19 research outputs found

    Hiệu quả của phân urea Cà Mau có bổ sung vi lượng trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện ở nhà lưới (Đại học Cần Thơ) và đồng ruộng tại xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long vào vụ Thu Đông 2013 nhằm so sánh hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) với phân urea thông thường (hạt đục, hạt trong) trên hiệu quả sử dụng đạm (NUE), sinh trưởng, và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (0N, 100%N hạt đục, 100%N hạt trong, 100%N+TE và 90%N+TE) với 5 lặp lại trong thí nghiệm nhà lưới, và 4 lặp lại trong thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả cho thấy, việc bổ sung TE vào urea hạt đục chưa góp phần nâng cao hiệu quả nông học (AE) và N hấp thu từ phân bón (ANR) trong thí nghiệm nhà lưới và đồng ruộng, mặc dù ANR của các nghiệm thức urea bổ sung TE có khuynh hướng cao hơn urea hạt đục trong thí nghiệm đồng ruộng. Ngoài ra, bổ sung TE vào phân urea chưa có ý nghĩa trong việc gia tăng năng suất, tuy nhiên khi bón giảm lượng N ở mức 90%N bổ sung TE vẫn duy trì năng suất lúa trong cả hai thí nghiệm. Cần so sánh hiệu quả của việc giảm liều lượng phân N bón không có TE và có TE để thấy rõ hơn hiệu quả của bổ sung TE trong duy trì năng suất cây trồng ở điều kiện bón giảm phân đạm

    Xu hướng nghiên cứu phát triển phân bón mới trong nông nghiệp

    Get PDF
    Đất trồng trọt có giới hạn, do vậy an ninh lương thực toàn cầu phụ thuộc vào nỗ lực tập trung để cải thiện độ phì nhiêu của đất và tăng năng suất của các loại cây lương thực, trong đó phân bón đóng vai trò chính. Ngành phân bón liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm phân bón mới để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng và địa điểm chuyên biệt, tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng và giảm thiểu tác động của môi trường, tập trung 4 nhóm chính bao gồm (1) Phân bón có tăng cường trung (Ca, Mg, S) và vi lượng (Zn, B) để đáp ứng tình trạng thiếu hụt các nguyên tố trung vi lượng của cây trồng ngày càng nhiều; (2) Phân bón chậm phóng thích và phóng thích có kiểm soát, phân bón có bổ sung chất ổn định đạm; (3) Phân bón có bổ sung các chất có hoạt tính sinh học và (4) Phân bón hòa tan hoàn toàn – phân bón lỏng cho bón tưới và phun qua lá. Cùng với xu thế đó công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đã và đang nghiên cứu phát triển nhiều dòng phân bón mới giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón và tăng sinh trưởng, năng suất cây trồng, trong đó có dòng phân bón khoáng sinh học như N.Humate TE 35,7 (35% N; 7% Humic acid (C); 1.000 ppm Zn; B 400 ppm), N.Humate TE 28,5 (28% N; 5% Humic acid (C); 1.000 ppm Zn; B 400 ppm), Đạm sinh học TE (32% N; 5% Fulvic acid (C); 1.000 ppm Zn; B 400 ppm) và NPK TE Sinh học 30-5-5 (30% N; 5% P2O5; 5% K2O; 2% HA; 2% FA; 200 ppm Zn; 100 ppm B)

    Hiệu quả của phân NPK-TE sinh học đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L.) trồng trên đất phù sa tại Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân NPK-TE sinh học đến sự sinh trưởng và năng suất của cây lúa trong điều kiện bón giảm phân. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 2 vụ liên tiếp Đông Xuân 2018-2019 và Hè Thu 2019 trên đất phù sa bồi tại huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 9 nghiệm thức: (NT1) bón 100%NPK phân đơn (80N-60P2O5-50K2O kg/ha-khuyến cáo của CLRRI), (NT2) bón 100%NPK phân đơn (80N-13P2O5-13K2O kg/ha-đối chứng), (NT3) bón 100% NPK-TE sinh học 30-5-5 (80N-13P2O5-13K2O kg/ha), (NT4) bón 80%NPK của  NT1, (NT5) bón 80% NPK của NT2, (NT6) bón 80%NPK của NT3, (NT7) bón 60%NPK của NT1, (NT8) bón 60%NPK của NT2, (NT9) bón 60%NPK của NT3. Bón giảm 40% phân NPK-TE sinh học giúp duy trì được chiều cao, số chồi của lúa so với bón phân theo khuyến cáo. Bên cạnh đó, bón phân NPK-TE sinh học có thể duy trì được thành phần năng suất và năng suất lúa trong điều kiện bón giảm 20-40% so với khuyến cáo.

