15 research outputs found

    Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện nay, mô hình lúa-cá vẫn còn canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích số liệu điều tra từ 205 nông hộ canh tác lúa - cá ở tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để đánh giá hiện trạng kỹ thuật và lợi nhuận của hợp phần cá trong mô hình lúa - cá cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ cá nuôi. Năng suất của tất cả các loài cá nuôi ở các tỉnh thành dao động từ 597 - 734 kg/ha/vụ. Lợi nhuận ròng từ cá dao động từ 3,49 - 9,98 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá tăng khi tăng mật độ thả cá. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá giảm với việc thả cá muộn, tăng diện tích nuôi và áp dụng 3 vụ lúa/năm. Lũ về muộn, mực nước lũ thấp, thiếu thức ăn tự nhiên, trộm cắp cá, tỷ lệ sống của cá thấp và thiếu hợp đồng mua bán cá thịt là những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Chủ động cung cấp nước từ đầu vụ, tăng mật độ thả cá, dưỡng lúa chét, tăng cường tập huấn nuôi cá, tổ chức nhóm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho cá thịt là những  giải pháp để cải tiến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa

    Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng, hàm lượng và năng suất Curcumin trên nghệ Xà cừ Curcuma xanthorrhiza Roxb.

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phenylalanine (Phe), salicylic acid (SA), sắt sulfate (FeSO4), kẽm sulfate (ZnSO4) và borax đến sự sinh trưởng và năng suất của giống nghệ Xà cừ Curcuma xanthorrhiza Roxb. Thí nghiệm được bố trí khối ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức: đối chứng, phun Phe 100 ppm, SA 100 ppm, FeSO4 0,5%, ZnSO4 0,5% và borax 0,5% vào thời điểm 120 ngày sau trồng (NST), với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, tại các thời điểm khảo sát, có sự khác biệt về số chồi/bụi, số lá/chồi, số lá/bụi, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng lá. Tại thời điểm thu hoạch, phun FeSO4 0,5% hoặc Phe 100 ppm hiệu quả nhất, khối lượng củ tươi lần lượt là 467 và 443 g/bụi; hàm lượng curcumin đều là 14,73% và năng suất curcumin (lần lượt là 17,0 và 17,2 g/bụi)

    Đề xuất thuật toán ước lượng độ cao bờ sông sử dụng máy ảnh ba chiều

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất thuật toán ước lượng độ cao ven bờ sông sử dụng máy ảnh 3 chiều (3D - 3 Dimension) Astra Pro của hãng Orbbec. Máy ảnh 3D được sử dụng để thu thập trực tiếp dữ liệu độ sâu trường ảnh của khu vực cần đo. Sau đó, các phương pháp hình học trong thị giác máy tính được áp dụng để ước lượng độ cao của điểm cần đo trong trường ảnh. Độ cao trong trường ảnh sẽ được chuyển đổi sang hệ tọa độ thực và hệ tọa độ địa lý để tăng tính ứng dụng. Kết quả thử nghiệm cho thấy phương pháp ước lượng độ cao được đề xuất có sai số MAE là 0,025 m. Kết quả đo thực địa chứng minh được phương pháp đề xuất đã ước lượng thành công độ cao của bờ sông. Tuy nhiên, sai số ước lượng thực địa chưa được đánh giá do không đủ điều kiện bố trí thí nghiệm đo độ cao đối chứng

    Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với công tác cố vấn học tập tại Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với công tác cố vấn học tập (CVHT) tại Khoa Phát triển Nông thôn (PTNT), Trường Đại học Cần Thơ. Trong nghiên cứu, 452 sinh viên được khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phân tầng và ngẫu nhiên. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định thang đo về độ tin cậy Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả phân tích cho thấy đa phần sinh viên cảm thấy hài lòng với công tác CVHT tại Khoa PTNT. Có hai nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung của sinh viên: (i) Chất lượng chức năng và (ii) Chất lượng kỹ thuật. Trong đó nhân tố thứ nhất tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Do vậy, Khoa PTNT và Trường Đại học Cần Thơ cần có các biện pháp, chính sách phù hợp để cải thiện các nhân tố trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác CVHT

    Mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ của viên chức, sinh viên thông qua truyền thông số

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ nhận biết bộ nhận dạng thương hiệu Trường Đại học Cần Thơ thông qua truyền thông số. Phương pháp nghiên cứu bao gồm tổng hợp, phân tích tài liệu và khảo sát 440 viên chức, 209 sinh viên của Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy viên chức và sinh viên có mức độ nhận thức chung về thương hiệu của Trường Đại học Cần Thơ khá cao, chiếm lần lượt 81,3% đối với sinh viên và 70,9% đối với viên chức. Tuy nhiên, mức độ nhận biết về một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu có sự khác nhau, từ đó, những người tham gia khảo sát đề xuất xây dựng hoặc thiết kế lại một số yếu tố của bộ nhận dạng thương hiệu của Trường. Để tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu và quảng bá thương hiệu, Trường Đại học Cần Thơ cần phát triển và hoàn thiện bộ nhận dạng thương hiệu, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông và quảng bá thương hiệu
    corecore