17 research outputs found

    SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG ĐỒI NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Sự tham gia của cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động quản lý đầu tư công xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay sự tham gia đó của cộng đồng ở các địa phương còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng sự tham gia của người dân, cộng đồng trong quản lý đầu tư công xây dựng nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia này. Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát tại 2 xã đại diện cho vùng đồi núi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ tham gia các cuộc họp về lập kế hoạch xây dựng các công trình ở cấp thôn/bản chiếm tỷ lệ khá cao 63,35 % ở hai xã điều tra. Hầu như người dân không được tham gia vào các hoạt động khảo sát thiết kế, lựa chọn đơn vị thi công và đơn vị giám sát với các tỷ lệ số người trả lời tương ứng lần lượt là  95,9 %, 97,3 %, 93,3 %. Trong công việc giám sát, đánh giá đầu tư có tính quyết định đến chất lượng công trình thì hầu như người dân hai xã nghiên cứu cũng không được tham gia, chiếm 80,95 % số người được hỏi. Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), bao gồm: qui định pháp lý chưa rõ ràng; năng lực của người dân còn hạn chế; năng lực, trình độ, nhận thức của cán bộ thôn/xã còn yếu kém; phong tục tập quán, hương ước của cộng đồng dân cư.Từ khóa: xây dựng nông thôn mới, quản lý đầu tư, sự tham gi

    NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ LÚA THEO HỢP ĐỒNG VÀ CÁNH ĐỒNG LỚN Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá quá trình phát triển sản xuất lúa theo hợp đồng với xu hướng liên kết sản xuất tại huyện Lệ Thủy, một huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Bình. Số liệu được thu thập thông qua nguồn báo cáo, phỏng vấn hộ sản xuất theo hợp đồng (40 hộ) và hộ không theo hợp đồng (40 hộ), người am hiểu (10 người), thương lái, doanh nghiệp (5 người) và thảo luận nhóm (4 nhóm). Kết quả cho thấy sản xuất lúa theo hợp đồng ở huyện Lệ Thủy bắt đầu từ năm 2012 với 80 ha và nó gắn với quá trình dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Vụ Đông Xuân 2014 - 2015, diện tích lúa theo hợp đồng của huyện chiếm 83,2 % diện tích hợp đồng toàn tỉnh. Có hai loại sản phẩm thực hiện hợp đồng là lúa giống cấp 1 và lúa thương phẩm (để xay xát thành gạo). Sản xuất theo hợp đồng điểm khác biệt là sản phẩm được bán chủ yếu ra ngoài tỉnh và xuất khẩu. Tỷ lệ thu mua theo hợp đồng lúa thương phẩm (76,8 %) và lúa giống (49,3 %); tỷ lệ hộ phá vỡ hợp đồng là 28,2 % với sản xuất lúa thương phẩm và 18,9 % với sản xuất lúa giống cấp 1, với 3 lý do chủ yếu là các bên không thực hiện cam kết về giá thu mua; chất lượng lúa không đảm bảo; và không có kho dự trữ. Lợi nhuận sản xuất lúa theo hợp đồng tăng từ 6.017.400 đồng/ha đến 7.401.960 đồng/ha so với sản xuất không theo hợp đồng.Từ khóa: cánh đồng mẫu lớn, hợp đồng, lúa thương phẩm, lúa giống, Lệ Thủ

    ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2 ĐẾN SINH KẾ VÀ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Hệ thống đập thuỷ điện ở Việt Nam đã và đang được xây dựng dày đặc trên các hệ thống sông ngòi. Bài báo này phân tích những tác động của xây dựng đập thuỷ điện đến sinh kế của người dân ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn ở của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, cũng như chỉ ra những hạn chế chính sách liên quan đến phát triển đập thuỷ điện, tái định cư và đền bù. Nghiên cứu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin và sử dụng các thống kê thông thường để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn các hoạt động sinh kế đều bị đảo lộn và giảm thu nhập, gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước. Tại khu tái định cư tại thượng nguồn, chính sách đền bù và tái định cư chưa thoả đáng, thiếu chính sách hỗ trợ hậu tái định cư đã đẩy người dân tái định cư vào những khó khăn trầm trọng như mất khả năng tiếp cận và khai thác lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên, mất đất canh tác và các hoạt động sinh kế. Cộng đồng ở hạ nguồn cũng chịu những tác động tiêu cực khá nghiêm trọng. Quá trình tích và xả nước bất hợp lý của đập thuỷ điện khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Những lỗ hổng trong luật tài nguyên nước và chính sách đền bù, tái định cư đã làm cho việc phát triển đập thuỷ điện gây ra nhiều tác động tiêu cực. Để khắc phục những vấn đề này, các bên liên quan cần phối hợp và có những điều chỉnh để chiến lược phát triển đập thuỷ điện của Việt Nam thực sự là chiến lược tốt cho sự phát triển bền vững ở tương lai.Từ khoá: đền bù, tái định cư, sinh kế, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thuỷ điệ

    MỐI LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU MÀU TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhu cầu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau màu ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin, số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phỏng vấn 40 hộ sản xuất, 7 hộ thu gom bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mối liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với các đối tác vẫn còn khá lỏng lẻo và mang tính tự phát, chưa có các tổ chức hợp tác liên kết trong nông dân, các hoạt động mua bán không qua hợp đồng hoặc chỉ bằng hợp đồng miệng đang xảy ra phổ biến trên địa bàn nghiên cứu. Sự tham gia của chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hỗ trợ hình thành hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất để tiến tới xây dựng các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác bên ngoài đang là giải pháp cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ rau màu ở Hương Chữ. Điều này cũng đồng thời góp phần đáp ứng nguyện vọng của đa số hộ sản xuất rau trên địa bàn phường hiện nay.Từ khóa: liên kết, rau màu, sản xuất, tiêu thụ, Hương Chữ, Thừa Thiên Hu

    TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỚI BÃO LỤT CỦA PHỤ NỮ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của các loại hình thiên tai. Trong đó, bão và lụt là 2 loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra nhất. Ước tính khoảng 59 % tổng diện tích đất và  71 % dân số dễ bị tổn thương bởi bão lụt. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khoảng 30 % dân số toàn tỉnh có sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên đầm phá như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cộng đồng ngư dân ven phá này lại dễ bị ảnh hưởng do bão lụt gây ra. Các nhóm yếu thế như trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật, người nghèo... thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ vùng nông thôn, đặc biệt là vùng ven biển, thường dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai do tính chất công việc của họ trong hoạt động thủy sản có tính nhạy cảm cao với bão lụt. Tuy nhiên, các hoạt động hay biện pháp nhằm giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của phụ nữ nói chung và phụ nữ nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn chưa thực sự được quan tâm hiện nay. Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu tình trạng dễ bị tổn thương với bão lụt của phụ nữ nuôi trồng thủy sản nhằm đưa ra những giải pháp giúp họ giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của bão lụt. Phỏng vấn hộ, phỏng vấn sâu và thu thập số liệu thứ cấp là ba phương pháp được áp dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Bão lụt thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng tới sinh kế, sự an toàn và sức khỏe của người phụ nữ. Tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với bão lụt do thiếu kiến thức, kỹ năng phòng chống bão lụt, thiếu các trang thiết bị an toàn cơ bản để phòng chống và sự tiếp cận của họ đối với các hỗ trợ từ địa phương, tổ chức xã hội trong phòng chống lụt bão còn hạn chế. Từ khóa: phòng chống bão lụt, tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ, phụ nữ nuôi trồng thủy sản, Tam Giang – Cầu Ha

    THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP CỦA HỘ TRỒNG RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung phân tích tình trạng thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp của hộ trồng rừng ở tỉnh Quảng Nam, các khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề xuất giải pháp khắc phục. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phỏng vấn theo bảng câu hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 60 % hộ được phỏng vấn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có 16,4 % hộ chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên một phần diện tích và chỉ có 23,6 % được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng cơ bản nhất vẫn là do trong quá trình đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng sai khác giữa hồ sơ giao đất và trên thực tế. Để khắc phục được tình trạng này, tỉnh cần phải có kế hoạch rà soát lại toàn bộ các diện tích bị sai khác để điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao lại cho người dân. Từ đó, tạo điều kiện cho các hộ gia đình thực hiện đúng các quy định về quản lý rừng và khai thác gỗ từ những diện tích đất hợp pháp.Từ khóa: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trồng rừng, bất cậ

