83 research outputs found
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam: Bằng chứng khảo sát năm 2020
Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc đưa ra quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT. Phương pháp phỏng vấn trực tuyến (online) kết hợp với bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 200 sinh viên năm nhất của các Trường Đại học ở Hà Nội và ngoài khu vực Hà Nội, trong thời gian tháng 2 và tháng 3 năm 2020. Phương pháp phân tích khám phá nhân tố và phương pháp hồi quy tuyến tính được ứng dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy sinh viên khá hài lòng và khá chắc chắn với quyết định lựa chọn trường đại học của mình, trong khi đó có 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc quyết định chọn trường đại học. Các yếu tố có độ lớn giảm dần theo thứ tự là (1) yếu tố thông tin, quảng cáo, (2) yếu tố thương hiệu và việc làm, (3) yếu tố bản thân học sinh, và (4) yếu tố học phí và cơ sở vật chất. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các em học sinh tìm được trường phù hợp và hỗ trợ các trường đại học cải thiện sự hiệu quả của công tác tuyển sinh trong thời gian đến
Thành phần hóa học của cây Mussaenda pubescens (Rubiaceae)
The genus Mussaenda is an important source of medicinal natural products, particularly iridoids, triterpenes, saponines and flavonoids. The plants are members of the Rubiaceae and are native to the Old World tropics, from West Africa through the Indian sub-continent, South-East Asia and to Southern China. There are more than 200 species of Mussaenda known. Some species of Mussaenda have been used in traditional medicine. The abundance of the iridoids and its wide availability makes the plant a potential target for studying the activity of this drug. From the water extract of Mussaenda pubescens, six compounds, shanzhiside methylester (1), barlerin (2), mussaenoside (3), (6S, 9R)-roseoside (4), mussaendoside L (5) and coniferin (6) were isolated. Their structures were elucidated by using MS and NMR spectroscopic methods, including 2D NMR spectroscopy (COSY, HMQC, HMBC). Keywords. Mussaenda pubescens, Rubiaceae, iridoid, shanzhiside methylester
Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn mài mòn của lớp phủ hợp kim NiCr20 được thẩm thấu với photphat nhôm trong môi trường axit
The corrosive wear resistance of NiCr20 alloy coating (NC) impregnated by aluminum phosphate and heat-treated at 600 oC (NA6) and 1000 oC (NA10) was investigated in acid H2SO4 pH = 2 containing SiO2 3 % by weight; the flow velocity is 4 m/s. The analysis of X-ray diffraction (XRD) showed that, the stable crystalline phases in acidic media such as AlPO4 and Al(PO3)3 which were formed on NA6 coating’s surface made corrosive wear resistance of NA6 coating increase in comparison with the resistance measured on NA10 and NC coating samples. The formation of unstable crystalline phases such as Al36P36O144 and Ni3(PO4)2 in NA10 coating caused the corrosive wear resistance of NA10 coating smaller than that one measured on NC coating. After 168 hours of corrosive wear test, the thickness of NA6 coating reduced to about 47 μm, while it was about 67 μm for NC coating. Keywords. Thermal spray, aluminum phosphate sealant, acidic corrosion, corrosion wear
MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM
Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao
- …