3,733 research outputs found

    PROTECTION OF NATIONAL INDEPENDENCE RIGHTS IN VIETNAM IN GLOBALIZATION CONTEXT

    Get PDF
    National independence is the sacred and inviolable rights of the peoples. It is manifested in all aspects of the social life, namely, politics, economy, culture, society, security, national defense, diplomacy, and territorial integrity of a particular nation. Respecting the independence rights of citizens is a fundamental principle of international laws, and no entity can interfere or dominate and violate this independence. In the current globalization context, the issue of firmly defending national independence rights is a central task that requires nations to have appropriate measures and solutions in the new situation

    Khoa học xã hội Việt Nam thiếu những "con sói đầu đàn"

    Get PDF
    Lần đầu tiên một nghiên cứu trắc lượng đối với sản lượng và hành vi công bố khoa học quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn (KHXH-NV) được công bố. (VietnamNet; 12-10-2017

    HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    University autonomy has implemented many models, and the studies of scientists around the world have been summarized and applied in practice, but the models and operating mechanisms have the suitability, particular shortcomings in each country, territory as well as in Vietnam. The connotation of university autonomy includes: autonomy in organizational structure, autonomy in personnel, academic autonomy and financial autonomy. However, there is not a suitable model about university autonomy for Vietnam in current situation. Therefore, the selection of models and the formulation of legal policies on autonomy must be based on scientific basis as well as summarize practical practices to ensure the development of autonomy in higher education sustainability. This study aims to summarise about the university autonomy in the developed countries and propose the experiences and recommendation to apply the suitable models of university autonomy for the higher education in Vietnam.Tự chủ đại học đã có nhiều mô hình được tổ chức thực hiện và các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã được tổng kết, áp dụng trong thực tiễn, song các mô hình và cơ chế vận hành có những sự phù hợp, và hạn chế bất cập riêng tại mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như tại Việt Nam. Nội hàm tự chủ đại học gồm: tự chủ về cơ cấu tổ chức, tự chủ về nhân sự, tự chủ học thuật và tự chủ tài chính. Tuy nhiên, chưa rõ mô hình nào phù hợp với quản trị đại học và tự chủ đại học của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do đó, việc lựa chọn mô hình, xây dựng các chính sách pháp luật về tự chủ đại học phải trên cơ sở các căn cứ khoa học và tổng kết thực tiễn đảm bảo cho việc xây dựng và phát triển tự chủ giáo dục đại học bền vững. Bài viết này nhằm mục đích tóm lược về tự chủ đại học ở các quốc gia phát triển ở trên thế giới và rút ra kinh nghiệm cũng như các giải pháp kiến nghị cho việc thực hiện tự chủ ở các trường đại học tại Việt Nam. &nbsp

    COMPETITIVENESS OF EXPORT WOOD PRODUCTS IN BINH DINH PROVINCE IN THE MARKET INTEGRATION

    Get PDF
    Abstract: The objective of this study is to evaluate the competitiveness of export wood products in Binh Dinh province through the DRC/ SER index. Four pieces of indoor furniture and four pieces of outdoor furniture were selected for the study. The DRC/ SER indices of the products are in the range of 0.76–0.84. Meanwhile, indoor furniture is more competitive in the international market.Keywords: competitiveness, DRC, Binh Dinh province, wood products, expor

    Sự thật về nội lực Việt Nam trong trích dẫn khoa học hàng đầu thế giới 2021

    Get PDF
    Thống kê mới nhất, năm 2021 Việt Nam có 65 đại diện nội lực vào top nhà khoa học trích dẫn hàng đầu thế giới

    GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính (TCTC) tại Đại học Huế (ĐHH) dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được từ số liệu kế toán, báo cáo thống kê… và kết quả điều tra, khảo sát 110 nhân viên kế toán và cán bộ quản lý. Kết quả cho thấy, ĐHH đã đẩy mạnh phân cấp công tác quản lý tài chính (QLTC) và cơ bản thực hiện tốt cơ chế tự chủ về nguồn thu, mức thu; về sử dụng nguồn tài chính; về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm; về sử dụng kết quả tài chính trong năm và các quỹ…Việc phân cấp này đã giúp cho ĐHH chủ động trong QLTC và tài sản của đơn vị, sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) giao tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp tăng nguồn thu thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên doanh, liên kết… Tuy nhiên, với mô hình đại học 2 cấp (đại học vùng) khác với mô hình của các đại học khác, việc thực hiện cơ chế TCTC vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc từ cơ chế, chính sách cho đến quá trình triển khai. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cơ chế TCTC, tác giả đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế TCTC tại đơn vị trong thời gian tới.Từ khóa: cơ chế tự chủ, tài chính, tự chủ tài chính, đại học, giáo dục đại học, Đại học Hu

