56 research outputs found

    Tạo dòng tế bào hybridoma tiết kháng thể đơn dòng gây ngưng kết hồng cầu của người mang kháng nguyên A

    Get PDF
    The determination of ABO blood group is obliged in many cases especially before blood transfusion, that is indicated at Point a, Clause 4, Article 14 Circular 26/2013/TT-BYT - Vietnam, date 09.16.2013. For this purpose, both standard sera (monoclonal antibodies) and standard red blood cells are common used but monoclonal antibodies are prefered. In Vietnam, monoclonal antibodies against ABO blood group are not available in domestic production. In this study, we succeeded in the generation of hybidoma cells secreting anti-A monoclonal antibody. Firstly, Balb/c mice were injected with Vietnamese human group A red blood cells to evoke B lymphocyte cells against A antigen present on the surface of the red blood cells. Afterward the lymphocytes were fused with sp2/0 myeloma cells in the presence of polyethylene glycol (PEG) to gain hybrid cells that were identified through ability to expand cells in a selective medium (hypoxanthine aminopterine thymine - HAT) at 37°C and 5% CO2. During screening and isolation process, the positive clones were identified by agglutination test with standard group A red blood cells. Of the 1440 wells, 12 monoclonal hybrid clones were selected. The hybrid cell line (designated A6G11C9) was the best one secreting the highest anti-A monoclonal antibody into culture with the antibody titer of 512. The antibody showed good intensity (+++), and the agglutination was visible by 10 seconds. This antibody is the promising for ABO-grouping kit development.Xác định nhóm máu ABO là bắt buộc đối với người cho và người nhận máu trước khi truyền máu được quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 14 của Thông tư 26/2013/TT-BYT, ngày 16/9/2013. Theo đó, nhóm máu ABO phải được xác định bằng phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu. Trong xét nghiệm y tế hiện nay người ta sử dụng kháng thể đơn dòng kháng A để xác định hồng cầu mang kháng nguyên A trên bề mặt. Cho đến nay, đã có nhiều công ty sản xuất và thương mại kháng thể đơn dòng kháng A trên thế giới, tuy nhiên chưa có đơn vị nào tại Việt Nam sản xuất kháng thể này. Do vậy, để chủ động công nghệ và nguồn sinh phẩm, chúng tôi đã nghiên cứu để tạo ra tế bào lai sản xuất kháng thể kháng nguyên A bằng công nghệ tế bào lai. Trong bài báo này, chúng tôi công bố việc tạo thành công dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu mang kháng nguyên A. Tế bào lai được tạo ra bằng cách lai tế bào lymphocyte B chuột (chuột Balb/c đã được gây miễn dịch bằng hồng cầu mẫu nhóm máu A) với tế bào myeloma chuột sp2/0 với sự có mặt của polyethylene glycol (PEG). Tế bào lai được nuôi cấy trong môi trường chọn lọc hypoxanthine aminopterine thymine (HAT) ở 37oC và 5% CO2. Kết quả là mười hai dòng tế bào lai đơn dòng sinh kháng thể gây ngưng kết đặc hiệu hồng cầu nhóm máu A được chọn lọc từ 1440 vị trí nuôi cấy. Dòng tế bào A6G11C9 được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Hiệu giá kháng thể của dòng tế bào này là 512, cường độ phản ứng tốt (+++), thời gian kháng thể gây ngưng kết hồng cầu khoảng 10 giây. Kháng thể do tế bào A6G11C9 sản xuất có thể sử dụng để tạo bộ sinh phẩm xác định nhóm máu ABO

    PHÂN TÍCH GIẢNG DẠY QUA TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ Ở TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ

    No full text
    Sau hơn 2 năm triển khai đào tạo từ xa bằng công nghệ truyền hình hội nghị (THHN) theo chương trình đào tạo mới đã có gần 6000 sinh viên (SV) các ngành Ngữ Văn, Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Mẫu giáo và Luật học được học bằng công nghệ này với 54 lượt giảng viên giảng dạy trong 9 đợt. Để có thể đánh giá một cách khách quan, khoa học về quá trình ứng dụng công nghệ THHN vào đào tạo từ xa, Trung tâm đã tổ chức việc thăm dò, khảo sát ý kiến SV và giảng viên, cán bộ quản lý (GV-CBQL). Các vấn đề cần khảo sát là các vấn đề về các yếu tố tâm lý, các kĩ năng giảng dạy và học tập, các tồn tại cần khắc phục, các điều kiện cần bổ sung… để có thể sử dụng công nghệ dạy và học qua THHN một cách có chất lượng cao nhất, hiệu quả học tập của SV tốt nhất. Nội dung bài viết phân tích những kết quả nghiên cứu thực trạng từ những đối tượng sử dụng là SV và GV- CBQL trong quá trình 2 năm ứng dụng công nghệ THHN tại Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế, đưa ra các kiến nghị

    PHÂN TÍCH GIẢNG DẠY QUA TRUYỀN HÌNH HỘI NGHỊ Ở TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA – ĐẠI HỌC HUẾ

    No full text
    Sau hơn 2 năm triển khai đào tạo từ xa bằng công nghệ truyền hình hội nghị (THHN) theo chương trình đào tạo mới đã có gần 6000 sinh viên (SV) các ngành Ngữ Văn, Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Mẫu giáo và Luật học được học bằng công nghệ này với 54 lượt giảng viên giảng dạy trong 9 đợt. Để có thể đánh giá một cách khách quan, khoa học về quá trình ứng dụng công nghệ THHN vào đào tạo từ xa, Trung tâm đã tổ chức việc thăm dò, khảo sát ý kiến SV và giảng viên, cán bộ quản lý (GV-CBQL). Các vấn đề cần khảo sát là các vấn đề về các yếu tố tâm lý, các kĩ năng giảng dạy và học tập, các tồn tại cần khắc phục, các điều kiện cần bổ sung… để có thể sử dụng công nghệ dạy và học qua THHN một cách có chất lượng cao nhất, hiệu quả học tập của SV tốt nhất. Nội dung bài viết phân tích những kết quả nghiên cứu thực trạng từ những đối tượng sử dụng là SV và GV- CBQL trong quá trình 2 năm ứng dụng công nghệ THHN tại Trung tâm Đào tạo Từ xa – Đại học Huế, đưa ra các kiến nghị

    LIÊN THÔNG CÁC HỌC PHẦN CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

    No full text
    Nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng việc xây dựng các học phần chung trong các chương trình đào tạo tại Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được lấy từ kết quả khảo sát 147 chương trình đào tạo đại học mà Ban Đào tạo và Công tác sinh viên đang quản lý. Nghiên cứu đã sử dụng các phép toán thống kê phần trăm để lọc bỏ các học phần chuyên biệt, riêng và chuyên ngành sâu từ các chương trình đào tạo, chỉ lọc các học phần chung khối kiến thức giáo dục đại cương và khối các học phần kiến thức cơ sở ngành để phân tích, đánh giá. Các số liệu và ý kiến nhận xét được tổng hợp từ các ý kiến nhận xét chương trình đào tạo đại học của các chuyên gia, các cán bộ quản lý các phòng đào tạo đại học của các đơn vị thành viên và ý kiến cá nhân các tác giả. Thực tế là có nhiều học phần chung trong các chương trình là giống nhau nhưng khi sinh viên tích lũy đủ thì không chuyển đổi liên thông ngang công nhận lẫn nhau, làm mất đi tính được tự do lựa chọn của người học và tính thống nhất trong quản lý cấp ĐH
    corecore