68 research outputs found

    Ứng dụng công nghệ bao màng trong bảo quản trái cây nhiệt đới

    Get PDF
    Các yếu tố như vi sinh vật, quá trình chín sinh lý và hô hấp có thể làm giảm chất lượng của trái cây sau thu hoạch nếu không được bảo quản thích hợp. Kỹ thuật bao màng là một trong những giải pháp hiệu quả cho bảo quản trái cây sau thu hoạch, lớp màng bao phủ trên bề mặt vỏ trái cây có vai trò như một lớp màng bán thấm giúp kiểm soát sự trao đổi hơi nước, không khí giữa môi trường và trái cây, cũng như hạn chế sự tấn công của vi sinh vật gây hại. Xử lý bao màng có thể ứng dụng cho bảo quản nhiều loại trái cây nhiệt đới giúp kéo dài thời gian sử dụng, duy trì tốt chất lượng cảm quan cũng như các hợp chất sinh học cho trái cây sau thu hoạch. Trong phạm vị của bài viết này, đặc điểm của màng bao sinh học cũng như hiệu quả của nó trong bảo quản trái cây sau thu hoạch đã được đề cập

    HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CAO CHIẾT TỪ THÂN CÂY SÂM ĐÁ – Myxopyrum smilacifolium

    Get PDF
    Myxopyrum smilacifolium is an infused herb commonly used in folk remedies in Vietnam and other countries worldwide to treat nervous disorders, rheumatism, and bronchitis. The antioxidant potential of the ethanol extract was evaluated through DPPH and ABTS radical scavenging and the total antioxidant capacity method. The results show that the extract possesses high antioxidant activity, with a low IC50 value (IC50 = 42.23 and 46.57 μg·mL–1 for DPPH and ABTS radical scavenging capacity), and the total antioxidant capacity was 207.28 ± 8.43 mg GA·g–1. The chemical composition of Myxopyrum smilacifolium trunk extract, namely the total phenolics, total flavonoid, polysaccharides, and triterpenoid, was examined by using the colourimetric method. Their quantities are equivalent to 149.12 ± 1.36 mg GA·g–1 and 91.39 ± 1.33 mg QE·g–1, 5.12 ± 0.07%, and 35.22 ± 0.81 mg oleanolic acid·g–1, respectively. Specifically, the total triterpenoid content of Myxopyrum smilacifolium trunk was reported for the first time.Sâm đá là một loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam và một số nước trên thế giới để điều trị rối loạn thần kinh, tê thấp và viêm phế quản. Khả năng chống oxy hoá của cao ethanol từ thân cây Sâm đá được đánh giá thông qua ba mô hình: tổng khả năng chống oxy hoá, khả năng bắt gốc tự do DPPH và khả năng bắt gốc tự do ABTS. Kết quả cho thấy cao ethanol có khả năng chống oxy hoá tốt với IC50 thấp (IC50 = 42,23 và 46,57 μg·mL–1 tương ứng với khả năng bắt gốc DPPH và ABTS) và hàm lượng các chất chống oxy hoá cao (207,28 ± 8,43 mg GA·g–1). Hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid, tổng triterpenoid và polysaccharide) trong cao ethanol từ thân cây Sâm đá được xác định bằng phương pháp trắc quang. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid là 149,12 ± 1,36 mg GA·g–1 và 91,39 ± 1,33 mg QE·g–1; hàm lượng polysacharide và triterpenoid là 5,12 ± 0,07% và 35,22 ± 0,81 mg oleanolic acid·g–1. Lần đầu tiên, tổng hàm lượng triterpenoid trong thân cây Sâm đá được công bố

    Phương trình đạo hàm riêng tuyến tính

    No full text
    212 tr.; 19 cm

    PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI TỌA ĐỘ BẢN ĐỒ TỪ HỆ QUY CHIẾU INDIAN 1960 SANG VN 2000

    Get PDF
    Nguồn bản đồ ở Miền Nam trước năm 1975 được xây dựng trên hệ INDIAN 1960. Từ năm 2001, việc quy định sử dụng hệ VN 2000 đặt ra nhu cầu chuyển đổi hệ quy chiếu qua lại giữa hai hệ này. Bài viết đề xuất và đánh giá hai phương pháp chuyển đổi tọa độ từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000. Thứ nhất, sử dụng công thức tính chuyển tọa độ Molodensky từ hệ INDIAN 1960 sang VN 2000 qua trung gian hệ WGS 84. Phương pháp thứ 2 khai báo bổ sung lưới chiếu VN 2000 trên MapInfo để chuyển đổi bằng phần mềm. Kiểm tra độ tin cậy của cả hai phương pháp bằng cách so sánh hai kết quả chuyển từ hệ VN 2000 sang WGS 84 với kết quả của phần mềm GEOTOOL do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cung cấp. Kết quả cho thấy dùng công thức Molodensky sai lệch về tọa độ phương x và y lần lượt là 0.1 và 1m so với phần mềm GEOTOOL, trong khi dùng MapInfo sai lệch là 0.5 và 1m. Kết quả chuyển đổi các điểm tọa độ từ INDIAN 1960 sang VN 2000 bằng hai phương pháp cho thấy độ lệch lẫn nhau về kinh độ khoảng 0.1m, độ lệch vĩ độ vào khoảng 1m. Qua đó cho thấy sử dụng công thức Molodensky cho kết quả chính xác cao hơn so với MapInfo, tuy nhiên MapInfo lại cho phép chuyển đổi được bản đồ vector và nhiều định dạng bản đồ khác nhau nên thuận tiện hơn cho người sử dụng
    corecore