31 research outputs found

    Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá bằng hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả theo phương pháp ước lượng một bước. Dữ liệu từ 470 nông hộ trồng lúa được phân tích bằng phần mềm Frontier 4.1. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018 đạt ở mức khá lần lượt là 77,9% và 82,8% . Giá lúa giống (vụ Hè Thu), giá phân bón (vụ Đông Xuân) và chi phí thuốc nông dược trong cả hai mùa vụ tác động làm giảm lợi nhuận. Các yếu tố về đặc điểm hộ có ý nghĩa đến lợi nhuận gồm: tuổi, kinh nghiệm, trình độ học vấn của người quản lý hộ, mức độ tham gia tập huấn, số lao động gia đình tham gia sản xuất lúa. Bên cạnh đó, đối tượng thu mua lúa, hình thức thanh toán tiền vật tư nông nghiệp và nhóm giống lúa gieo sạ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Để gia tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở ĐBSCL, việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào tương ứng với giá cả thị trường, lựa chọn hợp lý kênh phân phối sản phẩm đầu ra phù hợp và cải thiện đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ cần được chú trọng

    Thiết kế hệ thống biểu hiện ổn định gen mã hóa endoglucanase trong Bacillus subtilis 168M

    Get PDF
    Beta-D-1,4-endoglucanase plays an important role in biomass hydrolysis, the microorganisms in nature can synthesize this enzyme at very low activity. Together with development of biotechnology, a low enzymatic activity problem has been overcome by using the recombinant method. Several expression systems for β-D-1,4-endoglucanase were designed for use of different cell lines. In this paper, we have constructed a stable expression system for β-D-1,4-endoglucanase gene in Bacillus subtilis 168M. Three main components including the promoter (180 bp) of α–amylase gene from the host strain B. subtilis 168M, the whole open reading frame of β-D-1,4-endoglucanase (1,500 bp) gene from B. amyloliquefacient VLSH08 strain, and the terminator (81 bp) of α–amylase gene from B. licheniformis 3BT2 strain, were reconstructed via megaprimer method. Subsequently, this new reconstitution was ligated into a modified pHT43 vector which was cleaved its own promoter and signal peptide fragment (AmyQ) and transformed into the compotent B. subtilis 168M. The recombinant B. subtilis 168M carrying pHT43[Bspr.endo.Blter] vector showed β-D-1,4-endoglucanase activity at 7 U/ml, 23 times higher than that of the wild type B. amyloliquefacient VLSH08 strain. The successful design and expression of the expression system β-D-1,4-endoglucanase isolated from B. amyloliquefacient strain VLSH08 in pHT43 vector carrying the promoter of the α- amylase gene from B. subtilis strain 168M and the terminator of the α-amylase gene from B. licheniformis strain 3BT2, actively contribute effectively expression of β-D-1,4-endoglucanase for use.Trong thuỷ phân sinh khối lignocellulose, β-D-1,4-endoglucanase là một trong những enzyme quan trọng nhất. Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn trong tự nhiên thường có hoạt độ β-D-1,4-endoglucanase thấp, do đó việc ứng dụng công nghệ tái tổ hợp để nâng cao hiệu suất tổng hợp enzyme đích là cần thiết. Một số hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase đã được thiết kế sử dụng các dòng tế bào chủ khác nhau. Bài báo này trình bày kết quả thiết kế hệ thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase ổn định trong tế bào Bacillus subtilis 168M. Ba thành phần chính được tổ hợp với nhau dựa trên phương pháp megaprimer bao gồm promoter (180bp) của gen α–amylase từ chủng chủ B. subtilis 168M, toàn bộ khung đọc mở của gen β-D-1,4-endoglucanase (1500 bp) từ chủng B. amyloliquefacient VLSH08 với đoạn terminator (81 bp) tổng hợp của gen α–amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2. Toàn bộ tổ hợp này có độ dài 1800 bp được đưa vào vector pHT43 đã được cắt bỏ trước đoạn promoter và peptide tín hiệu và biến nạp vào tế bào khả biến B. subtilis 168M. Chủng B. subtilis 168M tái tổ hợp mang vector pHT43[Bspr.endo.Blter] có hoạt tính β-D-1,4-endoglucanase là 7 U/ml, cao hơn 23 lần so với hoạt tính enzyme từ chủng tự nhiên B. amyloliquefacient VLSH08. Việc thiết kế và biểu hiện thành công thống biểu hiện gen β-D-1,4-endoglucanase của chủng B. amyloliquefacient VLSH08 trong vector pHT43 mang đoạn promoter của gen α- amylase từ chủng B. subtilis 168M và terminator của gen α-amylase từ chủng B. licheniformis 3BT2 góp phần chủ động tổng hợp hiệu quả β-D-1,4-endoglucanase hoạt tính để sử dụng

    Ảnh hưởng của bột tỏi (Allium sativum), bột gừng (Zingiber officinal) và bột sả (Cymbopogon citratus) đến chất lượng chả cá thát lát còm (Chitala ornata) bảo quản lạnh

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian sấy đến hoạt tính chống oxy hóa của bột tỏi, gừng và sả và sự biến đổi chất lượng của sản phẩm chả cá thát lát còm khi phối trộn các loại bột này và bảo quản lạnh trong 20 ngày (4±1ºC). Kết quả nghiên cứu cho thấy bột tỏi và bột sả được sấy trong 5 giờ, bột gừng sấy trong 4 giờ ở cùng nhiệt độ 60-70ºC cho sản phẩm có khả năng chống oxy hóa tốt nhất. Mẫu chả cá được bổ sung 1% bột tỏi hoặc 2% bột gừng hoặc 2 % bột sả có khả năng hạn chế  sự oxy hóa lipid, hiệu quả kháng khuẩn và chỉ số TVB-N thấp hơn so với mẫu đối chứng (mẫu không bổ sung các chất chống oxy hóa). Chất lượng cảm quan của mẫu được bổ sung 1% bột tỏi kéo dài khoảng 14 ngày và 16 ngày ở mẫu được bổ sung 2% bột gừng hoặc 2% bột sả, còn đối với mẫu đối chứng là 8 ngày. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có thể sử dụng bột tỏi, bột gừng và bột sả như là phụ gia thực phẩm nhằm kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
    corecore