    ẢNH HƯỞNG CỦA CHLORATE KALI VÀ BIỆN PHÁP KHOANH CÀNH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN L.) TẠI CHÂU THÀNH - ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn tiêu Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 8/2007-6/2008. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 8 nghiệm thức 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng một cây. Nhân tố thứ nhất là nồng độ xử lý chlorate kali bao gồm 0, 8, 16 và 24 g/m đường kính tán và nhân tố thứ hai là có hoặc không có khoanh cành. Chlorate kali được áp dụng bằng cách tưới vào đất, xung quanh tán cây. Khoanh cành được khoanh một ngày sau khi xử lý chlorate kali với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm. Kết quả cho thấy, xử lý KClO3 với liều lượng 24 g/m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (72,4%). Biện pháp khoanh cành có tác dụng làm tăng tỉ lệ ra khoảng 36%. Xử lý Chlorate kali với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành kích thích nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa sớm hơn đồi chứng 30 ngày. Xử lý KClO3 làm giảm hàm lượng đạm tổng số nhưng tăng tỷ số C/N trong lá ở giai đoạn ra hoa. Tỉ lệ ra hoa có tương quan nghịch với hàm lượng đạm tổng số trong lá (r = -0,83**) nhưng tương quan thuận với tỉ số C/N (r =0,82**)

    ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM BÓN SAU THU HOẠCH ĐẾN SỰ RA HOA VÀ NĂNG SUẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.) MÙA NGHỊCH TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch lên sự ra hoa và năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng trong mùa nghịch. Thí nghiệm thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm Vàng 4-5 năm tuổi ghép trên gốc nhãn Da Bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 8/2007-6/2008. Các nghiệm thức gồm có bốn liều lượng phân đạm bón sau thu hoạch bao gồm 35, 70 (đối chứng theo nông dân), 140 và 280 g N/cây được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một cây. Sau khi thu hoạch, ngoài lượng phân đạm mỗi cây nhãn còn được bón một kí-lô-gam phân hữu cơ vi sinh, 184 g P2O5 và 70 g K2O. Xử lý ra hoa khi cây ra ba lần đọt bằng cách tưới chlorate kali vào đất với liều lượng 24 g/m đường kính tán kết hợp với khoanh cành sau khi xử lý hóa chất với bề rộng vết khoanh từ 3-5 mm. Kết quả cho thấy bón 70 g N/cây sau thu hoạch cây ra đọt có chiều dài và đường kính lớn, giảm hàm lượng đạm trong lá giai đoạn ra hoa dẫn đến tăng tỉ số C/N, tỉ lệ ra hoa cao dẫn đến tăng năng suất do có số chùm trái/cây cao, số trái/chùm nhiều và trọng lượng trái/chùm cao

    Điều tra hiện trạng canh tác và chọn giống lúa mùa tại Kiên Giang

    Get PDF
    Điều tra hiện trạng canh tác lúa mùa được thực hiện tại các huyện Châu Thành, Gò Quao và An Minh từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018. Thí nghiệm chọn giống được thực hiện tại thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang từ tháng 7/2018 đến tháng 02/2019, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 5 nghiệm thức là 5 giống lúa mùa (Tài Nguyên, Ba bụi, Một bụi, Trắng Tép và Chim Rơi). Kết quả điều tra cho thấy diện tích sản xuất lúa mùa của từng nông hộ trong vùng điều tra là khá lớn. Trình độ học vấn của nông dân còn thấp. Nông dân trong vùng điều tra chủ yếu sử dụng một số giống lúa mùa địa phương để gieo cấy và thường sử dụng lúa thương phẩm để làm giống, trong đó giống Tài Nguyên, Trắng Tép và Ba bụi được canh tác khá phổ biến. Mật độ cấy khá dày so với khuyến cáo. Phân bón vô cơ được bón ít. Kết quả thí nghiệm đã xác định được 3 giống lúa là Tài Nguyên, Trắng Tép và Ba bụi có năng suất và phẩm chất khá tốt phù hợp cho sản xuất lúa mùa tại Kiên Giang
    corecore