45 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA N-(PHOSPHONOMETHYL) GLYCINE VÀ ETHREL LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY ĐƯỜNG CỦA MÍA

    Get PDF
    ?ảnh hưởng của N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel lên sự sinh trưởng và tích lũy đường của mía?đã được thực hiện trên giống mía DLM 24 tại huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức với 4 lần lặp lại. N-(phosphonomethyl) glycine được xử lý với nồng độ 450 ppm và 520 ppm, ethrel được xử lý với nồng độ 450 ppm và 500 ppm và nghiệm thức đối chứng không xử lý hóa chất. Các chất được xử lý ở 45 ngày trước khi thu hoạch bằng cách phun trên lá. Kết quả cho thấy N-(phosphonomethyl) glycine và ethrel đều giúp cây mía gia tăng hàm lượng đường từ 1,7 - 3,1% so với đối chứng. Xử lý với N-(phosphonomethyl) glycine 520 ppm hiệu quả nhất với hàm lượng đường đạt 13,3% trong khi hàm lượng đường ở đối chứng chỉ đạt 10,2%. Kỹ thuật sử dụng chất gây chín này có thể ứng dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất mía

    TíNH TOáN Và MÔ PHỏNG TRƯờNG ĐIệN Từ CủA ĐƯờNG DÂY TRUYềN TảI 500KV BằNG PHƯƠNG PHáP PHầN Tử HữU HạN

    Get PDF
    Bài viết này trình bày mô hình toán học của điện trường và từ trường gây ra bởi đường dây truyền tải điện cao áp dưới điều kiện phụ tải điện bình thường. Mô hình toán học được thể hiện bằng phương trình vi phân từng phần cấp hai có nguồn gốc bằng cách phân tích sự phân bố của điện trường và từ trường xung quanh đường dây truyền tải điện 500kV AC. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) để giải phương trình sóng.  Các mô phỏng bằng máy tính dựa trên việc sử dụng FEM và được lập trình bằng MATLAB. Nghiên cứu này xây dựng bài toán trong môi trường không gian hai chiều của điện trường và từ trường dọc theo đường dây truyền tải điện. Từ tất cả các trường hợp thử nghiệm ở độ cao 1,0 m phía dưới đường dây so với mặt đất được áp dụng để tính điện từ trường tác động lên cơ thể người theo tiêu chuẩn của ủy ban quốc tế Bảo vệ bức xạ không ion hóa

    Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Hiện nay, mô hình lúa-cá vẫn còn canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích số liệu điều tra từ 205 nông hộ canh tác lúa - cá ở tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ để đánh giá hiện trạng kỹ thuật và lợi nhuận của hợp phần cá trong mô hình lúa - cá cũng như tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận từ cá nuôi. Năng suất của tất cả các loài cá nuôi ở các tỉnh thành dao động từ 597 - 734 kg/ha/vụ. Lợi nhuận ròng từ cá dao động từ 3,49 - 9,98 triệu đồng/ha/vụ. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá tăng khi tăng mật độ thả cá. Năng suất và lợi nhuận ròng từ cá giảm với việc thả cá muộn, tăng diện tích nuôi và áp dụng 3 vụ lúa/năm. Lũ về muộn, mực nước lũ thấp, thiếu thức ăn tự nhiên, trộm cắp cá, tỷ lệ sống của cá thấp và thiếu hợp đồng mua bán cá thịt là những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa. Chủ động cung cấp nước từ đầu vụ, tăng mật độ thả cá, dưỡng lúa chét, tăng cường tập huấn nuôi cá, tổ chức nhóm nuôi và tìm đầu ra ổn định cho cá thịt là những  giải pháp để cải tiến mô hình nuôi cá trong ruộng lúa

    Hệ trợ giúp quyết định phục vụ công tác bồi dưỡng và đào tạo công chức

    No full text
    In this paper we shall introduce some characteristics, architecture and design of the Decision Support System (DSS) based on new technologies. The demand for applying a DSS in the public management in order to make reasonable decisions, solving non-structured or semi-structured problems is very high. We present also an experimentation of a DSS applied to training staff personals in the National Institute for Public Administration (NIPA)

    Khí quyển & hải dương

    No full text
    276 tr. : minh hoạ ; 24 cm
    corecore