    Hiệu quả sử dụng phân đạm sinh học đến sinh trưởng và năng suất lúa (Oryza sativa L.) trên nền đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân Đạm sinh học (ĐSH) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa canh tác trên hai nhóm đất phù sa bồi tại thành phố Cần Thơ và phèn tiềm tàng tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Hè Thu 2018 trên nhóm đất phù sa tại thành phố Cần Thơ và Hè Thu 2019 trên nhóm đất phèn tiềm tàng tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ (split-plot) với ba lần lặp lại. Trong đó, lô phụ có 2 dạng phân đạm (N) gồm (i) Đạm Cà Mau (ĐCM)-đối chứng và (ii) Đạm sinh học và lô chính có 3 mức độ bón phân N gồm 60, 80 và 100%. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức bón 60 và 80%N của phân ĐSH khác biệt không có ý nghĩa thống kê đến chiều cao, số chồi, chỉ số diệp lục tố (SPAD) và năng suất lúa trên cả 2 nhóm đất phù sa bồi và phèn tiềm tàng, đồng thời bón giảm 20%N của phân ĐSH giúp duy trì năng suất lúa tương đương so với nghiệm thức đối chứng bón 100%N của phân ĐCM. Cần khuyến cáo sử dụng phân ĐSH cho cây lúa trên nhóm đất phù sa bồi và phàn tiềm tàng ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Hiệu quả của phân NPK-TE sinh học trên năng suất và chất lượng nhãn xuồng cơm vàng (Euphoria longana L.) trồng trên nền đất phù sa không bồi ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phân NPK-TE sinh học đến năng suất và chất lượng trái nhãn xuồng cơm vàng trên nền đất phù sa không bồi tại tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lặp lại gồm: (NT1) đối chứng bón phân đơn theo công thức 1.265N-715P2O5-1.265K2O (g/cây/năm), (NT2) bón 100% N dạng NPK-TE sinh học 25-10-5; (NT3) bón 100%N dạng NPK-TE sinh học 30-5-5, (NT4) bón 80%N dạng NPK-TE sinh học 25-10-5, và (NT5) bón 80%N dạng NPK-TE sinh học 30-5-5 theo liều lượng NPK nguyên chất của nghiệm thức đối chứng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm thành phần năng suất, năng suất và chất lượng trái thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm NPK-TE sinh học trên cây nhãn xuồng cơm vàng ở nhóm đất phù sa không bồi tại tỉnh Tiền Giang cho thấy, bón giảm 20%N của NPK-TE sinh học không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái so với bón phân đơn-đối chứng

    Ảnh hưởng của liều lượng và loại chế phẩm phân đạm đến năng suất lúa và phát thải khí N2O trên đất nhiễm mặn tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Các chế phẩm phân đạm chứa chất ức chế enzyme urease nBTPT và chất ức chế tiến trình nitrate hóa DCD được nghiên cứu trên đất lúa nhiễm mặn ở Trần Đề, Sóc Trăng trong vụ HT2018 và ĐX2018-19. Mục tiêu đề tài là nhằm đánh giá hiệu quả các chế phẩm phân bón phối trộn nBTPT và DCD đến năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và phát thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy, phối trộn hoạt các hoạt chất nBTPT và DCD+nBTPT với phân ure giúp tăng năng suất lúa 0,55-0,74 tấn/ha so với ure không phối trộn. Việc phối trộn các hoạt chất giúp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả nông học và giảm phát thải khí N2O so với ure không phối trộn cả 2 vụ
    corecore