47 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA THAN HOẠT TÍNH VÀ NUÔI CẤY THOÁNG KHÍ LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA ĐỒNG TIỀN (GERBERA JAMESONII) IN VITRO VÀ EX VITRO
Cây hoa Đồng tiền (Gerbera jamesonii) là một trong những loài hoa có giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoa đồng tiền được sử dụng làm hoa chậu, hoa cắt cành hay hoa trồng cảnh. Nhu cầu đặt ra cho vi nhân giống cây hoa Đồng tiền hiện nay là cải thiện hệ thống và môi trường nuôi cấy nhằm nâng cao chất lượng cây hoa Đồng tiền in vitro và đáp ứng nhu cầu cung cấp cây giống ở quy mô lớn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính và nuôi cấy thoáng khí lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Đồng tiền in vitro và ex vitro. Kết quả cho thấy môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 9 g/l agar và 1 g/l than hoạt tính ở điều kiện nuôi cấy thoáng khí là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây hoa Đồng tiền. Vị trí của than hoạt tính trong môi trường nuôi cấy ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa Đồng tiền in vitro. Cây hoa Đồng tiền nuôi cấy thoáng khí trên môi trường MS có bổ sung 1 g/l than hoạt tính khi chuyển ra điều kiện ex vitro có tỉ lệ sống sót rất cao (95 %)
Ảnh hưởng của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cúc (Chrysanthemum morifolium Ramat. CV. “Jimba”) in vitro
In this study, the influence of different LED lighting intensities, different lighting periods of red LED and blue LED on growth, development and chlorophyll a and b synthesis on in vitro Chrysanthemum were presented. Shoot tips were inoculated and were put under 70% red LED: 30% blue LED lighting condition with different LED lighting intensities: 30, 45 and 60 µmol.m-2.s-1; different LED lighting periods: weekly intermittent lighting with red LED/blue LED (blue LED or red LED lighting for the first week), intermittent lighting with red LED/blue LED for each two weeks (blue LED or red LED lighting for the first two weeks). After 6 weeks of cultured, the results showed that LED lighting source with intensity 60 µmol.m-2.s-1 had the best stimulation on growth and development of Chrysanthemum; however, under intensity 45 µmol.m-2.s-1, chlorophyll a and b content still were the highest. In addition, weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) gave the best results on growth and development of Chrysanthemum. Thus, the most suitable LED lighting intensity for growth and development of in vitro Chrysanthemum was 60 µmol.m-2.s-1, and weekly intermittent lighting with red LED and blue LED (blue LED was lighted at the first week) will promote the growth and development of in vitro Chrysanthemum. The survival rates, growth and development of plants under 70% red LED: 30% blue LED and 50% red LED: 50% blue LED were higher than those of plants under Florescent, after 4 weeks of cultured in the greenhouse.Tác động của cường độ và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng khác nhau giữa LED đỏ và LED xanh đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chlorophyll a và b của cây Cúc in vitro đã được trình bày trong nghiên cứu này. Các chồi đỉnh Cúc được nuôi cấy dưới các cường độ chiếu sáng bao gồm 30, 45 và 60 µmol.m-2.s-1 ở điều kiện chiếu sáng kết hợp giữa 70% LED đỏ với 30% LED xanh; sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng giữa LED đỏ và LED xanh theo thời gian như: tuần đầu LED đỏ, tuần sau LED xanh và ngược lại; 2 tuần đầu LED đỏ, 2 tuần sau LED xanh và ngược lại. Kết quả thu được sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, cường độ 60 µmol.m-2.s-1 có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc; tuy nhiên, hàm lượng chlorophyll a và b đạt cao nhất ở cường độ 45 µmol.m-2.s-1. Các mẫu nuôi cấy sinh trưởng và phát triển tốt nhất dưới giai đoạn chiếu sáng thay đổi hàng tuần giữa LED xanh và LED đỏ (tuần đầu chiếu sáng LED xanh, tuần sau chiếu sáng LED đỏ). Như vậy, kết quả từ nghiên cứu cho thấy cường độ 60 µmol.m-2.s-1 và sự thay đổi giai đoạn chiếu sáng hàng tuần với tuần đầu LED xanh, tuần sau LED đỏ có ảnh hưởng tốt lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cúc in vitro. Tỉ lệ sống sót, sự sinh trưởng và phát triển của cây Cúc dưới điều kiện chiếu sáng 70R:30B và 50R:50B là tốt hơn những cây ở điều kiện chiếu sáng đèn huỳnh quang sau 4 tuần ở vườn ươm
NANO BẠC TRONG KHỬ TRÙNG MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY IN VITRO CÂY HOA CÚC (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT CV. JIMBA)
Phương pháp nhân giống in vitro được chứng minh là phương pháp hữu hiệu để nhân giống cây trồng với số lượng lớn trong thời gian ngắn và trở thành một công cụ hữu hiệu cho công tác chọn, tạo giống cây trồng. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn những tồn tại mà nổi bật lên là vấn đề nhiễm vi sinh vật trong quá trình nuôi cấy, chúng làm giảm chất lượng, tăng khả năng mất nguồn giống. Khử trùng môi trường nuôi cấy là vấn đề bắt buộc đối với quá trình vi nhân giống, đây là giai đoạn tiêu tốn nhiều điện năng và trải qua nhiều công đoạn. Bên cạnh đó, việc hấp khử trùng môi trường trong một thời gian làm giảm hoạt tính của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật cũng như thành phần dinh dưỡng của môi trường. Nghiên cứu này hướng đến việc ứng dụng nano bạc như một biện pháp thay thế cho phương pháp khử trùng môi trường truyền thống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung các nồng độ khác nhau của nano bạc (0 - 5 ppm), đường (0 - 30 g/l) và than hoạt tính (0 - 1g/l) vào môi trường nuôi cấy in vitro cây hoa cúc và không hấp khử trùng môi trường nhằm đánh giá khả năng tiệt trùng môi trường cũng như cảm ứng sự sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả ghi nhận được cho thấy, bổ sung 4 ppm nano bạc, không bổ sung than hoạt tính và nồng độ đường từ 0 - 20 g/l vào môi trường nuôi cấy không cấy mẫu cho hiệu quả khử trùng 100% sau 4 tuần. Cây cúc cho sự sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường bổ sung 4 ppm nano bạc, 20 g/l đường, 5 g/l agar và không hấp khử trùng
Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh
Nano Silver has been proven to be effectively applied in the field of biotechnology. In the area of plant biotechnology, nanoparticles have positive and negative effect on the growth of plants. The impact of nanoparticles on plant depends on the composition, content, size, chemical and physical propreties of nanoparticles as well as the plant species. The impact of silver nanoparticles on the problem of infection during culturing, the growth of plants in microponic systems and acclimatization of the plant in greenhouse were studied. In this work, the microponic medium supplemented with of 7.5 ppm silver nanoparticles showed the highest growth rate of Chrysanthemum after 2 weeks in culture. Results of qualitative and quantitative microbial content in microponic culture medium by 4 testing methods including Bergey's Manual of Determinative Bacteriology, ISO 16266, ISO 21527-1 for bacteria and NHS-F15 for fulgi also showed that concentration of 7.5 ppm nanoparticles reduces the microbial content of the 8 species of bacteria (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Bacillus sp. and Micrococcus sp.) and three species of fungi (Aspergillus sp., Fusarium sp. and Alterneria sp.). The growth of Chrysanthemum plant in a concentration of nanoparticles is better than the other levels after 4 weeks in the greenhouse such as high survival rate (100%), plant height (13.3 cm), number of leaves per plant (14.67 leaves), number of roots per plant (26.67 roots), leaf length (4.03 cm), leaf width (3.77 cm), fresh weight (3816 mg) and dry weight (216 mg).Nano bạc được chứng minh là có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, hạt nano có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự tăng trưởng của thực vật. Tác động của các hạt nano lên cây trồng phụ thuộc vào thành phần, hàm lượng, kích thước, tính chất hóa học và vật lý của hạt nano cũng như các loài thực vật. Nghiên cứu này đánh giá tác động của hạt nano bạc lên vấn đề nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy, sự tăng trưởng của cây nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh và thích nghi của cây trồng ở giai đoạn vườn ươm. Trong nghiên cứu này, bổ sung 7,5 ppm nano bạc vào môi trường nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trưởng của cây Cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và định lượng hàm lượng vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy vi thủy canh bằng 4 phương pháp thử, trong đó định lượng cho vi khuẩn là phương pháp Bergey, ISO 16266 và NHS-F15; định lượng cho nấm là phương pháp ISO 21527-1. Tất cả các phương pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lượng vi sinh vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.). Khi chuyển ra giai đoạn vườn ươm sau 4 tuần, cây Cúc cho tỷ lệ sống sót cao (100%) và sự tăng trưởng tốt hơn so với các nghiệm thức khác thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu như chiều cao cây (13,3 cm), số lá/cây (14,67 lá), số rễ/cây (26,67 rễ), chiều dài lá (4,03 cm), chiều rộng lá (3,77 cm), khối lượng tươi (3816 mg) và khối lượng khô (216 mg)
Nghiên cứu trồng cỏ voi trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt
Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển và vai trò cỏ voi (Pennisetum purpureum) trồng trong đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt. Nghiên cứu được thực hiện với mô hình phòng thí nghiệm trồng cỏ voi trên nền lọc xỉ than tổ ong. Mô hình đối chứng không trồng thực vật cũng được tiến hành song song. Nước thải sinh hoạt được cấp vào hệ thống với tải nạp là 35 L/m2/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu lý hóa trong nước thải như TSS, BOD5, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43- sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A). Cỏ voi phát triển tốt và góp phần nâng cao hiệu suất loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải, đặc biệt là N-NO3- và P-PO43-. Tuy nhiên, tổng coliform trong nước thải sau xử lý cao hơn quy chuẩn mặc dù hiệu suất xử lý của 2 mô hình đạt 95,1% và 98,5%. Nghiên cứu chỉ ra rằng cỏ voi phát triển tốt và có thể chọn để trồng trong đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm để loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Nghiên cứu quá trình phát sinh hình thái từ mô lá cây Kiwi (Actinidia Deliciosa) : Luận văn Thạc sĩ Sinh học
57 tr. : minh hoạ ; 29 cm
Nghiên cứu quá trình phát sinh hình thái từ mô lá cây Kiwi (Actinidia Deliciosa) : Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Sinh học
26 tr. ; 21 cm