75 research outputs found

    NGHIÊN CỨU SỰ ỦNG HỘ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Người dân là nhân tố đóng vai trò chủ chốt của sự phát triển du lịch tại địa phương. Sự ủng hộ của người dân địa phương là cực kỳ quan trọng cho sự thành công của các dự án phát triển du lịch. Nghiên cứu này được thực hiện trên nền tảng Lý thuyết trao đổi xã hội. Theo đó, người dân sẽ ủng hộ sự phát triển du lịch địa phương nếu nhận thấy các tác động tích cực mang lại nhiều hơn các tác động tiêu cực gây ra. Tác động hai mặt của du lịch được xem xét trên 4 khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Mô hình hồi quy đa biến được thành lập nhằm giải thích sự ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức về tác động du lịch đến sự ủng hộ của người dân đối với du lịch địa phương. Từ khoá: tác động du lịch, sự ủng hộ của người dân, Lý thuyết trao đổi xã hộ

    Phân lập, sàng lọc và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh từ vùng biển Đông Bắc Việt Nam

    Get PDF
    Microorganisms are especially interested in due to the ability to produce secondary compounds with high-value applications. Plenty of novel and diverse chemical structures have been found in the bioactive substances of microorganisms. In this study, we isolated 143 strains of bacteria and actinomycetes from 161 samples including: sediments, sponges, soft corals, echinoderms and starfish collected from three sea areas of Viet Nam: Ha Long - Cat Ba; Co To - ThanhLan; Bai Tu Long. The strains were fermented in A1 medium and then fermentation broths were extracted 5 times with ethyl acetate. The extraction residue screening test using 7 reference strains isolated 15 target strains with the highest biological activity. Most of these strains have dramatic inhibition on Gram positive bacteria: Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245  and Candida albicans ATCC10231 with MIC values  ​​less than or equal to the MIC value of the reference antibiotic. In particular, strain G057 was active against S. enterica ATCC 13076 and G002 inhibited E. coli ATCC25922 with respective values  ​​MICG057 = 8 µg/ ml, MICG002 = 256µg/ ml; and three strains G115, G119, G120 showed the inhibitory effect towards P. aeruginosa ATCC27853 with respective values ​​MICG115 = 64 µg/ ml, MICG119 = 32 µg/ ml and MICG120 = 32 µg/ ml. All 15 strains were then subjected to morphological and phylogenetic investigations based on 16S rRNA gene sequences. The results showed that 9 of 15 strains G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119 and G120 belonged to Genus Micromonospora; strains G039 and G065 were identified as Genus Stretomyces; G002 was  identified as Bacillus; G057 was  identified as Nocardiopsis; G115 was in Photobacterium and G121 belonged Oceanisphaera.Vi sinh vật được đặc biệt quan tâm là do khả năng sinh tổng hợp ra các hợp chất thứ cấp có giá trị ứng dụng cao. Các chất có hoạt tính sinh học có thể cung cấp cho chúng ta các cấu trúc hoá học đa dạng và mới lạ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân lập được 143 chủng vi khuẩn và xạ khuẩn từ 161 mẫu gồm: trầm tích, hải miên, san hô mềm, da gai, sao biển thu thập từ ba vùng biển Hạ Long - Cát Bà, Cô Tô - Thanh Lân và Bái Tử Long. Các chủng được lên men trong môi trường A1, dịch lên men được xử lý tạo cặn chiết và tiến hành sàng lọc cặn chiết của vi khuẩn với 7 chủng vi sinh vật kiểm định dẫn đến lựa chọn 15 chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao nhất, thể hiện khả năng ức chế khá mạnh đối với 2 chủng vi khuẩn Gram (+) Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245 và chủng nấm men Candida albicans ATCC10231 với các giá trị MIC nhỏ hơn hoặc bằng giá trị MIC của các kháng sinh đối chứng. Ngoài ra, chủng G057 còn có khả năng kháng S. enterica ATCC13076 và chủng G002 kháng E. coli ATCC25922 với giá trị tương ứng MICG057 = 8 µg/ml, MICG002 =  256 µg/ml. Ba chủng G115, G119, G120 có khả năng kháng P. aeruginosa ATCC27853 với giá trị tương ứng  MICG115 = 64 µg/ml, MICG119 =  32 µg/ml và MICG120 =  32 µg/ml. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen mã hóa tiểu phần  rRNA 16S cho thấy 9 trong số 15 chủng (G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119, G120) thuộc chi Micromonospora, hai chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces, chủng G002 thuộc chi Bacillus, G057 thuộc chi Nocardiopsis, chủng G115 thuộc chi Photobacterium và chủng G121 thuộc chi Oceanisphaera