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh t

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẮN TRIỂN VỌNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG PHONG HIỀN, PHONG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2015-2016 nhằm tuyển chọn giống sắn triển vọng phục vụ sản xuất cho vùng đất cát nội đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trừ giống KM419, các giống sắn đều có khả năng sinh trưởng và phát triển, tạo năng suất tốt trong điều kiện nghiên cứu. Hai giống sắn KM444 và KM98-5 có hàm lượng tinh bột, tỉ lệ sắn lát cao hơn hoặc tương đương giống đối chứng (KM94). Hai giống này cũng cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn và đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với giống KM94. Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi cho thấy giống sắn KM444 có nhiều ưu điểm hơn hẳn giống KM94, giống KM98-5 tương đương với giống KM94 đang được sản xuất đại trà trên vùng đất cát nội đồng tại Thừa Thiên Huế nói chung và xã Phong Hiền, Phong Điền nói riêng.Từ khóa: đất cát nội đồng, giống sắn triển vọng, hàm lượng tinh bột, năng suất, sinh trưởng, phát triể

    THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ VĨNH GIANG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa của nông hộ và các giải pháp thích ứng mà nông hộ đã áp dụng để giảm thiểu những tác động đó. Thông tin của nghiên cứu được thu thập qua 2 cuộc thảo luận nhóm gồm 12 nông dân đại diện của 6 thôn trong xã; phỏng vấn sâu 4 lãnh đạo xã và người am hiểu về sản xuất lúa; và phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc 50 hộ sản xuất lúa của xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100 % nông hộ đã nhận thấy các tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa, gồm hạn hán, nhiễm mặn và rét đậm. Nhiều hoạt động thích ứng đã được nông hộ thực hiện để giảm rủi ro, trong đó hoạt động chuyển đổi lúa hè thu sang trồng đậu xanh và ngô là hoạt động thích ứng, được hơn 90 % hộ nông dân áp dụng. Tất cả hộ chuyển đổi khẳng định đây là giải pháp góp phần rất lớn làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao về cả kinh tế, xã hội và môi trường, và có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như áp dụng các giải pháp thích ứng hạn, rét và nhiễm mặn trong sản xuất lúa còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực thích ứng của hộ trong sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu.Từ khóa: biến đổi khí hậu, hạn hán, thích ứng, sản xuất lúa, Quảng Tr

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH RỦI RO ĐẾN HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) TẠI XÃ TRIỆU PHƯỚC, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích các loại hình rủi ro trong nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei) để xác định giải pháp hạn chế thiệt hại cho người nuôi. Nghiên cứu được tiến hành tại xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm người am hiểu gồm các trưởng thôn, người nuôi lâu năm và cán bộ xã; và phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm thẻ Chân trắng. Các dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích thứ bậc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm rủi ro chính và được xếp theo thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp là: rủi ro do dịch bệnh (có trọng số ưu tiên 0,724), rủi ro do thiên tai (có trọng số ưu tiên là 0,193), và rủi ro do thị trường (trọng số ưu tiên là 0,083). Một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro dịch bệnh là chất lượng con giống không đảm bảo; kỹ thuật nuôi chưa phù hợp, đặc biệt là chưa có ao lắng và chưa xử lý hồ nuôi đúng quy trình; và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm thẻ Chân trắng ở địa bàn nghiên cứu là cải thiện công tác giống, đảm bảo kỹ thuật nuôi đúng và phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương, và theo dõi kỹ các hiện tượng thời tiết để có giải pháp xử lý kịp thời.Từ khóa: rủi ro, tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei), Triệu Phước, phân tích thứ bậ
    corecore