5 research outputs found

    Tiểu thuyết lịch sử và quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử

    No full text
    Từ việc trình bày một số diễn giải về tiểu thuyết lịch sử, bài viết đi vào phân tích quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ. Những luận điểm then chốt trong quan niệm của các nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử sẽ được phân tích là: tiểu thuyết lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử, đóng vai trò nhân vật trung tâm và có mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm chính thống. Việc chú ý đến khía cạnh đời sống thường ngày của nhân vật lịch sử cũng được xem là một quan điểm thẩm mỹ tiến bộ của các nhà văn Nam Bộ

    PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY Ở RẠCH CÁI SAO, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu sự phân bố động vật đáy ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang được thực hiện từ tháng 02/2009 đến 8/2009 tại 8 vị trí khảo sát khác nhau dọc theo tuyến rạch Cái Sao qua 7 đợt thu mẫu. Kết quả là đã phát hiện được 12 loài động vật đáy thuộc 5 lớp bao gồm Oligochaeta, Polychaeta, Crustacae, Gastropoda và Bivalvia. Số lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát biến động từ 110 ? 7.340 cá thể/m2. Biến động khối lượng qua các đợt khảo sát từ 21,03 ? 5.087,87g/m2. Chỉ số đa dạngShannon biến động từ 0,528 đến 2,019. Với mức tương đồng 50% sinh khối của động vật đáy, khu vực nghiên cứu được phân thành 2 vùng khác nhau vào mùa khô và 3 vùng vào mùa mưa. Kết quả phân tích chỉ số sinh học RBP III cho thấy mức độ ô nhiễm nước ở rạch Cái Sao từ ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm rất nặng

    Đánh giá tính chất nước trong mương kiểu sử dụng đất trồng Keo lai (Acacia hybrid) và tràm (Melaleuca cajuputi) tại U Minh Hạ, Cà Mau

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện với mục tiêu so sánh tính chất nước trong mương liếp giữa kiểu sử dụng đất lên liếp trồng Keo lai (Acacia Hybrid) và đất trồng tràm (Melaleuca Cajuputi) tại khu vực rừng U Minh Hạ, Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện trên 2 khu vực trồng Keo lai và trồng tràm, mỗi khu vực nghiên cứu trên 2 biểu loại đất phèn nông và phèn sâu, tương ứng mỗi biểu loại đất, chất lượng nước được khảo sát ở hai mức độ diện tích nhỏ hơn 10 ha và lớn hơn 10 ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực phèn nông pH rất thấp tại cả 2 kiểu sử dụng đất rừng tràm và Keo lai, giá trị EC và DO trong nước chưa gây ảnh hưởng đối với môi trường. Ngược lại, COD và BOD5 đều cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quy định và COD vùng Keo lai có xu hướng cao hơn tràm. Hàm lượng Fe, Al của nước trong mương vùng nghiên cứu gần như không khác biệt giữa vùng Keo lai và vùng tràm. Tuy nhiên, hàm lượng Fe vùng nghiên cứu đều cao hơn giới hạn cho phép ngoại trừ vùng Keo lai trên biểu loại đất phèn sâu. Hàm lượng độc chất H2S trong khu vực nghiên cứu nhỏ hơn so với nồng độ gây độc cho động vật thủy sinh. Tuy nhiên, nồng độ N-NH4+ thì cao hơn giới hạn cho phép và nhìn chung giá trị N-NH4+ của vùng Keo lai luôn cao hơn rừng tràm
    corecore