10 research outputs found

    Đánh giá hiệu quả của một số vật liệu hữu cơ tươi lên sinh trưởng, năng suất hoa hồng và đặc tính sinh học đất ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Vật liệu hữu cơ như bã cà phê, vỏ trứng, phân bò, bèo hoa dâu… có giá trị dinh dưỡng cao giúp cải tạo đất, tăng sinh trưởng cây trồng, nhưng nghiên cứu đánh giá hiệu quả của nó lên sinh trưởng cây hoa hồng chưa phổ biến. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả vật liệu hữu cơ tươi gồm: bã cà phê, vỏ trứng, lông vũ, phân bò, bèo hoa dâu và xỉ than lên sinh trưởng, năng suất của hoa hồng và một số đặc tính sinh học đất ở điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được thực hiện trong sáu tháng với 6 nghiệm thức và 4 lặp lại. Vật liệu hữu cơ và phân hữu cơ thương mại được bón với liều lượng 4% (so với khối lượng đất khô), vào thời điểm 0, 40, 80 và 120 ngày sau khi trồng. Kết quả thí nghiệm cho thấy hỗn hợp hữu cơ tươi gồm bã cà phê, vỏ trứng, bèo hoa dâu, phân bò, lông vũ và xỉ than với tỉ lệ 1:1:1:1:1:1 giúp gia tăng chiều dài cành cây hoa hồng, số lá, đường kính hoa, số hoa và khối lượng hoa/chậu tốt nhất. Bên cạnh đó, các đặc tính đất như pH, EC trong đất cũng như thành phần sinh học đất gồm mật số vi khuẩn và mật số nấm được cải thiện và gia tăng đáng kể ở các nghiệm thức bón vật liệu hữu cơ tươi

    Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh plant probiotics (PP) lên sinh trưởng, năng suất rau muống và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh PP (CPVS PP) có chứa một số dòng vi khuẩn thuộc chi Bacillus và Lactobacillus lên sinh trưởng, năng suất rau muống và đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại trong 2 vụ liên tục. Kết quả cho thấy nghiệm thức bón kết hợp 75% NPK + 0,4% chế phẩm PP giúp gia tăng chiều cao cây, số lá, hàm lượng chlorophyll của lá, trong khi khối lượng tươi và sinh khối khô/chậu của rau muống cho kết quả tương đương với nghiệm thức đối chứng dương bón 100% NPK theo khuyến cáo. Bên cạnh đó các nghiệm thức bón chế phẩm vi sinh PP giúp cải thiện giá trị độ dẫn điện của đất (EC) và mật số vi khuẩn trong đất.  Như vậy, sử dụng CPVS PP với nồng độ 0,4% được khuyến cáo trong canh tác rau theo hướng an toàn và phát triển bền vững

    Khảo sát khả năng kích thích nảy mầm và sinh trưởng rau muống của một số dòng vi khuẩn cố định đạm và tổng hợp IAA

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát khả năng kích thích nảy mầm và sinh trưởng lên rau muống của 8 dòng vi khuẩn cố định đạm và tổng hợp IAA ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Khả năng kích thích nảy mầm được đánh giá bằng cách ngâm hạt rau muống với dung dịch vi khuẩn (~106 cfu/mL) trong 4 giờ, sau đó chuyển hạt sang đĩa petri có giấy lọc ẩm và ống nghiệm chứa 10 mL agar 1%. Thí nghiệm nhà lưới được bố trí với 5 dòng vi khuẩn được chủng vào đất kết hợp giảm 25% và 50% phân đạm khuyến cáo. Kết quả cho thấy 5 trong tổng số 8 dòng vi khuẩn giúp gia tăng tỷ lệ nảy mầm hạt cao hơn có ý nghĩa (

