21 research outputs found

    Vận dụng ma trận SWOT và QSPM để xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh: Trường hợp chiến lược kinh doanh đến năm 2020 cho công ty cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang

    Get PDF
    Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang từ năm 2013 đến 2015. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung phân tích môi trường bên trong, bên ngoài công ty tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và xác định các cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT. Thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) đã hình thành những chiến lược cần thực hiện cho Minh Phú Hậu Giang đến năm 2020, nhằm mục đích mở rộng, phát triển và tạo thế chủ động trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

    Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ tiền và chi hộ tiền: Trường hợp Bưu điện tỉnh An Giang

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ chuyển tiền, thu hộ tiền và chi hộ tiền tại Bưu điện tỉnh An Giang. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 642 khách hàng. Số liệu được kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha. Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại Bưu điện tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng bao gồm “Giá trị cảm nhận”, “Cung cách phục vụ”, và “Sự đồng cảm”

    Chọn lọc mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 chống chịu mặn bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro

    Get PDF
    Kỹ thuật nuôi cấy in vitro tế bào mô sẹo trên môi trường có chứa tác nhân chọn lọc là muối NaCl có thể giúp tạo nên các giống cây trồng chống chịu mặn. Mô sẹo giống đậu nành MTĐ 760-4 được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung muối NaCl với các nồng độ 0; 2,5; 5; 7,5 và 10 g/L. Mô sẹo sống sót trên môi trường mặn được cấy chuyền trên cùng môi trường trong 4 chu kỳ với mỗi chu kỳ là 5 tuần. Kết quả đã chọn lọc được các mẫu mô sẹo đậu nành MTĐ 760-4 có thể chống chịu mặn đến nồng độ muối NaCl 5 g/L với tỷ lệ sống trên 90% và khả năng chịu mặn khá ổn định sau 4 lần chọn lọc. Hàm lượng proline tích lũy cao trong mô sẹo ở nồng độ muối 5 g/L

    Accomplishment of a protocol for simultaneous detection of 14 intestinal bacterial pathogens based on PCR-Reverse Dot Blot

    Get PDF
    Food poisoning, caused by a bacterial infection, consequently led to a wide range of infections and endanger to public health, has been considered as a big concern in the world. Therefore, it is an urgent demand for the clinical laboratory to exactly identify infectious bacteria. In our previous study, we successfully published a protocol based on the PCR-Reverse Dot Blot (PCR-RDB) to determine simultaneously 12 bacterial intestinal pathogens, including Bacillus cereus, Clostridium botulinum, Clostridium perfringen, Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Escherichia coli O157: H7, Salmonella spp., Shigella spp.., Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Yersinia enterocolitica and Brucella spp. In this study, we continuously developed our published protocol by designing additional probes: positive control probe, negative control probe, color control probe and background signal controller. Moreover, concerning the clinical demand, the supplement of two designed probes, which detected Campylobacter jejuni và Yersinia enterocolitica O:8 caused intestinal infected diseases mainly in children, was necessary. As a result, this completed PCR-RDB protocol can simultaneously detect a total of 14 intestinal bacterial pathogens within high specificity and the sensitivity of 102 copies/ml. For the protocol confirmation, it was tested by 30 fecal samples and the results completely match with the commercial kit PowerCheckTM 20 Pathogen Multiplex Real-time PCR Kit (Korea)

    SỰ CẢM ỨNG MẦM BÊN VÀ TẠO CỤM CHỒI CÂY NẮP BÌNH (NEPENTHES MIRABILIS)

    Get PDF
    Cây Nắp bình (Nepenthes mirabilis) là một loài cây dược liệu thuộc Họ Nắp bình (Nepenthaceae). Cây Nắp bình còn được sử dụng làm cây kiểng do lá có hình dạng đặc biệt, với gân chính kéo dài ra thành tua, phần cuối phình ra thành bình và có khả năng bắt côn trùng. Vi nhân giống cây Nắp bình được thực hiện thông qua sự cảm ứng mầm bên từ mẫu cấy mắt và tạo cụm chồi. Kết quả nghiên cứu đã đạt được môi trường cây thân gỗ WPM có hiệu quả hơn môi trường MS trong sự cảm ứng mầm bên phát triển thành chồi, với tỷ lệ tạo chồi trung bình đạt 67,7% so với 34,4% của môi trường MS. Sự phát triển của mầm bên khác biệt không có ý nghĩa giữa nghiệm thức đối chứng (không có chất điều hòa sinh trưởng thực vật) và các mức độ của NAA và BA. Các chồi được hình này phát triển thành cụm chồi với tỷ lệ 81,3% trên môi trường WPM bổ sung 0,05 mg/l NAA kết hợp với 8 mg/l BA ở 60 ngày sau khi cấy

    TẠO MÔ SẸO VÀ TÁI SINH CHỒI TỪ MÔ LÁ NON CÂY BÍ KỲ NAM (HYDNOPHYTUM FORMICARUM JACK.)

