34 research outputs found

    TIỀN XỬ LÝ SUCROSE VÀ BẢO QUẢN LẠNH LÊN CÁC THUỘC TÍNH CỦA HOA LILY CẮT CÀNH SAU BẢO QUẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, VIỆT NAM

    Get PDF
    The effects of sucrose pulsing, cold storage methods (dry and wet) and cold storage duration (one and two weeks) on the post-storage attributes of cut lilies in Dalat were studied. After harvest, the lilies were treated with sucrose pulsing solutions consisting of three concentrations of sucrose (0, 50, and 100g/L) in combination with 0.2mM silver thiosulphate (STS) and water as control for 24h at room temperature, then placed in wet and dry cold storage at 2.5°C for one and two weeks. After each period of cold storage, the cut lilies were placed in water to evaluate the vase life, the time of bud opening, the bud opening rate, and water uptake. The results showed that when cut lilies were treated with 50g/L sucrose in combination with STS 0.2mM and one-week cold storage, the vase life increased to 16.8 days with better color, the time of bud opening slowed down to 5.8 days, buds fully opened (100%), and the water uptake remained constant at 91.5ml.Ảnh hưởng của việc tiền xử lý đường và bảo quản lên tuổi thọ và đặc điểm của hoa lily cắt cành ở thành phố Đà Lạt được nghiên cứu. Sau khi thu hoạch, hoa lily được xử lý bằng dung dịch đường sucrose ở ba nồng độ (0, 50, và 100g/L) kết hợp với 0.2mM STS và xử lý với nước (đối chứng) trong 24h ở nhiệt độ phòng (23oC), sau đó bảo quản lạnh ướt và lạnh ở nhiệt độ 2.5oC. Sau một và hai tuần bảo quản lạnh, hoa lily được cắm trong nước để theo dõi thời gian cắm, thời gian bắt đầu nở hoa, tỷ lệ nở, và sự hấp thụ nước. Kết quả cho thấy khi hoa lily được tiền xử lý với dung dịch sucrose 50g/L, STS 0.2mM và bảo quản lạnh trong một tuần thì có thời gian cắm tăng (16.8 ngày) với màu sắc nở đẹp hơn, thời gian nở chậm hơn (5.8 ngày), các nụ hoa nở hoàn toàn (100%), và duy trì sự hấp thụ nước (91.5ml)

    Ảnh hưởng của biến động dòng chảy và độ mặn theo mùa đến (sinh trưởng và phát triển) cây tràm và cây dừa nước – Nghiên cứu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Rừng tràm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái ở Mỹ Phước, Sóc Trăng. Hệ thống đê bao khép kín và cống đã được xây dựng nhằm ngăn mặn và quản lý nước. Tuy nhiên, sự biến động dòng chảy bên trong đê có thể ảnh hưởng đến các loài thực vật bản địa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của thay đổi mực nước và xả thải đến sự phát triển của thực vật bên trong đê. Khảo sát mặt cắt ngang và vận tốc trung bình được thực hiện trong mùa khô (5/2018) và mùa mưa (8/2018). Phân tích thống kê đa biến và phỏng vấn trực tiếp cũng được sử dụng để đánh giá sự thay đổi mực nước và sự phát triển của thực vật trong cả hai mùa. Kết quả cho thấy mực nước có sự thay đổi rất ít và xấp xỉ nhau trong cả hai mùa. Bên cạnh đó, xu hướng giảm diện tích cây bản địa đang được lưu tâm và tìm kiếm biện pháp đề giải quyết

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết
    corecore