106 research outputs found

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH”

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN MEN BỞI Pichia kudriavzevii ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An - Viện Nghiên cứu Phát triển nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ri từ 1 tuần đến 14 tuần tuổi khi sử dụng thức ăn lên men bởi nấm men Pichia kudriavzevii. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 2 nghiệm thức (KPĐC và KPLM) và 3 lần lặp lại trên 150 con gà ri thuần có khối lượng 1 ngày tuổi (21,52 g). Kết quả cho thấy sử dụng thức ăn lên men đã làm tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế của gà ri 1 tuần đến 14 tuần tuổi. Kết luận: có thể sử dụng thức ăn lên men cho gà ri trong điều kiện chăn nuôi có sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương như ngô và cám gạo.Từ khóa: gà ri, thức ăn lên men, Pichia kudriavzevi

    Ảnh hưởng của biến động dòng chảy và độ mặn theo mùa đến (sinh trưởng và phát triển) cây tràm và cây dừa nước – Nghiên cứu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái ở Mỹ Phước, Sóc Trăng. Hệ thống đê bao khép kín và cống đã được xây dựng nhằm ngăn mặn và quản lý nước. Tuy nhiên, sự biến động dòng chảy bên trong đê có thể ảnh hưởng đến các loài thực vật bản địa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thay đổi mực nước và xả thải đến sự phát triển của thực vật bên trong đê. Khảo sát mặt cắt ngang và vận tốc trung bình được thực hiện trong mùa khô (5/2018) và mùa mưa (8/2018). Phân tích thống kê đa biến và phỏng vấn trực tiếp cũng được sử dụng để đánh giá sự thay đổi mực nước và sự phát triển của thực vật trong cả hai mùa. Kết quả cho thấy mực nước có sự thay đổi rất ít và xấp xỉ nhau trong cả hai mùa. Bên cạnh đó, xu hướng giảm diện tích cây bản địa đang được lưu tâm và tìm kiếm biện pháp đề giải quyết

    ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VI KHUẨN LAM TIỀM NĂNG SINH HOẠT CHẤT KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM TỪ ĐẤT RUỘNG LÚA HUYỆN PHÚ VANG THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục đích tìm kiếm các loài vi khuẩn lam có tiềm năng sản sinh các hợp chất hoạt tính sinh học, chúng tôi trình bày kết quả phân lập, xác định thành phần loài vi khuẩn lam (VKL) từ đất ruộng lúa huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của chúng. Đã thu thập được 22 loài vi khuẩn lam thuộc 2 bộ (Nostocales và Oscillatoriales), 3 họ (Nostocaceae, Rivulariaceae và Oscillatoriaceae) và 6 chi (Anabaena, Cylindrospermum, Nostoc, Calothrix, Oscillatoria và Phormidium). 20 chủng VKL được phân lập và duy trì ổn định trong môi trường nhân tạo.  12 chủng được làm sạch khuẩn và xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của dịch chiết của chúng đối với Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Candida albicans, trong số đó 9 chủng kháng Bacillus subtilis, 9 chủng kháng Staphylococcus aureus, 5 chủng kháng Escherichia coli, 5 chủng kháng nấm Candida albicans. Chủng có hoạt tính cao nhất và cũng là chủng kháng được cả 3 loại VSV kiểm định là chủng HN42 của loài Nostoc muscorum với đường kính vòng kháng từ 4,5 đến 9,0 mm.Từ khóa: vi khuẩn lam, đa dạng, kháng khuẩn, kháng nấm, dịch chiế

    TẠO ADENOVIRUS TÁI TỔ HỢP MANG ĐOẠN GEN chIL-6

    Get PDF
    Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch nhóm nghiên cứu đã tạo ra adenovirus tái tổ hợp mang đoạn gen interleukin6 của gà, nhằm làm nguyên liệu tạo chế phẩm gây kích ứng miễn dịch cho gia cầm

