưởng nhằm đề xuất giải pháp quản lý và khai thác rừng hiệu quả hơn

    Ứng dụng phần mềm primer đánh giá sự phân bố cá tự nhiên ở vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau

    Get PDF
    Nghiên cứu thành phần loài cá tự nhiên ở mô hình trồng keo lai, tràm trồng và tràm tự nhiên theo tầng phèn và độ tuổi cây rừng được thực hiện từ 09/2018 đến 03/2019 tại vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Ngư cụ lưới kéo, lưới giăng, lợp, lờ, lú, vớn, lưới ma trận được sử dụng để bắt cá. Vào mùa mưa, 21 loài cá thuộc 06 bộ, 12 họ được phát hiện, trong khi đó 25 loài cá thuộc 15 họ, 08 bộ được phát hiện vào mùa khô. Bộ cá Vược chiếm ưu thế nhất ở cả hai mùa với 11 loài. Sản lượng cá theo mẫu khảo sát dao động trong mùa mưa và mùa khô lần lượt là 2,28 g và 2,32 g; 2,13 g – 7.652,53 g và 1,52 g – 10.339,85 g. Nhóm cá trắng như cá rằm (Puntius brevis), cá đỏ mang (Puntius orphoides), cá lành canh xiêm (Parachela siamensis), cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) phân bố ở vùng đất phèn sâu, trong khi cá rô (Anabas testudineus), cá bãi trầu (Trichopsis vittata), cá lia thia (Betta taeniata) phân bố ở vùng phèn nông. Đa dạng cá được chia thành 03 nhóm cá tương đồng theo vị khảo sát trong mùa mưa và 02 nhóm trong mùa khô. Qua kết quả nghiên cứu, loại mô hình, điều kiện phèn và yếu tố mùa có ảnh hưởng lớn đến đa dạng cá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

    Phân lập, sàng lọc và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh từ vùng biển Đông Bắc Việt Nam

    Get PDF
    Microorganisms are especially interested in due to the ability to produce secondary compounds with high-value applications. Plenty of novel and diverse chemical structures have been found in the bioactive substances of microorganisms. In this study, we isolated 143 strains of bacteria and actinomycetes from 161 samples including: sediments, sponges, soft corals, echinoderms and starfish collected from three sea areas of Viet Nam: Ha Long - Cat Ba; Co To - ThanhLan; Bai Tu Long. The strains were fermented in A1 medium and then fermentation broths were extracted 5 times with ethyl acetate. The extraction residue screening test using 7 reference strains isolated 15 target strains with the highest biological activity. Most of these strains have dramatic inhibition on Gram positive bacteria: Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245  and Candida albicans ATCC10231 with MIC values  ​​less than or equal to the MIC value of the reference antibiotic. In particular, strain G057 was active against S. enterica ATCC 13076 and G002 inhibited E. coli ATCC25922 with respective values  ​​MICG057 = 8 µg/ ml, MICG002 = 256µg/ ml; and three strains G115, G119, G120 showed the inhibitory effect towards P. aeruginosa ATCC27853 with respective values ​​MICG115 = 64 µg/ ml, MICG119 = 32 µg/ ml and MICG120 = 32 µg/ ml. All 15 strains were then subjected to morphological and phylogenetic investigations based on 16S rRNA gene sequences. The results showed that 9 of 15 strains G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119 and G120 belonged to Genus Micromonospora; strains G039 and G065 were identified as Genus Stretomyces; G002 was  identified as Bacillus; G057 was  identified as Nocardiopsis; G115 was in Photobacterium and G121 belonged Oceanisphaera.Vi sinh vật được đặc biệt quan tâm là do khả năng sinh tổng hợp ra các hợp chất thứ cấp có giá trị ứng dụng cao. Các chất có hoạt tính sinh học có thể cung cấp cho chúng ta các cấu trúc hoá học đa dạng và mới lạ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân lập được 143 chủng vi khuẩn và xạ khuẩn từ 161 mẫu gồm: trầm tích, hải miên, san hô mềm, da gai, sao biển thu thập từ ba vùng biển Hạ Long - Cát Bà, Cô Tô - Thanh Lân và Bái Tử Long. Các chủng được lên men trong môi trường A1, dịch lên men được xử lý tạo cặn chiết và tiến hành sàng lọc cặn chiết của vi khuẩn với 7 chủng vi sinh vật kiểm định dẫn đến lựa chọn 15 chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao nhất, thể hiện khả năng ức chế khá mạnh đối với 2 chủng vi khuẩn Gram (+) Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245 và chủng nấm men Candida albicans ATCC10231 với các giá trị MIC nhỏ hơn hoặc bằng giá trị MIC của các kháng sinh đối chứng. Ngoài ra, chủng G057 còn có khả năng kháng S. enterica ATCC13076 và chủng G002 kháng E. coli ATCC25922 với giá trị tương ứng MICG057 = 8 µg/ml, MICG002 =  256 µg/ml. Ba chủng G115, G119, G120 có khả năng kháng P. aeruginosa ATCC27853 với giá trị tương ứng  MICG115 = 64 µg/ml, MICG119 =  32 µg/ml và MICG120 =  32 µg/ml. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen mã hóa tiểu phần  rRNA 16S cho thấy 9 trong số 15 chủng (G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119, G120) thuộc chi Micromonospora, hai chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces, chủng G002 thuộc chi Bacillus, G057 thuộc chi Nocardiopsis, chủng G115 thuộc chi Photobacterium và chủng G121 thuộc chi Oceanisphaera

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN

    Get PDF
    TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ  45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với  nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg
    corecore