7 research outputs found

    Molecular markers for indentifying Cytoplasmic Male Sterility (CMS) in chili pepper

    Get PDF
    Cytoplasmic male sterility (CMS) is an inherited trait leading to functional pollen failure. It is an important trait for producing hybrid seed. For commercial chili pepper, identifying CMS elementsby the traditional method is a time-consuming process. Molecular markers are, therefore, rapidly developed to overcome this. In order to identify Vietnam CMS chili pepper, we analyzed published data to determine the possibility of using molecular markers. Results show that two elements should be used for identifying CMS pepper: (1) S and N cytoplasm, and (2) Rfand rf gene. Each element could be determined by different molecular makers. This article provides an overview ofCMS genetics for screening potential molecular markers for Vietnam CMS pepper. Also, PCR primers which could be used for future experimental research have been determined

    Circulating microRNAs -The potential biomarkers for early diagnosis of osteoarthritis

    Get PDF
    Osteoarthritis (OA) is the most common form of arthritis and is one of the main causes of joint pain, impaired mobility and physical disability. Early diagnosis of OA is an important factor for effective treatment. However, current diagnostic methods are not sensitive enough to detect changes in the initial stages of the disease. Therefore, the identification of biomarker allows for detection of OA at the early stage and monitor disease progression. Current studies have focused on circulating microRNA (miRNA) molecules due to many advantages: not digest by RNase, withstand harsh conditions (boiling, very low or high pH), store for long time, repeat freeze-thaw cycles and take samples with non-invasive methods. Many studies showed the potential of using circulating miRNA in the early diagnosis of OA in clinical practice. Thus, we proceed to review the research data of circulating miRNA in OA, as a theoretical basis for later experimental studies in Vietnam

    Chỉ thị phân tử CsFemale-1 và giới tính của dưa leo

    Get PDF
    Trong quá trình chọn giống, việc nhận diện chính xác kiểu hình của cây trồng có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa chỉ thị phân tử CsFemale-1 với kiểu hình giới tính hoa của các dòng dưa leo. Thực hiện phản ứng PCR sử dụng chỉ thị CsFemale-1 để khuếch đại vùng trình tự mục tiêu trên 120 mẫu thuộc 12 dòng dưa leo thuần (5 dòng toàn hoa cái, 7 dòng có cả hoa đực và hoa cái, mỗi dòng 10 mẫu). Kết quả sàng lọc 50 mẫu thuộc 5 dòng toàn hoa cái cho thấy độ tương thích giữa chỉ thị CsFemale-1 với kiểu hình toàn hoa cái là 100%. Tuy nhiên, với 70 mẫu có kiểu hình có cả hoa đực và hoa cái, độ tương thích giữa CsFemale-1 và kiểu hình là 42%. Kết quả này cho thấy, khả năng nhận diện các dòng dưa leo mang toàn hoa cái của CsFemale-1 khá tốt. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng trong chọn giống, cần kết hợp CsFemale-1 với một chỉ thị phân tử khác để nhận diện chính xác kiểu hình dòng dưa leo có cả hoa đực và hoa cái

    Quá trình trưởng thành của MicroRNA 144 phụ thuộc vào Dicer

    Get PDF
    MicroRNA (miRNA) là một nhóm RNA có kích thước từ 20 đến 25 nucleotide, có chức năng điều hòa biểu hiện gen bằng cách gắn đặc hiệu với một trình tự trên mRNA đích. Quá trình trưởng thành của các miRNAs từ tiền miRNA có thể phụ thuộc Dicer hoặc Ago2. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát vai trò của Dicer trong quá trình trưởng thành của miRNA 144 (miR-144). Theo đó, hàm lượng miR-144 trong tế bào bị mất Dicer sẽ được kiểm tra bằng real-time PCR. Kết quả cho thấy khi Dicer bị mất đi, lượng miR-144 trưởng thành giảm mạnh. Điều đó cho thấy quá trình trưởng thành của miR-144 phụ thuộc vào Dicer

    Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR13251 và SSR18956 trong nhận diện giới tính hoa dưa leo

    Get PDF
    Trong quá trình chọn tạo giống dưa leo, việc sử dụng các dòng toàn hoa cái làm dòng mẹ đóng vai trò quan trọng trong hạn chế lẫn giống do quá trình tự thụ gây ra, không cần tốn công lao động khử đực hoặc bao cách ly hoa cái, có thể tận dụng côn trùng để thụ phấn và đảm bảo năng suất cao. Để nhận diện sớm và chính xác các dòng dưa leo toàn hoa cái, marker phân tử chính là công cụ hỗ trợ hữu ích nhất. Nghiên cứu này tiến hành khảo sát mối tương quan giữa hai chỉ thị phân tử SSR13251 và SSR18956 với giới tính hoa của 50 mẫu dưa leo thuần (19 dòng toàn hoa cái, 31 dòng có cả hoa đực và hoa cái). Thực hiện phản ứng PCR để khuếch đại vùng trình tự mục tiêu. Kết quả cho thấy marker SSR13251 không phân biệt được các dòng dưa leo. Trong khi đó, kích thước sản phẩm PCR của marker SSR18956 có sự khác nhau giữa các dòng dưa leo, giúp nhận diện đúng mục tiêu dòng dưa leo toàn hoa cái. Sau khi sàng lọc 50 mẫu thuần với marker SSR18956, ghi nhận tỷ lệ nhận diện chính xác của marker này so với kiểu hình giới tính hoa dưa leo là 84%. Như vậy, marker SSR18956 có thể là một marker tiềm năng giúp hỗ trợ nhận diện các dòng dưa leo toàn hoa cái

    Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng hấp thu đạm, lân của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và hấp thu đạm, lân bổ sung thêm trong nước thải ao nuôi thâm canh cá tra của cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma). Cây được trồng ở 4 mật độ là 10, 20, 30 và 40 chồi/m2 và đối chứng không cây. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 12 lần lặp lại. Sinh trưởng của cỏ Mồm mỡ và chất lượng nước được đánh giá sau mỗi 2 tuần trong thời gian 8 tuần. Sinh khối khô lúc thu hoạch của cỏ Mồm mỡ trồng ở mật độ 40 chồi/m2 cao hơn 10 chồi/m2. Mật độ cây trồng hầu như không ảnh hưởng đến hàm lượng đạm và lân trong thân và rễ, nhưng ảnh hưởng khả năng hấp thu đạm và lân của cỏ Mồm mỡ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về hiệu suất xử lý TN, TP giữa 4 mật độ trồng, và đạt tương ứng 80-84,8% và 93,3-95,6% cao hơn nghiệm thức đối chứng không cây. Kết quả ghi nhận ở mật độ trồng 40 chồi/m2 cỏ Mồm mỡ có khả năng sinh trưởng, hấp thu đạm, lân tốt hơn
    corecore