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại vào tháng 11/2008 (mùa mưa) và tháng 4/2009 (mùa khô). Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,09 - 1,16 %, N hữu cơ từ 88,7 - 1826,0 mg/g, P tổng số từ 44,2 - 938,2 mg/g, Zn từ 3,4 - 75,6 mg/g, hydrocarbon từ 108 - 423 mg/g, Cu từ 0,1 - 15,3 mg/g, Pb từ 2,3 - 35,2 mg/g, Fe từ 1379 - 14981 mg/g), có xu hướng tăng dần từ đỉnh đầm về phía cửa đầm và có mối quan hệ mật thiết với độ hạt của trầm tích. Hàm lượng của chúng cao trong trầm tích bùn sét và thấp hơn trong trầm tích hạt thô. Vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên (terrigeneous organic matter). Chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích gồm vật chất từ tự nhiên (chủ yếu là vật chất từ sông Côn và sông Hà Thanh) và từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực liền kề.Vào thời kỳ mưa lũ, sự lắng đọng vật chất xảy ra trong toàn đầm, nhưng vào mùa khô hiện tượng này chủ yếu diễn ra trong khu vực đỉnh đầm. Tốc độ lắng đọng trầm tích (TĐLĐTT) vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong vật liệu trầm tích mới lắng đọng vào mùa mưa lại thấp hơn. Summary: The paper represents some aspects on the quality of the sediments in Thi Nai lagoon. Results of 2 surveys (performed in November 2008, rainy season, and April 2009, dry season) show that the contents of the organic materials and heavy metals in the sediment were considerably various (organic C: 0.09 -1.16%, organic N: 88.7 – 1826.0 mg/g, total P:  44.2 - 938.2 mg/g; Zn: 3.4 - 75.6 mg/g; Cu: 0.1 - 15.3 mg/g, Pb: 2.3 – 35.2 mg/g, Fe: 1379 - 14981 mg/g; HC: 108 - 423 mg/g). Content of organic matters, heavy metals and hydrocarbon increases from the top toward the mouth of the lagoon because of the increase of pelite fraction in the sediments. The most part of the organic matters are terrigeneous in origin particularly in rainy season. Generally, the sediment in Thi Nai lagoon, in term of organic materials and heavy metals, was suitable for the aquatic life. The factors affecting to the sediment quality included the materials from natural sources (mainly from Con and Ha Thanh rivers) and human activities. In the rainy season, the deposition on the sediment took place in the whole of the lagoon, whereas during the dry season, it prevailed mainly in the top of the lagoon. Sedimentation rate was higher in rainy season compared to dry season but the contents of the organic matters and heavy metals of materials in sediment traps were higher in dry season

    Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát 120 nhân viên và quản lý thuộc 31 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam, sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ chuỗi (Blockchain) trong việc chuyển giao dữ liệu giữa các ngân hàng. Kết quả cho thấy, Sự hỗ trợ pháp lý điều tiết sự ảnh hưởng của nhân tố Niềm tin và sự yêu thích công nghệ đến Khả năng áp dụng Blockchain. Hơn nữa, những nhân tố, như: Nỗ lực mong đợi, Điều kiện thuận lợi và Hiệu quả mong đợi đều tác động tích cực đến Khả năng áp dụng Blockchain trong chuyển giao dữ liệu tại các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp cho các NHTM Việt Nam nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công Blockchain trong tương lai gần. [This study surveyed 120 employees and managers of 31 commercial banks in Vietnam, using the model unified theory of acceptance and use of technology - UTAUT to identify factors affecting the application of chain technology (Blockchain) in data transfer between banks. The results show that legal support moderates the influence of Trust and love of technology on the Likelihood of Blockchain adoption. Furthermore, factors such as Expected effort, Favorable conditions, and Expected efficiency all positively impact the ability to apply Blockchain in data transfer at banks. The research results are the basis for proposing several solutions for Vietnamese commercial banks to improve the ability to successfully apply Blockchain soon.

