2 research outputs found

    Ảnh hưởng của thời gian ngâm và nẩy mầm đến sự thay đổi thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease của một số giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Ảnh hưởng của điều kiện ủ nẩy mầm lên đến sự thay đổi của thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease trong 5 giống lúa: IR 5451, IR 50404, OM 4900, Jasmine 85, OM 6976 được khảo sát. Hạt được ngâm trong 24 giờ bằng nước cất (sau 12 giờ ngâm, để ráo 30 phút và thay nước mới) và nảy mầm ở nhiệt độ 30oC, thời gian nẩy mầm thay đổi từ 1-8 ngày. Kết quả cho thấy, hoạt tính của enzyme protease gia tăng theo suốt thời gian nẩy mầm từ ngày 1-8 ở tất cả 5 giống lúa khảo sát và đạt cao nhất ở ngày thứ 6-7 nẩy mầm và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 8, ngoại trừ giống lúa Jasmine 85, hoạt tính enzyme protease đạt cao nhất sau ngày 3 và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 4 nẩy mầm. Sự thay đổi hàm lượng acid amin hòa tan (mg/g) thể hiện theo hướng gia tăng tương ứng với gia gia tăng hoạt tính của enzyme protease và không giống nhau ở các giống. Tổn thất chất khô của hạt trong quá trình nẩy mầm cũng gia tăng theo thời gian và thể hiện không giống nhau ở các giống. Như vậy, thời gian ngâm và nẩy mầm có tác động khác nhau đối với hoạt tính enzyme protease đối với từng giống lúa, và sự thay đổi đặc tính hạt sau nẩy mầm cũng thể hiện sự khác nhau ở mỗi giống lúa khác nhau

    Khảo sát ảnh hưởng của một số tính chất hóa học đất lên sự hiện diện của nấm rễ nội cộng sinh trong đất trồng lúa tại tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự hiện diện của nấm rễ nội cộng sinh (arbuscular mycorrhiza, AM) trong rễ và đất vùng rễ cây lúa và đánh giá ảnh hưởng một số đặc tính hóa học đất lên sự hiện diện của nấm AM trong đất cũng như trong rễ lúa tại các huyện thuộc tỉnh Hậu Giang. Ba mươi mẫu rễ và 30 mẫu đất vùng rễ được thu khi cây lúa được 50- 60 ngày tuổi để phân tích. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các mẫu rễ đều có sự xâm nhiễm của nấm rễ AM (7- 68%) và có sự hiện diện của bào tử trong mẫu đất. Bào tử thuộc chi Glomus và Acaulospora là hai chi nấm rễ hiện diện phổ biến trong đất trồng lúa. Thêm vào đó tỉ lệ xâm nhiễm của nấm AM có tương quan thuận với giá trị pH đất (r = 0,85*), tương quan nghịch với giá trị EC (r= -0,72*), hàm lượng hất hữu cơ (r = -0,83*) và đạm tổng số trong đất (r = -0,67*). Không có sự tương quan giữa số lượng bào tử của nấm rễ AM với các chỉ tiêu hóa học đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ xâm nhiễm của nấm AM trong rễ lúa bị ảnh hưởng bởi một số tính chất hóa học của đất trồng lúa. Tuy nhiên, sự hiện diện của bào tử nấm AM không bị ảnh hưởng của một số tính chất hóa học đất trồng lúa tại tỉnh Hậu Giang
    corecore