12 research outputs found

    THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC QUẢN LÝ ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng năng lực thực hiện công việc của đội ngũ viên chức quản lý Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 82 viên chức quản lý và 319 viên chức hành chính đang công tác tại Cơ quan Đại học Huế và 8 trường đại học thành viên của Đại học Huế, số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực thực hiện công việc của đội ngũ viên chức quản lý Đại học Huế được đánh giá khá cao, tuy nhiên, vẫn còn không ít viên chức quản lý có năng lực thực hiện công việc chỉ được đánh giá ở mức “đạt” và “khá”. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các đối tượng có liên quan nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao năng lực thực hiện công việc cho đội ngũ viên chức quản lý Đại học Huế, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay

    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT - ĐẠI HỌC HUẾ

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo của Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 60 viên chức quản lý, giảng viên, chuyên viên và 60 sinh viên ngành Sư phạm giáo dục thể chất đang công tác, học tập tại Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế, số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo của Khoa Giáo dục thể chất được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nội dung liên quan đến bảo đảm chất lượng về tuyển sinh và nhập học, về thiết kế và rà soát chương trình đào tạo, về giảng dạy và học tập, về đánh giá người học, về các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học, về kết quả đào tạo cần được quan tâm cải tiến. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các đối tượng có liên quan nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay

    NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    No full text
    Trong điều kiện pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Hiệu quả công tác PBGDPL một mặt phụ thuộc vào nội dung, hình thức; mặt khác phụ thuộc vào các yếu tố khác như thể chế, con người và tài chính trong quá trình tổ chức PBGDPL. Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cần sự tác động cùng chiều của nhiều mặt và nhiều yếu tố trên

    PHÁT HUY TINH THẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO

    No full text
    Although it started more than 25 centuries ago, Buddhism has always been the eternal religion of all times. Especially, in the current context of the serious environmental crisis, Buddhism plays a very important role. In this article, we clarify the influence of Buddhist thought on human perception of nature; the ecosystem protection solutions in Buddhist teachings. Thereby, we affirm that promoting the environmental protection of Buddhist thought is an effective way, it provides modern science with the suggestions and help when humanity stands at the door to discover “the future of the Earth”.Dù khởi thuỷ từ cách đây hơn 25 thế kỉ, Phật giáo vẫn luôn là tôn giáo vĩnh hằng của mọi thời đại. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng môi trường nghiêm trọng hiện nay, vai trò của Phật giáo càng quan trọng. Trong bài báo này, chúng tôi làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến nhận thức nhân loại về tự nhiên; các giải pháp bảo vệ hệ sinh thái trong giáo lí Đạo Phật. Qua đó, chúng tôi khẳng định việc phát huy tinh thần bảo vệ môi trường của Phật giáo là con đường hữu hiệu, mang đến cho khoa học hiện đại những gợi mở và sự giúp đỡ trước cánh cửa khám phá “tương lai của Trái đất”

    NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    No full text
    Trong điều kiện pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nội dung đa dạng, điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phục vụ tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân. Hiệu quả công tác PBGDPL một mặt phụ thuộc vào nội dung, hình thức; mặt khác phụ thuộc vào các yếu tố khác như thể chế, con người và tài chính trong quá trình tổ chức PBGDPL. Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cần sự tác động cùng chiều của nhiều mặt và nhiều yếu tố trên

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ VÀ ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng quản lý thiết bị và đồ chơi ngoài trời ở các trường mầm non thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý thiết bị và đồ chơi ngoài trời ở các trường mầm non thành phố Vũng Tàu hiện đang được thực hiện khá tốt, tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định về nhận thức; về quản lý việc lập kế hoạch xây dựng, đầu tư; việc quản lý công tác mua sắm cũng chưa thực sự hiệu quả trong phối hợp giữa các bên liên quan và việc phân công nhiệm vụ cũng chưa rõ ràng; quản lý việc khai thác, sử dụng còn hạn chế trong xây dựng kế hoạch cũng như thực hiện tập huấn giáo viên khai thác, sử dụng thiết bị và đồ chơi ngoài trời; ngoài ra, quản lý công tác bảo quản, cải tạo, sửa chữa, kiểm kê, thanh lý thiết bị và đồ chơi ngoài trời vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục

    THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

    No full text
    Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên ở Đại học Huế cho thấy, phần lớn cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên; Đại học Huế đã chú trọng đến công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên với các nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên, chất lượng của công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên vẫn chỉ ở mức “Bình thường”. Trên cơ sở thực trạng đó, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên Đại học Huế
    corecore