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở cây mô hình thuốc lá thông qua việc chuyển gen mã hóa ADP glucose pyrophosphorylase của vi khuẩn

    Get PDF
    Starch is the primary storage polysaccharide in plants.  It not only plays a role as the most important nutritional component in the diet of humans and many animal species, but is also a raw material in the food processing industry or material industry. Therefore, a current research direction is the improvement of crops by increasing starch yields based on enhancing the activity of key enzymes involved in starch biosynthesis by genetic engineering. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) is an important regulatory enzyme for synthesis of glycogen in bacteria and starch in plants. In this paper, the 1.5 kb synthetic mutant of AGPopt gene derived from E. coli AGPase was inserted into the plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficiency of this construct was tested in transgenic Nicotiana tabacum. The integration of AGPopt into the plant genome was confirmed by PCR and Southern hybridization, and the expression of bacterial AGPase in transgenic lines was detected by Western hybridization. Interestingly, starch assays in 7 tobacco transgenic lines resulted in 5 lines displaying an increase in the levels of starch accumulated in the leaves, approximately 18%–56% higher than those of WT plants. These results indicate that the expression of AGPopt is one of effective strategies for enhanced starch production in plant.Tinh bột là polysaccaride dự trữ của thực vật, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người cũng như nhiều loài động vật, đồng thời là nguyên liệu thô trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu được quan tâm hiện nay là làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây trồng trên cơ sở tăng cường hoạt động của một số gen mã hóa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) đã được chứng minh là enzyme điều hòa quan trọng, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Trong nghiên cứu này, gen nhân tạo đã tối ưu mã AGPopt với kích thước 1,5 kb có nguồn gốc từ gen glgC mã hóa cho enzyme AGPase của vi khuẩn E. coli mang đột biến thay thế glycine bằng aspartic acid ở vị trí 393 nhằm giảm ái lực với các chất ức chế đã được nối ghép với vector chuyển gen thực vật và chuyển vào cây mô hình thuốc lá, hoạt động dưới sự điều khiển của promoter 35S. Sự tích hợp của gen AGPopt vào genome thực vật được khẳng định bằng kỹ thuật PCR và Southern blot, đồng thời phương pháp lai Western blot đã phát hiện sự biểu hiện của AGPase trong các dòng thuốc lá chuyển gen . Đặc biệt, phép đo hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá ở 7 dòng chuyển gen cho thấy có 5 dòng chứa lượng tinh bột trong lá cao hơn dòng đối chứng không chuyển gen, trong đó 1 dòng có mức tăng cao nhất là 56%, 4 dòng còn lại có mức tăng từ 18%-44%. Những bằng chứng này bước đầu cho thấy việc biểu hiện gen AGPopt là một chiến lược hiệu quả giúp tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở thực vật

    NGHIÊN CỨU LÊN MEN SINH TỔNG HỢP KHÁNG SINH NHỜ STREPTOMYCES 15.29-STREPTOMYCES MICROFLAVUS

    Get PDF
    1. ĐẶT VẤN ĐỀStreptomyces là chi xạ khuẩn gồm nhiều loài có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh đa dạng về cấu trúc và đặc tính kháng sinh, một sốloài trong chi này còn có khả năng sinh tổng hợp các kháng sinh chữa ung thưvà điều trịHIV/AIDS. Trong số các  Streptomyces  mà chúng tôi phân lâp  được từ cơ chất Việt Nam có Streptomyces15.29 là chủng xạ khuẩn có  độ  ổn  định di truyền học tốt, có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh phổ rộng và có tiềm năng  ứng dụng trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh. Bài báo này giới thiệu những kết quả nghiên cứu về chủng Streptomyces15.29 bao gồm nghiên cứu các đặc  điểm hình thái và sinh lí, giải trình tự gien 16s rADN nhằm phân loại, xác  định tên khoa học, nghiên cứu cải tạo giống tăng cường hiệu suất tổng hợp kháng sinh bằng sàng lọc và đột biến sử dụng ánh sáng UV và quá trình lên men chìm trên máy lắc cũng như trong bình lên men 5 L và 500 L, nghiên cứu chiết xuất, tinh chế xác định cấu trúc hóa học của kháng sinh và một số kết quả về phổ tác dụng của kháng sinh
    corecore