    Đánh giá hiệu quả vi khuẩn hòa tan kali lên sinh trưởng và năng suất cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiệu quả của hai dòng vi khuẩn hòa tan kali lên sinh trưởng, năng suất cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) và một số đặc tính lý, hóa và sinh học đất ở điều kiện nhà lưới. Hạt cải bó xôi được chủng với dung dịch vi khuẩn có mật số 108 cfu/mL trong 24 giờ và được trồng trong điều kiện giảm 50% phân kali theo khuyến cáo cho cây cải bó xôi và có bổ sung rơm (1 tấn/ha). Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn hòa tan kali kích thích tăng sinh trưởng và tăng năng suất cải bó xôi thêm 45,3-80,0%, tăng hàm lượng Kts trong rau và tăng hàm lượng Ktđ trong đất, đồng thời giảm được 50% lượng phân kali vô cơ theo khuyến cáo sau 1 vụ gieo trồng. Như vậy, hai dòng vi khuẩn hòa tan kali Burkholderia vietnamiensis L1.1 và Staphylococcus hominis T7.3 có tiềm năng để phát triển làm phân bón vi sinh giúp tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, giảm phân bón kali hóa học, thực hiện sản xuất nông nghiệp thân thiện và bền vững

    Hiệu quả của chế phẩm vi sinh NPISi lên sinh trưởng, năng suất hành lá và một số đặc tính đất phù sa ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát hiệu quả của chế phẩm vi sinh NPISi lên sinh trưởng, năng suất hành lá và một số đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới. Chế phẩm vi sinh NPISi được bổ sung ở các mức 80, 60, 40 kg/ha kết hợp bón phân hóa học theo khuyến cáo 100N-85P2O5-40K2O và giảm 25% NP (75N-63,75P2O5-40K2O). Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung 40 kg/ha chế phẩm NPISi kết hợp bón giảm 25% NP theo khuyến cáo làm gia tăng chiều cao cây, số lá, số chồi/bụi, đường kính thân, chiều dài thân và tăng khối lượng tươi của hành lá, đồng thời giúp cải thiện pH và EC đất cũng như làm gia tăng mật số vi khuẩn, vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân và vi khuẩn hòa tan silic trong đất so với nghiệm thức bón phân theo khuyến cáo. Do vậy, chế phẩm vi sinh NPISi có thể sử dụng làm phân bón vi sinh cho cây hành nhằm giảm thiểu phân bón hóa học, giúp tăng năng suất hành lá thực hiện sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững

    Đánh giá chất lượng của hai dạng phân bón hữu cơ lỏng và rắn được tạo ra từ nước thải hầm ủ biogas

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tận dụng dinh dưỡng của nước thải biogas để tạo phân hữu cơ dạng lỏng và rắn bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Thành phần của nước thải biogas sau khi thu được đánh giá về chất lượng.  Dịch cá và vi khuẩn có ích được bổ sung vào torng nước thải để tạo phân hữu cơ dạng lỏng. Đối với phân hữu cơ rắn, nước thải biogas được hấp thụ vào xỉ than trước khi phối trộn với bã bùn mía. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ phối trộn 60:40 (v/v) giữa nước thải hầm ủ biogas và dịch cá là tốt nhất. Đối với phân hữu cơ rắn, tỉ lệ phối trộn 70% bã bùn mía và 30% xỉ than đã hấp thu nước thải biogas, kết hợp bổ sung thêm 16,7% bột cá là công thức tốt nhất. Nhiệt độ bảo quản đảm bảo thành phần và chất lượng của 2 loại phân hữu cơ này là 30oC

    Hiệu quả của phân hữu cơ rắn từ nước thải hầm ủ biogas và bã bùn mía lên sinh trưởng và năng suất cải xà lách (Lactuca sativa) ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu tái sử dụng nguồn nước thải hầm ủ biogas để tạo phân hữu cơ dạng rắn và đánh giá hiệu quả phân lên sinh trưởng và năng suất cây xà lách ở điều kiện nhà lưới. Nước thải biogas được hấp phụ vào xỉ than và trộn với bã bùn mía với các tỷ lệ 30:70, 20:80, 10:90 (%:%), sau đó bổ sung bột cá và vi khuẩn có lợi cho cây trồng. Kết quả cho thấy nghiệm thức 30:70 (%:%) bổ sung 16,7% bột cá và vi khuẩn có lợi đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ rắn của Việt Nam. Các nghiệm thức bón 1-5 tấn/ha phân hữu cơ rắn ở điều kiện nhà lưới giúp cây cải xà lách sinh trưởng tốt hơn và cho năng suất tăng thêm từ 47-127%, đồng thời giúp giảm 25% lượng phân NP theo khuyến cáo. Như vậy, việc tái sử dụng nguồn nước thải hầm ủ biogas kết hợp xỉ than và bã bùn mía đã giúp tăng năng suất cây trồng, tiết kiệm được phân bón hóa học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững
    corecore