6 research outputs found

    KHẢO SÁT KHÁNG THỂ THỤ ĐỘNG VÀ KHÁNG THỂ CHỦ ĐỘNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI VIRUS CÚM H5N1 Ở CÁC LOÀI GIA CẦM KHÁC NHAU

    Get PDF
    Nghiên cứu kháng thể thụ động ở vịt con 1 ngày tuổi, các đối tượng không tiêm phòng gồm ngỗng, ngan, vịt và gà thả vườn cũng như sự lưu hành của virus H5N1 được khảo sát ở Đồng Tháp và Hậu Giang. Hiệu giá kháng thể HI được xác định bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu HI. Sự hiện diện của virus H5N1 xác định bằng kỹ thuật RT-PCR với bộ kit Mag MAXTM -96AI/ND viral RNA isolate kit (USA). Kết quả cho thấy: Vịt con giống Super M 1 ngày tuổi nhận được kháng thể thụ động kháng lại virus cúm gia cầm từ mẹ truyền sang, tỉ lệ bảo hộ 23,33% và giảm xuống còn 5% ở ngày tuổi thứ 13. Các đối tượng gia cầm thủy cầm không tiêm phòng như ngỗng, ngan, vịt thịt, gà chăn thả đều có huyết thanh dương tính với virus cúm A, sub type H5 với tỉ lệ từ 4% đến 20% trong số mẫu xét nghiệm. Các nhóm gia cầm này cũng có mang virus từ các mẫu huyết thanh và mẫu swab với tỉ lệ từ 3,84% đến 16,67%. ở khu vực chợ bán gia cầm sống, vịt và ngan ở đây có sự hiện diện của virus trong mẫu swab với tỉ lệ là 16,67%

    Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến hàm lượng polyphenol, flavonoid, vitamin C, acid gallic và khả năng chống oxy hóa của dịch ép nước dâu Hạ Châu (Baccaurea ramiflora Lour.)

    Get PDF
    Quá trình xử lý nhiệt được áp dụng trong nghiên cứu dịch ép làm từ trái dâu Hạ Châu. Các chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm trong các công đoạn xử lý nhiệt là polyphenol tổng số (thuốc thử Folin-Ciocalteu), flavonoid tổng số (tạo phức AlCl3), vitamin C và acid gallic (sắc ký lỏng cao áp HPLC) và khả năng chống oxy hóa (DPPH) thể hiện qua hoạt tính kháng oxy hóa (giá trị EC50 mg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chọn được điều kiện chần, đun sơ bộ và chế độ thanh trùng được chọn lần lượt là 90oC-90 giây, 85oC-2 phút, 90oC-1,5 phút ứng với chất lượng của dịch ép dâu theo thứ tự các chỉ tiêu quan sát là 244,57 mgGAE/L, 193,47 mgQE/L, 115,97 mg/L, 17,62 mg/L và 383,95 mg/mL (EC50). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho quy trình chế biến nước giải khát làm từ trái dâu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ dâu
    corecore