    Get PDF
    Bí Kỳ Nam (Hydnophytum formicarum Jack.) là một loài thảo dược thuộc họ Rubiaceae. Mô lá non của cây Bí Kỳ Nam tạo mô sẹo 75% sau 40 ngày nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l NAA đơn hay kết hợp với 2 mg/l BA hay môi trường bổ sung 2 mg/l NAA kết hợp 2 mg/l BA. Mô sẹo có dạng mềm, rời, màu vàng xanh và có rễ. Mô sẹo được phân biệt thành 2 dạng là mô sẹo và mô sẹo có rễ. Cả hai dạng mô sẹo được tái sinh trên môi trường MS không có hoặc có bổ sung 1 g/l than hoạt tính. Kết quả cho thấy mô sẹo không phát sinh chồi trên cả môi trường không có và có bổ sung 1g/l than hoạt tính.Tuy nhiên, rễ nuôi cấy cùng với mô sẹo tạo mô sẹo nhỏ, chặc và có màu xanh trên bề mặt rễ ở môi trường MS bổ sung 1 g/l than hoạt tính với tỷ lệ khoảng 40% ở 60 ngày sau khi cấy và mô sẹo này hình thành chồi với tỷ lệ 54,17% sau 90 ngày nuôi cấy

    Tính bền vững và lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng nông sản

    No full text
    Mục đích của bài viết là đề xuất hướng nghiên cứu để thực nghiệm kiểm tra tác động của tính bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp (nông sản). Nghiên cứu tài liệu là phương pháp chính của bài viết này để tổng kết và thảo luận các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề ở các nước trên thế giới và trong nước. Tổng quan cho thấy lý thuyết các bên liên quan là một trong những cách tiếp cận chính trong nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu quản lý chuỗi cung ứng. Trong nước, chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng nông sản tiếp cận theo quan điểm bền vững. Đây là chủ đề cụ thể, nhưng hiện tại ít được thảo luận và đánh giá để đóng góp vào sự phát triển lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng nông sản lý luận lẫn thực tiễn

    HIỆU QUẢ CỦA CHITOSAN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CỤM CHỒI VÀ CÂY CON LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS SP.) IN VITRO

    Get PDF
    Lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) là một trong những loài hoa đẹp của Họ Lan, được trồng dùng làm hoa cắt cành hoặc trang trí trong nhà. Chitosan, chiết xuất từ vỏ của các loài giáp xác được báo cáo là chất có hiệu quả cho sự sinh trưởng của thực vật, trong đó có lan. Mục đích của nghiên cứu này là xác định hiệu quả của chitosan ở các nồng độ khác nhau lên sự sinh trưởng của cụm chồi và lan con Hồ điệp in vitro. Kết quả đạt được cho thấy sự bổ sung chitosan 5-25 mg/l có hiệu quả cho sự sinh trưởng của cụm chồi với số chồi, chiều cao chồi gia tăng tương đối và tỷ lệ tạo rễ đều đạt các giá trị cao. Đối với nuôi cấy cây lan con, nồng độ chitosan 15 mg/l và 25 mg/l cải thiện đáng kể chiều cao và sự hình thành rễ mới của cây con ở 70 ngày sau khi cấy

    SỰ HÌNH THÀNH MÔ SẸO, PHÔI VÀ CÂY CON Ở CÂY MỎ QUẠ IN VITRO (DISCHIDIA RAFFLESIANA WALL.)

    Get PDF
    Cây Mỏ Quạ (Dischidia rafflesiana Wall.) là loài cây thảo dược thuộc họ phụ Bông tai (Asclepiadoidaceae), họ Apocynaceace Nhân giống in vitro cây Mỏ Quạ được tiến hành thông qua sự hình thành mô sẹo, phôi vô tính và cây con. Hai thí nghiệm được thực hiện trên auxin và cytokinin. Kết quả nghiên cứu đã đạt được sự hình thành mô sẹo từ đoạn thân non của cây Mỏ Quạ với tỷ lệ 100% sau 30 ngày nuôi cấy trên môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) bổ sung 2,4-D nồng độ 0,5, 1 và 1,5 mg/l kết hợp BA 1 mg/l. Sau khi chuyển sang môi trường có bổ sung NAA kết hợp với BA, mô sẹo có khả năng phát sinh phôi vô tính. Sự hình thành cây con đạt được trên môi trường MS bổ sung 2 mg/l BA kết hợp với NAA nồng độ 0,05 mg/l và 0,1 mg/l, với tỷ lệ tương ứng là 12,5% và 25% ở 30 ngày sau khi cấy
    corecore