16 research outputs found

    TÁC ĐỘNG CỦA TRỒNG LÚA ĐẾN NUÔI TÔM TỪ CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ TRONG HỆ THỐNG LÚA ? TÔM VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm phân tích tác động của việc trồng lúa đến hiệu quả nuôi tôm trong hệ thống lúa tôm quảng canh cải tiến ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể tại xã Thuận Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu được thực hiện bằng điều tra với phiếu câu hỏi có cấu trúc trên 120 hộ đang canh tác mô hình này ở nhiều mức độ trồng lúa khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy rằng trồng lúa có tác động kinh tế tích cực đến hiệu quả nuôi tôm cũng như hiệu quả toàn hệ thống lúa tôm khi so sánh với mô hình chỉ nuôi tôm độc canh (không trồng lúa trên ruộng lúa ? tôm). Các chính sách khuyến khích và biện pháp giúp người dân trồng lúa luân canh hiệu quả trên ruộng lúa ? tôm, nhất là sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn và tập huấn các kỹ thuật canh tác cho người dân là cần thiết thực hiện, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ven biển

    Tăng lợi nhuận thông qua giảm đầu tư trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tăng lợi nhuận tài chính trong sản xuất lúa nhờ vào giảm dần sử dụng vật tư so với sản xuất theo tập quán của nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời khái quát hóa những hạn chế mà nông dân gặp phải và đề xuất các biện pháp thúc đẩy ứng dụng gói kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm (1P5G). Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 thông qua phỏng vấn 555 hộ nông dân tại 6 tỉnh thâm canh lúa cao bao gồm: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang và Sóc Trăng. Dùng kiểm định t – test phi tham số để so sánh sự khác biệt lượng đầu vào giữa các nhóm nông hộ thực hiện mô hình sản xuất giảm đầu tư và mô hình sản xuất theo tập quán. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình sản xuất giảm đầu tư có hiệu quả kinh tế cao hơn so với nhóm hộ sản xuất theo tập quán. Tuy nhiên, hiện nay việc thâm canh lúa đang đối mặt với tình trạng sâu bệnh ngày càng nhiều trong bối cảnh biến đổi khí hậu; do đó, phần lớn nông dân đang sản xuất theo tập quán, sử dụng nhiều nông dược. Hơn nữa, thiếu tiếp cận kỹ thuật mới là một trong các nguyên nhân cản trở nông dân giảm sử dụng vật tư trong sản xuất lúa. Các chính sách và biện pháp khuyến nông cần được đẩy mạnh, trong đó cần thực hiện mô hình trình diễn kỹ thuật 1P5G nhằm thay đổi nhận thức và thuyết phục nông dân canh tác giảm sử dụng vật tư để giảm chi phí sản xuất

    Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá bằng hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả theo phương pháp ước lượng một bước. Dữ liệu từ 470 nông hộ trồng lúa được phân tích bằng phần mềm Frontier 4.1. Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018 đạt ở mức khá lần lượt là 77,9% và 82,8% . Giá lúa giống (vụ Hè Thu), giá phân bón (vụ Đông Xuân) và chi phí thuốc nông dược trong cả hai mùa vụ tác động làm giảm lợi nhuận. Các yếu tố về đặc điểm hộ có ý nghĩa đến lợi nhuận gồm: tuổi, kinh nghiệm, trình độ học vấn của người quản lý hộ, mức độ tham gia tập huấn, số lao động gia đình tham gia sản xuất lúa. Bên cạnh đó, đối tượng thu mua lúa, hình thức thanh toán tiền vật tư nông nghiệp và nhóm giống lúa gieo sạ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Để gia tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở ĐBSCL, việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào tương ứng với giá cả thị trường, lựa chọn hợp lý kênh phân phối sản phẩm đầu ra phù hợp và cải thiện đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ cần được chú trọng

    TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Hiệu quả sử dụng đất đai luôn là quan tâm chính của người nông dân. Trong bối cảnh gia nhập kinh tế toàn cầu, quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể là một giải pháp gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2008 ở tỉnh An Giang nhằm tìm hiểu quá trình tích tụ đất đai gắn liền với hiệu quả sử dụng đất theo quy mô và vấn đề mất đất. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc người am hiểu ở cơ quan quản lý đất đai tại địa phương, phân tích số liệu thứ cấp và phỏng vấn 118 nông hộ đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Quá trình tích tụ đất đai trong nông thôn đang diễn ra và làm cho diện tích trung bình trên nông hộ có sở hữu đất đai tăng lên trong thời gian 5 năm vừa qua; Đồng hành với tiến trình tích tụ đất đai là quá trình mất đất đai của một bộ phận người dân sở hữu ít đất và kém hiệu quả; 1.5 và 2.0 ha lần lượt là quy mô đất đai cho 2 loại nông hộ có kết hợp các hoạt động phi nông nghiệp hoặc thuần nông có thể có tiền để dành sau khi trừ đi các chi phí sản xuất và cuộc sống; Có đến 93% số nông hộ không đất nhận thấy rằng cuộc sống của họ tốt hơn hoặc giữ mức không đổi sau khi bán đất. 

    Hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư vườn thanh long ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, được thực hiện bằng phỏng vấn 86 hộ trồng thanh long bằng phiếu câu hỏi cấu trúc. Các chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư gồm giá trị hiện tại ròng, nội suất sinh lợi, tỉ suất hiệu quả đồng vốn và thời gian hoàn vốn. Phân tích được được thực hiện trên 3 kịch bản:1 kịch bản nền với giá thực tế và 2 kịch bản giả định về giá giảm 30% và 50% so với giá thực tế. Kết quả cho thấy trồng thanh long cần vốn đầu tư lớn nhưng lợi nhuận mang lại cũng rất cao, theo đó giá trị hiện tại ròng trung bình của nhà vườn đạt 192 triệu đồng/ha/năm đến 1,2 tỉ đồng/ha/năm tùy theo tuổi vườn, đồng thời nhà vườn chỉ cần 2 năm để hoàn vốn đầu tư. Tuy nhiên, giá giảm 30% và 50% thì hiệu quả đầu tư của vườn giảm sút nghiệm trọng, theo đó hầu hết các vườn mới thành lập không có khả năng hoàn vốn. Để hạn chế rủi ro do về giá, các nhà vườn cần thực hiện liên kết chuỗi giá trị cũng như áp dụng kỹ thuật ra hoa, rải vụ thu hoạch nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu trong không gian thị trường nhất định

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM Ở VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    No full text
    Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2011 trong khuôn khổ hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới với Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL và Đại học Y Dược Cần Thơ. Bằng phân tích các số liệu thứ cấp và phỏng vấn các chuyên gia chuyên ngành về dinh dưỡng tại địa phương, nghiên cứu này đã cho thấy một nghịch lý là không phải sản xuất nhiều lương thực/thực phẩm mà có tác dụng tốt đến phát triển nông thôn nói chung trong đó có vấn đề dinh dưỡng trẻ em. Nhiều nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao ở ĐBSCL nhưng chung nhất là do yếu tố nghèo và phát triển nông thôn kém. Nhà nước và chính quyền địa phương phải tăng cường hỗ trợ tài chính cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại cộng đồng trong đó, trong ngắn hạn, chú ý hỗ trợ tài chính và nâng cao kiến thức liên quan đến dinh dưỡng cho các bà mẹ

    Đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả các mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản trên nền tảng qui trình VietGAP. Nghiên cứu được tiếp cận theo “nghiên cứu hành động” từ chọn giống thích nghi đến nối kết tiêu thụ, tại ba Hợp tác xã nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi cấu trúc với 64 hộ thành viên trong mô hình thí điểm và 95 nông hộ bên ngoài trên cùng địa bàn sản xuất. Kết quả cho thấy mô hình thí điểm trên nền tảng VietGAP có hiệu quả tài chính cao hơn sản xuất lúa thông thường tùy vào các mức độ liên kết; trong đó, mô hình chuỗi mở có lợi nhuận cao nhất (24,9 triệu đồng/ha), kế đến là mô hình chuỗi liên kết (24,1 triệu đ/ha) và cuối cùng là mô hình chuỗi kín (17,3 triệu đồng/ha). Giá lúa tăng thêm ở các mô hình sản xuất theo hợp đồng chưa đủ lớn (+100 đồng/kg) nên các hợp tác xã có xu hướng lựa chọn mô hình ít ràng buộc hơn để thích ứng với bối cảnh sản xuất và thị trường hiện nay. Cách tiếp cận nghiên cứu hành động thúc đẩy nâng cao được năng lực của Ban quản lý và thành viên hợp tác xã, giúp họ có thể sản xuất lúa qui chuẩn, làm nền tảng phát triển các mô hình liên kết, đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường lúa gạo chất lượng cao.
    corecore