14 research outputs found

    Genetic diversity of giant mottled eel (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) by RAPD in Thua Thien Hue province, Vietnam

    No full text
    Anguilla marmorata is a high economic value species with and increasingly interested by organizations and scientists. So far, many of the eel's biological characteristics remain mysterious, and they are often classified according to morphological features such as pigmentation patches, number of vertebrae, ... It is even difficult to distinguish one individual from another in some species, especially in the larval stage. In this study, the Random amplification of polymorphic DNA (RAPD) molecular marker was used to evaluate the genetic diversity of 48 eel samples collected in Thua Thien Hue province. Results showed that the genetic diversity of individuals in the eel population studied is quite high. With 8 random primers via PCR, 77 DNA tapes with 76 polymorphic tapes were obtained, the tape size ranged from 170-2,500 bp, in which primer S10 showed the highest diversity with an average Ho value of 0.563, followed by primer S8 (Ho = 0.558). The lowest diversity was in the OPD5 primer (Ho = 0.300). The OPG17 primer is the primer that produces the most polymorphic tapes (13/13 tapes) and the S3 primer for the least amplified tapes polymorphism (9/10 DNA tapes). The diversity coefficient in each random primer ranged from about 0.300 to 0.563, with an average of 0.433. The genetic variation in the Eel population is random. Genetic variation can be attributed mainly to different eel breeding conditions and origins. Genetic similarity coefficients among the Eels varied from 0.660 to 0.910 and were divided into two main groups in genetic similarity coefficient 0.660.Cá chình là loài đặc sản, có giá trị kinh tế cao ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, thông tin đầy đủ về loài cá này rất ít, và chúng thường được phân loại theo các đặc điểm hình thái như mảng sắc tố, số xương sống, v.v. Thậm chí rất khó để phân biệt cá thể này với cá thể khác ở một số loài, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử phân tích DNA đa hình nhân bản ngẫu nhiên (Random amplification of polymorphic DNA - RAPD) nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 48 cá thể cá Chình thu ở các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy sự đa dạng di truyền của các cá thể trong quần thể cá Chình nghiên cứu khá cao. Với 8 mồi ngẫu nhiên qua PCR thu được 77 băng DNA với 76 băng đa hình, kích thước băng dao động từ 170-2.500 bp, trong đó mồi S10 thể hiện sự đa dạng cao nhất với giá trị Ho đạt trung bình 0,563, tiếp đến là mồi S8 (Ho = 0,558). Sự đa dạng thấp nhất là ở mồi OPD5 (Ho = 0,300). Mồi OPG17 là mồi tạo ra nhiều băng đa hình nhất (13/13 băng) và mồi S3 cho sự đa hình các băng khuếch đại ít nhất (9/10 băng DNA). Hệ số đa dạng trong từng mồi ngẫu nhiên dao động từ khoảng 0,300 đến 0,563, trung bình là 0,433. Biến dị di truyền trong quần thể cá Chình là ngẫu nhiên. Sự sai khác trong di truyền có thể là do ảnh hưởng chủ yếu vào điều kiện sinh sản và nguồn gốc cá Chình khác nhau. Hệ số tương đồng di truyền giữa các cá thể cá Chình biến động từ 0,660-0,910 và chia thành hai nhóm chính ở hệ số tương đồng di truyền 0,660

    Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý rác thải điện tử gia dụng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng phát sinh, hoạt động thu gom, tái chế và công tác quản lý rác thải điện tử gia dụng tại các phường An Hòa (quận Ninh Kiều), Ba Láng (quận Cái Răng), Long Tuyền (quận Bình Thủy) và Tân Lộc (quận Thốt Nốt) thuộc thành phố Cần Thơ. Phương pháp điều tra  hộ dân đã được áp dụng bằng cách phỏng vấn ngẫu nhiên 120 hộ dân và 16 cơ sở thu mua, xử lý rác thải điện tử gia dụng vào tháng 8/2020. Kết quả ghi nhận được hiện trạng sử dụng các thiết bị điện tử gia dụng dựa vào số lượng thiết bị sử dụng/hộ được sắp xếp theo thứ tự sau: điện thoại di động và quạt điện > ti vi > tủ lạnh > máy điều hòa > máy giặt > máy vi tính, với tỷ lệ trung bình lần lượt là 3,58; 1,48; 1,01; 0,78; 0,72 và 0,50 chiếc/hộ. Tuổi thọ trung bình của các thiết bị tương đối cao dao động từ 6 – 12 năm (ngoại trừ điện thoại di động). Theo kết quả ước tính,  điện thoại và quạt điện là hai thiết bị được sử dụng và có thể có tỷ lệ phát sinh rác thải nhiều nhất trên địa bàn thành phố. Tại khu vực nghiên cứu chưa triển khai các chương trình thu gom và xử lý an toàn, chủ yếu chỉ bán phế liệu và sửa chữa..

    Ước tính phát thải khí nhà kính trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu nghiên cứu là ước tính lượng phát thải khí nhà kính (KNK) gồm CO2, CH4 và N2O từ các nguồn trực tiếp (xăng dầu tiêu thụ và chất đốt) và gián tiếp (tiêu thụ điện từ hộ gia đình và rác thải) trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Phương pháp thu thập số liệu nhiên liệu tiêu thụ các nguồn thải khác nhau thông qua phiếu điều tra hộ gia đình và số liệu thống kê quản lý nhiên liệu tiêu thụ. Phương pháp tính toán lượng phát thải dựa trên số liệu hoạt động và hệ số phát thải, đồng thời ước tính phát thải bình quân đầu người trên địa bàn quận. Kết quả nghiên cứu cho thấy năm 2019, tổng lượng phát thải KNK ở quận Ninh Kiều khoảng 1.069.422 tấn CO2tđ và bình quân đầu người phát thải khoảng 4,17 tấn CO2tđ/năm. Trong đó, tỷ lệ cao nhất phát thải gián tiếp từ tiêu thụ điện là 35,1% và trực tiếp từ chất đốt (gas, củi và than) là 26,5%. Kết quả nghiên cứu đã nhận dạng các hoạt động gây phát thải KNK cao làm cơ sở đề xuất các hoạt động thiết thực phù hợp giúp giảm thiểu phát thải trên toàn thành phố Cần Thơ nhằm phát triển thành phố trung hoà carbon

    Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hiệu quả tài chính trong mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ trồng sầu riêng. Giống sầu riêng chủ yếu được trồng là Ri6, có giá trị kinh tế trong vụ nghịch cao hơn so với vụ chính; tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình trên 1 ha trong vụ nghịch cao gấp 1,66 lần so với vụ chính (đặc biệt là chi phí cho việc sử dụng thuốc BVTV). Các loại sâu bệnh xuất hiện chủ yếu là rầy nhảy, sâu đục trái, rệp sáp phấn, sâu ăn bông, cháy lá.  Kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận được 33 hoạt chất thuốc BVTV được nông hộ sử dụng trong quá trình canh tác sầu riêng. Trong đó, các hoạt chất có độ độc từ nhóm II (trung bình) đến nhóm IV (rất nhẹ) theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Đặc biệt, hoạt chất acephate bị cấm sử dụng vào năm 2019; trong khi đó, chlorpyrifos ethyl và fipronil là các hoạt chất thuộc danh mục thuốc BVTV bị cấm sử dụng kể từ ngày 12/2/2021. Liều lượng thuốc BVTV được sử dụng cao gấp 1,5-2 lần so với khuyến cáo. Hơn nữa, các phương pháp xử lý bao bì thuốc BVTV được nông dân áp dụng bao gồm đốt, chôn lấp và trữ để bán là không đảm bảo an toàn. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc BVTV và xử lý bao bì của thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và..

    Đánh giá sự phát thải khí nhà kính tại thành phố Cần Thơ - Trường hợp nghiên cứu tại ba quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích phát thải khí nhà kính (KNK) từ hoạt động dân sinh, khu công nghiệp (KCN) và hoạt động đốt rơm rạ sau thu hoạch tại ba quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng. Cacbon dioxit (CO2), metan (CH4) và nitơ oxit (NO2) là ba loại KNK chính được chọn phân tích trong nghiên cứu này, và được tính toán từ khối lượng nhiên liệu tiêu thụ trong từng hoạt động nhân với hệ số phát thải của từng nguồn tương ứng. Qua kết quả nghiên cứu, tổng lượng phát thải KNK tại khu vực nghiên cứu là 3.343.145,1 tấn CO2 tđ/năm. Trong đó, quận Bình Thủy phát thải cao nhất với 2.529.732,4 tấn CO2 tđ/năm (chiếm 75,7%), tiếp đến quận Ninh Kiều phát thải 589.178,8 tấn CO2 tđ/năm (chiếm 17,6%) và quận Cái Răng phát thải thấp nhất với 224.233,9 tấn CO2 tđ/năm (6,7%). Qua kết quả nghiên cứu, tổng quan về thực trạng phát thải KNK tại khu vực được cung cấp, từ đó, góp phần hỗ trợ công tác quản lý môi trường và đóng góp cho việc định hướng sử dụng đất trong tương lai

    Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất lúa và đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Đất mặn gây ảnh hưởng bất lợi đến tính chất hóa học đất và giảm năng suất lúa. Do đó, đất mặn hoặc đất bị nhiễm mặn cần được cải thiện nhằm duy trì độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện đặc tính bất lợi của đất và tăng năng suất lúa trên đất nhiễm mặn. Đất trong thí nghiệm được thu từ mô hình canh tác lúa - tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang vào thời điểm cuối vụ lúa đầu vụ tôm. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, cấp độ mặn được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển của cây lúa là 6‰, 5‰, 4‰ 3‰ và 2 ‰ tương ứng với sự giảm độ mặn theo thời gian trong thực tế đồng ruộng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi bón phân vô cơ với lượng 60 – 20 – 20 và 5 tấn phân hữu cơ (bã bùn mía hoặc Bio Pro) kết hợp 0,5 tấn vôi/ha đã giúp giảm nồng độ Na+ trao đổi, giảm trị số ESP, giúp gia tăng pH và giảm ECe trong đất, cải thiện hàm lượng đạm hữu dụng, lân hữu dụng trong đất có ý nghĩa. Thông qua hiệu quả cải thiện một số đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn đã giúp cây lúa sinh trưởng tốt và tăng năng suất hạt có ý nghĩa

    Đánh giá khung pháp lý của nhà nước về tài nguyên nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu dựa vào nguyên tắc 7 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để đánh giá khung pháp lý quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Số liệu thứ cấp là các văn bản quản lý Nhà nước về phòng, chống xâm nhập mặn được thu thập thông qua cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cấp tỉnh và cấp huyện; số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn những người am hiểu về tài nguyên nước tại các huyện Kế Sách, Long Phú và Trần Đề từ năm 2019 đến 2021. Công tác phòng, chống xâm nhập mặn (XNM) đã có khung pháp lý quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương về phòng, chống XNM. Ngoài ra, Trung ương và tỉnh đã triển khai toàn diện, chặt chẽ các giải pháp ứng phó với XNM giai đoạn 2019-2021. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ của tỉnh về phòng, chống XNM còn hạn chế về các giải pháp công trình không đảm bảo tính khả thi so với thực trạng XNM tại địa phương
    corecore