29 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ SẸO CÂY THU HẢI ĐƯỜNG BÀ TÀI (Begonia bataiensis)

    Get PDF
    Leaves and young petiole of Begonia bataiensis were sterilized with 10% calcium hypochlorite (Ca(OCl)2) and indurations of 0, 4, 6, 8, 10, and 12 minutes. Then they were plated on media consisting of a half dish of MS supplemented by 30 g/l sucrose and 7.5 g/l agar. After 21 days, the culturing rate of clean samples was 81.7%. Leaves and stems of the transplanted plants in vitro were cultured on a half dish of MS media supplemented with 30g/l sucrose, 7.5g/l agar and plant growth-regulators: 2.4-Dichlorophenoxyacetic acid (2.4D) and thidiazuron (TDZ). Various concentration of TDZ (0; 0.1; 0.3; 0.5; 1 mg/l) were used. After 21 days, results were obtained for 96% of the callus on the medium supplemented with 0.3 mg/l TDZ. The callus had a fresh weight of 2,642 mg/sample and a dry weight of 271 mg/sample. The calluses were transferred onto a medium for forming shoots and roots to complete the plant in vitro.Mẫu lá và cuống lá non cây Thu hải đường được khử trùng bằng Calcium hypochlorite (Ca(OCl)2) nồng độ 10% với các mức thời gian 0, 4, 6, 8, 10, 12 phút, sau đó cấy trên môi trường ½ MS có bổ sung 30g/l đường sucrose, 7.5g/l agar. Sau 21 ngày nuôi cấy, tỷ lệ tạo mẫu sạch đạt 81.7%. Mẫu lá và thân non cây Thu hải đường in vitro cấy trên môi trường ½ MS có bổ sung 30g/l đường sucrose, 7.5g/l agar và các chất kích thích sinh trưởng thực vật là 2.4-Dichlorophenoxyacetic acid (2.4 D) và thidiazuron (TDZ) nồng độ thay đổi từ 0; 0.1; 0.3; 0.5; 1 mg/l. Sau 21 ngày, kết quả thu được 96 % mẫu tạo mô sẹo trên môi trường có bổ sung 0.3 mg/l TDZ. Mô sẹo có khối lượng tươi là 2,642mg/mẫu, khối lượng khô là 271/mẫu mg. Các mô sẹo trên được chuyển sang môi trường hình thành chồi và hình thành rễ để tạo cây in vitro hoàn chỉnh.

    Nghiên cứu nhân giống in vitro cây bách hợp (Lilium brownii F.E. Brown)

    Get PDF
    Lilium brownii Brown belonging Lilium genus and Liliaceae family is well-known as a popular medicinal species, as well as food source and beautiful ornamental flowers. The specie has unique and ornamental floral characteristics such as light and elegant fragrance and perianth color rapidly changing from yellowish cream to white during anthesis. In traditional medicine, it is used for treatment cough, sedation diuretic, bronchitis... In nature, it can be found in subtropical climate moutainous areas in the North such as Sa Pa, Bat Xat, Mu Cang Chai; Sin Ho and Phong Tho, Quang Ba and Dong Van. In recent years, this species has been listed in the Red List for medicinal plants in Vietnam due to over-exploitation. The only effective strategy for sustaible conservation this species is in vitro micropropagation. In this study, in vitro plant regeneration and micropropagation of L. brownii was established from bubles and stem nodes. After surface sterilization with 0.1% HgCl­2 in 10 minutes, healthy young shoots were obtained from initial bubles and stem nodes on MS medium supplemented with 0.5 mg/l BAP or 0.5 mg/l NAA, respectively.  Bulblets also were formed from young shoot on MS supplemented with 0.5 mg/l NAA. The highest number of 4.5 bulblets per an explant was recorded from longitude-divided bubbles on MS medium containing 0.5 mg/l NAA and 0.2 mg/l BAP after 60 days in culture. The regererated plants produced quality roots on half strength MS supplemented with the combination of 1.0 mg/ l NAA and 0.2 mg / l BAP. More than 90% of rooted plants in vitro were survival on artificial soil TN1 in the nursery.Chi Lilium (họ Liliaceae) là loài vừa có hoa đẹp làm cảnh, làm thực phẩm, vừa có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, trong tự nhiên Bách hợp chỉ còn thấy mọc ở một vài nơi thuộc vùng khí hậu á cận nhiệt, ở độ cao từ 1300 đến 2000 mét, như Sa Pa, Bát Xát, Mù cang Chải, Sìn Hồ, Phong Thổ, Quản Bạ, Đồng Văn và vùng đèo Gió do khai thác quá mức. Vì thế gần đây, Bách hợp đã được đưa vào danh sách một trong những cây thuộc danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam. Biện pháp nhân giống duy nhất và hiệu quả để bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc quý đang bị đe dọa này là phương pháp nuôi cấy mô. Trong nghiên cứu này, cây bách hợp đã được nhân giống in vitro thành công sử dụng vật liệu ban đầu là mẫu đốt thân và vẩy củ. Vật liệu sau khi khử trùng 10 phút bằng dung dịch HgCl­­2 trên môi trường 0,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA tương ứng với mỗi loại mẫu. Môi trường tốt nhất để tạo củ là MS + 0,5 mg/l α-NAA. Số củ mới tạo thành trên một mẫu đạt cao nhất (4,5 củ) thu được trên môi trường MS + 60 đường + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l BAP sau 60 ngày nuôi cấy. Môi trường thích hợp để tạo rễ là 1/2 MS có bổ sung tổ hợp 1,0 mg/l NAA và 0,2 mg/l BAP. Cây bách hợp in vitro được đưa thành công ra vườn ươm trên nền giá thể TN1

    NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO VÀ SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PUBESCENS) TRONG NHÀ KÍNH

    Get PDF
    The Gynostemma pubescens plant, which is distributed mainly over the northern provinces, is a valuable and beneficial herb for human health. In this study, we investigated in vitro propagation and cultivation to evaluate the growth and development of Gynostemma pubescens in greenhouse conditions at Dalat city, Lamdong province. The results showed that MS medium supplemented with 1mg/l BA, 30 g/l sucrose, 8g/l agar, pH 5.8 was the best medium for shoot regeneration in vitro, with a shoot height of 1.84cm, and 10.50 shoots/explant. The MS medium contained 0.5mg/l TDZ, 30g/l sucrose, 8g/l agar, pH 5.8 was the most suitable medium for shoot regeneration in vitro, with a shoot height of 1.99cm, and 13.80 shoots/explant. Concentrations of IBA from 0 to 1 mg/l were appropriate for in vitro root regeneration, yielding a root regeneration rate of 100%. Coconut fiber powder was the most suitable substrate to transfer the plantlets to the greenhouse, with a survival rate of 100%, plant height of 9.73cm, and root length of 6.45cm. Humus proved the best substrate for plant development and growth, with a survival rate of 100%, plant height of 82.08cm, root length of 36.57cm and a fresh weight of 57.32g/plant. Watering with 100 ml of Nitrophoska fertilizer (2g/l) once a week was the best for plant growth, with a survival rate of 100%, height of 94.22cm, root length of 37.71cm, and a fresh weight of 59.38g/plant.Cây Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens) phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc, là một trong những loại thảo dược quí và tốt cho sức khỏe của con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi trồng đánh giá sự sinh trưởng phát triển cây Giảo cổ lam cấy mô trong nhà kính tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Kết quả cho thấy, môi trường MS (Murashige Skoog) bổ sung 1mg/l BA, 30g/l sucrose, 8g/l agar, pH 5.8 là tốt nhất đến sự tái sinh chồi in vitro, với chiều cao chồi 1.84 cm, số chồi 10.50 chồi/mẫu. Môi trường MS bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 30g/l sucrose, 8 g/l agar, pH 5.8 là tốt nhất đến sự tái sinh chồi in vitro, với chiều cao chồi 1.99cm, số chồi 13.80 chồi/mẫu. Nồng độ IBA từ 0 - 1 mg/l đều thích hợp đến sự tái sinh rễ in vitro của cây Giảo cổ lam, với tỉ lệ tái sinh rễ đạt 100%. Vụn xơ dừa là giá thể thích hợp nhất để chuyển cây Giảo cổ lam cấy mô ra ngoài vườn ươm, với tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 9.73cm, chiều dài rễ 6.45cm. Đất mùn là giá thể tốt nhất đến sự sinh trưởng phát triển của cây, với tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 82.08cm, chiều dài rễ 36.57cm, khối lượng tươi 57.32g/cây. Tưới 100 ml phân Nitrophoska (2 g/l) theo định kỳ mỗi tuần một lần là tốt nhất đến sự sinh trưởng phát triển của cây, với tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 94.22cm, chiều dài rễ 37.71cm, khối lượng tươi 59.38g/cây

    HIỆU QUẢ BÓN PHÂN BÒ TRÊN LÚA AG24 VÀ ĐẬU XANH Ở BẢY NÚI, AN GIANG

    No full text
    Các thí nghiệm được thực hiện nhằm tuyển chọn giống đậu xanh năng suất cao cùng với liều lượng thích hợp và hiệu quả kinh tế của phân bò đối với canh tác lúa, đậu xanh ruộng trên và ruộng bưng vùng núi Dài, An Giang. Kết quả cho thấy 3 giống năng suất cao gồm 2 MT  (1,39 ? 1,64 T/ha), V8-20 (1,64T/ha), D49 (1,55 T/ ha).  Mức  phân bò tốt nhất đối với đậu xanh ruộng trên 15 - 20 T/ ha,  năng suất tăng thêm 320 ~ 440 kg/ ha, lợi nhuận tăng thêm từ 1,3 ~ 1,9 triệu  đ/ha và MRR  0,89 ~ 0,95 so đối chứng. Đối với ruộng bưng,  tác động của phân bò lên năng suất đậu xanh chỉ đạt 100 kg/ha ở mức phân 15 T/ha và tất cả các mức phân đều cho lợi nhuận và MRR âm. Liều lượng phân bò thích hợp đối với lúa ruộng bưng từ 5~10 T/ ha, năng suất tăng thêm 810 ~ 880 kg/ ha nhưng chỉ có mức phân 5 T/ ha cho lợi nhuận tăng thêm cao nhất là 1,92 triệu đ/ha và MRR =3,84  cao hơn so với đối chứng
    corecore