7 research outputs found

    Khảo sát cơ cấu đàn, năng suất và chất lượng sữa của đàn bò sữa tại trang trại Farm Milk Cần Thơ

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng cơ cấu đàn, năng suất và thành phần sữa của đàn bò sữa tại trại bò sữa Farm Milk Cần Thơ. Tổng đàn của trại hiện có 408 con, khảo sát tập trung vào nhóm bò đang cho sữa. Bò cho sữa tại trại được chia thành hai nhóm là: A (≥15 kg sữa/ngày) và B

    Đánh giá năng suất, thành phần sữa và tình trạng dinh dưỡng của đàn bò sữa nuôi tại nông hộ thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá năng suất, thành phần sữa, tình trạng dinh dưỡng và đề xuất khẩu phần (KP) điều chỉnh phù hợp cho bò sữa nuôi tại nông hộ ở thành phố Cần Thơ. Khảo sát được tiến hành trên 35 hộ, trong đó chọn 10 hộ để lấy mẫu. Kết quả cho thấy đàn bò thuộc giống lai HF, từ F2 trở lên, năng suất sữa 13,2 kg/ngày và tỉ lệ mỡ sữa cao (4,03-4,84%), nhưng biến động lớn giữa các cá thể bò và nông hộ. Bò tiêu thụ lượng DM, CP và NEL, lần lượt là 15,4 kg/ngày, 2,38 kg/ngày và 19,7 MCal/ngày. Chi phí thức ăn của bò còn khá cao (73.254 VND/ngày). Sáu KP điều chỉnh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa theo tiêu chuẩn của NRC năm 2001 và giảm 7,17-20,8% chi phí thức ăn. Kết luận, đàn bò có năng suất và chất lượng sữa khá tốt, tiêu thụ dưỡng chất đáp ứng nhu cầu, nhưng chi phí thức ăn còn tương đối cao. Các KP điều chỉnh được áp dụng có thể giúp ổn định tốt năng suất, chất lượng sữa và giảm chi phí thức ăn

    Cryobank: Giải pháp khôi phục nhanh đàn vật nuôi sau dịch bệnh

    Get PDF
    Cryobank hay cryoconservation of animal genetic resource là ngân hàng lưu trữ tế bào động vật trong điều kiện đông lạnh. Một trong những bước quan trọng trong quy trình của cryobank là nguồn tế bào được thu nhận từ vật nuôi đã được sàng lọc các mầm bệnh trước lưu trữ ở nhiệt độ -196°C. Chăn nuôi Việt Nam hiện đang đối mặt với các dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm nên nhu cầu về con giống sạch bệnh, có năng suất cao trở nên rất cấp thiết. Cryobank cùng với kỹ thuật công nghệ sinh học sinh sản sản xuất hàng loạt con giống sạch bệnh, đáp ứng nhanh cho thị trường đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển. Bài viết tập trung phân tích những thách thức từ dịch bệnh của ngành chăn nuôi, tổng hợp những phương pháp sản xuất con giống sạch bệnh từ cryobank và công nghệ sinh học sinh sản trên thế giới và cung cấp những quy trình cơ bản trong đông lạnh tinh trùng động vật nuôi

    Ảnh hưởng của phân bón lên năng suất và thành phần hóa học của lá so đũa (Sesbania grandiflora)

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên trên 48 cây so đũa Thái trắng từ 3 đến 6 tháng tuổi để đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân bón lên năng suất và thành phần dưỡng chất của lá cây. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT), tương ứng với 4 công thức phân (P): NT đối chứng sử dụng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm (P1), NT P2 dùng phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, NT P3 dùng phân vô cơ 0,8 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, và NT P4 dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm. Kết quả cho thấy NT P4 cho năng suất chất xanh và chất khô cao hơn các NT còn lại (P0,05). Kết quả cho thấy dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm giúp cây phát triển và đạt năng suất tốt nhất

    Khảo sát sinh trưởng và năng suất của hai giống so đũa (Sesbania grandiflora) làm thức ăn cho gia súc nhai lại

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 80 cây so đũa (SD) (40 cây SD bông trắng và 40 cây SD bông đỏ) 1 tháng tuổi. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức (SD bông trắng và SD bông đỏ) với 4 lần lặp lại để đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của hai giống SD. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ (P<0,001). Đường kính tán SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ (P<0,05) ở các tuần từ 8 đến 16. Điển hình ở tuần 14, đường kính tán của SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ 1,2 lần. Năng suất chất xanh của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ, lượng lá và cọng SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 41,6% (P<0,01). Năng suất chất khô của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 1,4 lần (P<0,001). Thành phần hóa học của lá và cọng hai giống SD không có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây SD bông trắng có tiềm năng cao để trồng làm thức ăn cho gia súc nhai lại

    Ảnh hưởng của lá mít và trái mít non phụ phẩm đến các thông số lên men dạ cỏ và sinh khí methane in vitro

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lá mít (LM) và trái mít non phụ phẩm (TM) thay thế cho cỏ voi (CV) đến tỷ lệ tiêu hoá, lên men dạ cỏ và sinh khí methane (CH4) in vitro sử dụng dịch dạ cỏ từ 4 con dê đực lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo). Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Ở tất cả các NT, thức ăn hỗn hợp được cố định ở mức 40% DM. Năm NT thí nghiệm được xây dựng từ sự thay thế LM và/hoặc TM cho CV trong khẩu phần, cụ thể như sau: 60% CV (NT1), 30% CV + 30% TM (NT2), 30% CV + 30% LM (NT3), 30% CV + 15% TM + 15% LM (NT4), và 30% TM + 30% LM (NT5). Kết quả cho thấy acid béo bay hơi (VFA) tổng số thấp nhất ở NT1 (57,7%) và cao hơn ở NT3 (73,0%) và NT5 (74,8%) (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thật in vitro cao nhất ở NT5 (78,5%) và thấp nhất ở NT1 (68,5%) (P<0,001). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính in vitro cao nhất ở NT5 (45,0%) và thấp nhất ở NT2 (42,0%) (P<0,001). Hàm lượng khí CH4 (mL/g DM) giảm 17,3% ở NT5 so với NT1 (P<0,01). Kết quả cho thấy NT5 là khẩu phần phù hợp cho việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, VFA dạ cỏ và giảm sinh khí CH4 ở dê trong điều kiện in vitro

    Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và thành phần dinh dưỡng của lá mít (Artocarpus heterophyllus L.)

    Get PDF
    Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát ảnh hưởng của 3 mức phân N-P-K lên khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng của lá mít. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với 3 mức phân bón vô cơ, bao gồm P1 có tỷ lệ N-P-K 16-16-8, P2 có tỷ lệ N-P-K 24-16-8 và P3 có tỷ lệ N-P-K 16-24-8. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại gồm 4 cây mít giống Changai từ 12-18 tháng tuổi, tổng số là 120 cây mít. Kết quả cho thấy cây mít sử dụng mức phân P3 cho chiều cao, đường kính tán, số chồi, năng suất lá và cọng cao nhất (P<0,05). Đối với thành phần hóa học thì DM của lá cao nhất ở P1 và P2, nhưng DM của cọng thì cao nhất ở P2 và P3 (P<0,05). Từ kết quả thí nghiệm cho thấy để gia tăng lượng lá mít làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì nên sử dụng phân với tỷ lệ N-P-K là 16-24-8 bón cho cây mít giống Changai trong giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi
    corecore