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI GIAI ĐOẠN 1-4 TUẦN TUỔI ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi (chỉ số THI) giai đoạn úm gà con (1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi) đến khả năng ăn vào, sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống của gà.  Thí nghiệm được tiến hành trên gà DABACO (từ 1 ngày tuổi) và lặp lại trên gà JAPFA, mỗi giống 1000 con được phân ngẫu nhiên vào 3 lô: thí nghiệm 1 (TN1); thí nghiệm 2 (TN2) và đối chứng (ĐC) với mức nhiệt độ được điều tiết ở 1, 2, 3 tuần tuổi tương ứng là TN1: 33 -35, 30-32, 29-31 oC; TN2: 30-33, 29-32, 27-29 oC và ĐC theo như cơ sở đang áp dụng. Ẩm độ chuồng úm điều chỉnh 50 - 75 %. Các yếu tố còn lại theo một quy trình như nhau đảm bảo các yếu tố đồng đều giữa các lô. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ tăng, chỉ số nhiệt ẩm (THI) tăng lên và lượng ăn vào cũng tăng đến một giới hạn nhất định sau đó giảm dần. Lượng ăn vào và khối lượng cơ thể bình quân của gà cao nhất, chi phí thức ăn thấp nhất ở lô gà có chỉ số THI trung bình (TN2), còn các lô có THI cao (TN1) và lô có THI thấp (ĐC) là tương đương nhau và thấp hơn lô TN2. Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô là tương đương nhau nhưng ở gà Japfa lô có THI thấp (ĐC) tỷ lệ nuôi sống thấp hơn rõ rệt. Như vậy vùng độ nhiệt thích hợp cho gà con 1 và 2 tuần tuổi tương ứng là 30 oC - 33 oC và 27 oC - 29 oC (giảm 2 oC đến 3 oC so với quy trình hiện hành), ẩm độ 50 % đến 75 %.Từ khóa:  nhiệt độ, ẩm độ, THI, khối lượng gà, tỷ lệ nuôi sốn

    THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảy cơ sở chăn nuôi gà thịt theo hướng sản xuất hàng hóa ở Hương Thủy, Hương Trà và Quảng Điền, với 38 đợt nuôi trong năm 2014, 2015 đã được khảo sát. Kết quả cho thấy các cơ sở chăn nuôi đang tận dụng điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi với diện tích chuồng nuôi (151,5 m2) và sân chơi (387,6 m2) đủ rộng. Tất cả chủ trại (100 %) có trình độ văn hóa là 12/12, nhưng trình độ chăn nuôi chưa cao (14,2 %). Chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn ít. Quy mô chăn nuôi ở mỗi cơ sở nuôi bình quân là 1329 gà/đợt; 3,8 đợt/năm. Gà được nuôi úm trong 3-4 tuần đầu, sau đó nuôi kết hợp chăn thả và nuôi riêng trống mái, nhưng chưa quan tâm chế độ dinh dưỡng theo giới tính. Tập đoàn giống/nhóm giống gà đa dạng, giá giống chênh lệch nhiều. Thức ăn công nghiệp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn nuôi. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được ở gà thịt tương đương với trình độ chung hiện nay. Giá bán gà thịt biến động lớn nên lợi nhuận thu được trong mỗi đợt nuôi gà là không ổn định.Từ khóa: chăn nuôi, gà thịt, Thừa Thiên Hu

    Nghiên cứu một số hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. (G065).

    Get PDF
    Eight secondary metabolites, Cyclo-(Pro-Ala) (1), Cyclo-(Pro-Val) (2), Cyclo-(Pro-Leu) (3), Cyclo-(Pro-Tyr) (4), Cyclo-(Pro-Trp) (5), n-butyl-isobutyl phthalate (6), phenylacetic acid (7) and uracil (8) were isolated and identified from Streptomyces sp. (G065). Their structures were determined by spectroscopic analysis including MS and 2D NMR, as well as by comparison with reported data in literature. Keywords. Streptomyces sp., marine microorganism, Cyclo-(Pro-Ala), Cyclo-(Pro-Val), Cyclo-(Pro-Leu), Cyclo- (Pro-Tyr), Cyclo-(Pro-Trp)

    Các hợp chất đitecpenoit phân lập từ quả loài na biển (Annona glabra) (Phần 2)

    Get PDF
    Four ent-kaurane diterpenoids, annoglabasin E (1), annonaglabasin B (2), 19-nor-ent-kauran-4α-ol-17-oic acid (3), and paniculoside IV (4) were isolated from the methanol extract of the Annona glabra fruits by various chromatographic experiments. Their structures were characterized by 1D- and 2D-NMR spectra and ESI-MS, as well as in comparison with those reported in the literature. Among these compounds, 4 has been isolated from the genus Annona for the first time

    CARPAINONE: ALKALOIT MỚI TỪ LÁ CÂY ĐU ĐỦ

    Get PDF
    Cây Đu Đủ (Carica papaya L.) thuộc họ Caricaceae là loại cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Dịch chiết của lá Đu đủ thể hiện hoạt tính chống ung thư, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi trình bày việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học, đồng thời đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn và chống oxy hóa của hợp chất ancaloit mới được đặt tên là Carpainone (1) từ lá cây Đu Đ

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun
    corecore