4 research outputs found

    Ảnh hưởng của việc bổ sung hàm lượng lecithin khác nhau trong thức ăn đến sự biến thái và tỉ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn zoea 3 đến cua 1

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định mức bổ sung lecithin thích hợp trong thức ăn phối chế cho ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) ở hai giai đoạn ương nuôi (1) từ giai đoạn zoea 3 đến megalop; (2) từ giai đoạn megalop đến cua 1. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm năm nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (53%), lipid (12%), được bổ sung với các mức lecithin lần lượt là 0% (đối chứng), 1%, 2%, 3% và 4%. Ấu trùng cua được cho ăn kết hợp thức ăn thí nghiệm và ấu trùng Artemia trong suốt thời gian ương nuôi. Kết quả cho thấy khi ương nuôi ấu trùng cua từ giai đoạn zoea 3 đến megalop, nghiệm thức thức ăn bổ sung 3% lecithin cho chỉ số biến thái, tỉ lệ sống, chiều dài và khối lượng của megalop cao hơn có ý nghĩa thống kê (

    Thay thế Aremia bằng thức ăn chế biến ương ấu trùng cua biển Scylla paramamosain

    Get PDF
    Nghiên cứu nhắm đánh giá khả năng thay thế Artemia bằng thức ăn chế biến (TACB) để ương ấu trùng cua biển Scylla paramamosain từ Zoe 3 lên cua 1. Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm: ương từ giai đoạn Zoe 3 lên megalop và từ megalop lên cua 1. Mỗi thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, được bố trí ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại. Thí nghiệm được bố trí với chế độ cho ăn 5 lần/ngày cho tất cả các nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng cho ăn hoàn toàn Artemia, nghiệm thức TACB cho ăn hoàn toàn thức ăn chế biến. Bốn nghiệm thức còn lại được thay thế từ 1- 4 lần Artemia bằng thức ăn chế biến, Kết quả tỷ lệ sống của zoae 5 và megalopa có khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ cho ăn Artemia, trung bình lần lượt là 30,8-91,1% và 8,6-17,0% trong đó nghiệm thức 3, 4 và 5 lần Artemia/ngày khác biệt không ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sống từ megalopa đến cua 1 dao động 57,6-76,8%, trong đó nghiệm thức hoàn toàn TACB đạt cao. Khi sử dụng thức ăn chế biến ương cua lượng Artemia giai đoạn Zoea3 đến megalopa giảm được 40% và giai đoạn megalopa đến cua 1 có thể giảm đến 100% lượng Artemia

    Hiện trạng kỹ thuật và sử dụng thức ăn ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Khảo sát được thực hiện 2 đợt: đợt 1 vào năm 2015 và đợt 2 vào năm 2020 bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain) ở 3 tỉnh ĐBSCL có nghề sản xuất giống cua phát triển mạnh gồm Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang nhằm thu thập thông tin về kỹ thuật sản xuất giống cua biển, tình hình sử dụng thức ăn trong ương ấu trùng cua biển. Mật độ ương ấu trùng cua giai đoạn zoea1 trong khoảng 101,6 và 192,7. Tỷ lệ sống megalopa và cua 1: megalopae trung bình 8,17%, và cua 1 là 6,74%.  Kết quả khảo sát cho thấy 100% các trại sản xuất giống cua sử dụng kết hợp ấu trùng Artemia với thức ăn nhân tạo cho tôm để ương ấu trùng cua biển. Hàm lượng protein thức ăn dao động từ 42-52% và lipid từ 7 đến 14,2%.  Chi phí thức ăn Artemia chiếm tỷ lệ cao (75%) và chi phí thức ăn nhân tạo chỉ chiếm 3%. Sản xuất giống cua biển ở Đồng bằng sông Cửu Long còn phụ thuộc nhiều vào nguồn Artemia và chưa có thức ăn chuyên cho ương giống cua biển, vì vậy việc nghiên cứu sản xuất thức ăn ương ấu trùng cua biển là cần thiết cho việc phát triển nghề sản xuất giống cua biển

    Khảo sát các điều kiện lên men và hoạt tính kháng oxy hóa của rượu vang chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) SKEELS)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lên men rượu vang chùm ruột (Phyllanthus acidus (L.) Skeels) sử dụng dòng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Phần mềm Design Expert 7.0 được sử dụng để xác định các thông số tối ưu bao gồm pH, độ Brix và MSNM. Kết quả cho thấy với pH 4,77, 24,79°Brix và MSNM ban đầu là 8,08 x 106, tế bào/mL sau 14 ngày lên men cho độ cồn cao nhất đạt 8,88 % v/v. Mười một hợp chất thực vật từ dịch trái và rượu vang chùm ruột được xác định thông qua phương pháp quang phổ bao gồm steroid, triterpenoid, phenol, tannin, flavonoid, quinone, saponin, antocyanin, glucose, carotenoid và alkaloid. Hàm lượng polyphenol tổng của rượu vang chùm ruột cao hơn dịch trái, cụ thể là 297,573 mg GAE/L và 174,549 mg GAE/L. Sau quá trình lên men, khả năng khử gốc DPPH của rượu vang chùm ruột có giá trị IC50 là 45,132 μL/mL, tăng so với dịch chùm ruột ban đầu với giá trị IC50 là 59,973 μL/mL, cho thấy rượu vang chùm ruột có khả năng kháng oxy hóa tốt hơn dịch trái chùm ruột ban đầu
    corecore