54 research outputs found

    CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại vào tháng 11/2008 (mùa mưa) và tháng 4/2009 (mùa khô). Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,09 - 1,16 %, N hữu cơ từ 88,7 - 1826,0 mg/g, P tổng số từ 44,2 - 938,2 mg/g, Zn từ 3,4 - 75,6 mg/g, hydrocarbon từ 108 - 423 mg/g, Cu từ 0,1 - 15,3 mg/g, Pb từ 2,3 - 35,2 mg/g, Fe từ 1379 - 14981 mg/g), có xu hướng tăng dần từ đỉnh đầm về phía cửa đầm và có mối quan hệ mật thiết với độ hạt của trầm tích. Hàm lượng của chúng cao trong trầm tích bùn sét và thấp hơn trong trầm tích hạt thô. Vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên (terrigeneous organic matter). Chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích gồm vật chất từ tự nhiên (chủ yếu là vật chất từ sông Côn và sông Hà Thanh) và từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực liền kề.Vào thời kỳ mưa lũ, sự lắng đọng vật chất xảy ra trong toàn đầm, nhưng vào mùa khô hiện tượng này chủ yếu diễn ra trong khu vực đỉnh đầm. Tốc độ lắng đọng trầm tích (TĐLĐTT) vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong vật liệu trầm tích mới lắng đọng vào mùa mưa lại thấp hơn. Summary: The paper represents some aspects on the quality of the sediments in Thi Nai lagoon. Results of 2 surveys (performed in November 2008, rainy season, and April 2009, dry season) show that the contents of the organic materials and heavy metals in the sediment were considerably various (organic C: 0.09 -1.16%, organic N: 88.7 – 1826.0 mg/g, total P:  44.2 - 938.2 mg/g; Zn: 3.4 - 75.6 mg/g; Cu: 0.1 - 15.3 mg/g, Pb: 2.3 – 35.2 mg/g, Fe: 1379 - 14981 mg/g; HC: 108 - 423 mg/g). Content of organic matters, heavy metals and hydrocarbon increases from the top toward the mouth of the lagoon because of the increase of pelite fraction in the sediments. The most part of the organic matters are terrigeneous in origin particularly in rainy season. Generally, the sediment in Thi Nai lagoon, in term of organic materials and heavy metals, was suitable for the aquatic life. The factors affecting to the sediment quality included the materials from natural sources (mainly from Con and Ha Thanh rivers) and human activities. In the rainy season, the deposition on the sediment took place in the whole of the lagoon, whereas during the dry season, it prevailed mainly in the top of the lagoon. Sedimentation rate was higher in rainy season compared to dry season but the contents of the organic matters and heavy metals of materials in sediment traps were higher in dry season

    PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ VẾT LẮNG ĐỌNG TRONG KHÔNG KHÍ QUA RÊU BARBULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC SỬ DỤNG KỸ THUẬT HUỲNH QUANG TIA X PHẢN XẠ TOÀN PHẦN

    Get PDF
    In this investigation, the Total Reflection X-ray Fluorescence (TXRF) technique detected 24 elements: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, and U in Barbula indica moss collected at Baoloc (Vietnam) from November 2019 to March 2020. Factor analysis was used to explain contamination sources at the sampling sites. This study showed that the passive moss biomonitoring and TXRF techniques are efficient and very suitable for detecting trace elements due to atmospheric deposition in developing countries, especially Vietnam and some Asian countries.Trong nghiên cứu này, kỹ thuật huỳnh quang tia X phản xạ toàn phần (TXRF) được ứng dụng đã xác định được 24 nguyên tố, bao gồm: Al, P, S, Cl, K, Sr, Sc, Ti, Mn, Fe, Co, Cu, Zn, As, Br, Ba, La, Eu, Tb, Dy, Ta, Pb, Th, và U trên rêu Barbula Indica tại thành phố Bảo Lộc (Việt Nam) từ tháng mười một năm 2019 đến tháng ba năm 2020. Kết quả cũng đã dự đoán những nguồn ô nhiễm mang lại. Ở nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng mẫu rêu có sẵn, và kỹ thuật TXRF là hiệu quả, rất thuận lợi để xác định sự lắng động các nguyên tố vết trong không khí cho những quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam và các nước Châu Á

    MỘT SỐ SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU TỪ NẤM TRICHODERMA CÓ TRIỂN VỌNG CỦA ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    Get PDF
    Các chủng nấm đối kháng Trichoderma bản địa được khảo sát khả năng phòng trị bệnh trên các đối tượng gây hại cây trồng theo hướng phòng trừ sinh học. Từ kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đã phối hợp các chủng nấm Trichoderma này thành các sản phẩm phòng trị hiệu quả theo nhóm đối tượng như: Tricô-ĐHCT có khả năng phòng trị hiệu quả bệnh thối rễ trên cây ăn trái, rau màu (do Fusarium); Tricô-Lúa Von phòng trị được bệnh lúa Von (do F. moniliforme); Tricô-Phytoph trị bệnh do Phytophthora trên sầu riêng, tiêu, paulownia, cao su...; Tricô-Nấm Hồng phòng trị hiệu quả nấm Corticium salmonicolor gây hại trên cây đa niên và Tricô-Khóm trị được bệnh do nấm Phytophthora và Fusarium gây hại khóm
    corecore