33 research outputs found

    So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 04/2018 thông qua việc phỏng vấn 90 hộ nuôi lươn (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi lươn thông thường) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình giữa các biến định lượng giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường là phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m2/hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m2 và năng suất 7,9 kg/m2/vụ. Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m2/hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m2 và năng suất là 6,6 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m2/vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần. Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m2/vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao

    Tác động của rủi ro dịch bệnh lên hiệu quả tài chính và các giải pháp ứng phó của người nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Dịch bệnh là một trong những rủi ro phổ biến và tác động lớn đối với kinh tế người dân nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 108 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá tác động về mặt tài chính và các giải pháp ứng phó rủi ro dịch bệnh. Có 98% hộ nuôi gặp rủi ro trong sản xuất và dịch bệnh chiếm 30,77%. Đốm trắng, gan tụy và đường ruột là bệnh phổ biến nhất. Dịch bệnh làm giảm 279,01 triệu đồng/ha/vụ lợi nhuận. Đốm trắng gây thiệt hại cao nhất (546,33 triệu đồng/ha/vụ) và 26% số hộ thua lỗ. Bệnh phát sinh giai đoạn đầu gây thiệt hại đến 224,15 triệu đồng/ha/vụ. Các giải pháp ứng phó dịch bệnh bao gồm các giải pháp đối phó (sử dụng thuốc, thu hoạch gấp, bỏ vụ,…) và đề phòng (tập huấn kỹ thuật, theo dõi nguồn nước, chọn giống xét nghiệm,…). Các giải pháp đối phó được thực hiện thường xuyên hơn nhưng các phải pháp đề phòng có hiệu quả cao hơn. Do đó, người nuôi cần được cung cấp giống chất lượng và tập huấn nâng cao kỹ thuật trong phòng trị bệnh

    Phân tích hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đạt tiêu chuẩn chứng nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

    Get PDF
    Hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn chứng nhận được ước lượng qua hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dạng Cobb-Douglas. Kết quả ước lượng cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật (TE) của mô hình trung bình là 69%, trong đó nuôi cá tra có chứng nhận cao hơn so với chưa chứng nhận (77% so với 65%). Năng suất mất đi do sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào của mô hình trung bình là 262 tấn/ha/vụ, trong đó nhóm chưa chứng nhận là 295 tấn/ha/vụ và nhóm chứng nhận là 183 tấn/ha/vụ. Các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng (tương quan thuận) đến hiệu quả sản xuất bao gồm mật độ thả giống, hệ số FCR, ngày công lao động, chi phí thuốc thú y thủy sản và chi phí khác. Các yếu tố làm kém hiệu quả trong sản xuất bao gồm số lần được tập huấn, số ao lắng, số ao nuôi và thời gian nuôi

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2018 đến tháng 06/2019 tại 4 tỉnh/thành phố nuôi cá tra chính của đồng bằng sông Cửu Long gồm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ. Sử dụng bảng phỏng vấn cấu trúc kết hợp chọn hộ ngẫu nhiên phân tầng để thu số liệu từ 271 cơ sở nuôi cá tra với các hính thức liên kết khác nhau. Mô hình hồi qui nhị phân (binary logistic) được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hướng đến mô hình liên kết. Kết quả phân tích của mô hình hồi qui đã xác định được 4 yếu tố có ảnh hưởng tới liên kết của mô hình nuôi cá được xếp theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp gồm trình độ học vấn của chủ cơ sở, diện tích nuôi, lợi nhuận và giá thành. Tuy nhiên, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa các bên có liên quan cần phải được quan tâm để mô hình liên kết ổn định và phát triển lâu dài. Bên cạnh, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nuôi cá tra theo hình thức gia công cho nhà máy chế biến có năng suất (517 tấn/ha/vụ) và tỷ suất lợi nhuận (17,1%) cao nhất so với các hình thức nuôi khác

    Văn hoá người Xtiêng

    No full text
    167 tr. ; 21 cm

    Tình hình sử dụng thảo dược trong nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Thảo dược được sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe, phòng và trị bệnh trên động vật thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, thông tin chi tiết về tình hình sử dụng thảo dược tại hộ nuôi tôm vùng ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Những thông tin này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đặc điểm, nhu cầu và tiềm năng của thảo dược đối với ngành nuôi tôm biển. Nghiên cứu trình bày kết khảo sát về việc sử dụng thảo dược tại 90 hộ nuôi tôm ở Cà Mau, Sóc Trăng, khảo sát được thực hiện vào năm 2018. Kết quả ghi nhận (i) thảo dược được sử dụng trong mô hình nuôi thâm canh bằng ao đất và siêu thâm canh bằng ao lót bạt. Số hộ đang sử dụng thảo dược chiếm 58% ở Cà Mau và 51% ở Sóc Trăng; đối tượng áp dụng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. (ii) Có 18 loài thảo dược được sử dụng trong quá trình nuôi. (iii) Các loài thảo dược giúp tăng cường miễn dịch được người nuôi lựa chọn sử dụng nhiều nhất, kế đến là hoạt tính kháng khuẩn. (iv) Ở Cà Mau, nhóm hộ nuôi sử dụng thảo dược cho biết có sự chênh lệch về kích cỡ tôm thu hoạch, chi phí và lợi nhuận so với nhóm hộ không sử dụng thảo dược. Kết quả khảo sát cho thấy thảo dược được sử dụng hiệu quả và có tiềm năng sử dụng rộng rãi trong tương lai gần trong nuôi tôm biển ở vùng ĐBSCL

    Đánh giá hoạt động khai thác thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu hoạt động khai thác thủy sản được thực hiện từ tháng 7- 12/2017 ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu long. Kết quả cho thấy nghề lưới rê, lưới kéo, nghề lưới đáy và rập xếp là các nghề khai thác chủ lực chiếm số lượng tàu và sản lượng cao. Tất cả các nghề có thể khai thác quanh năm. Tàu lưới rê có qui mô lớn nhất nhưng sản lượng một năm của tàu lưới kéo lại cao nhất. Nghề lưới rê khai thác có hiệu quả nhất với lợi nhuận đạt cao nhất (298 triệu đồng/năm). Nghề lưới kéo đạt sản sản lượng cao nhất (20,42 tấn/năm) nhưng tỉ lệ cá tạp cao (38,4%) và tỉ suất lợi nhuận đạt thấp nhất (0,45 lần). Mặc dù nghề lưới đáy đạt tỉ suất lợi nhuận cao (1,41 lần) nhưng sản lượng thấp (7,17 tấn/năm) và tỉ lệ cá tạp cao (30,9%), vì vậy nghề này ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Nghề rập xếp có tỉ lệ cá tạp cao (23,8%). Để nghề khai thác phát triển ổn định, cán bộ quản lý thủy sản cần đẩy mạnh công tác quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất, và tập huấn ngư dân biết sử dụng các thiết bị khai thác nhằm tăng hiệu quả khai thác của họ

    Khảo sát đặc điểm hình thái và đặc tính di truyền bằng dấu chỉ thị phân tử ISSR của các giống Thanh Trà ((Bouea oppositifolia (Roxb.)) Meisne.) tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, các đặc điểm hình thái trái, lá được dùng để khảo sát sự giống và khác nhau giữa 12 mẫu Thanh Trà được chọn từ 44 vườn điều tra. Qua kết quả khảo sát, 15 dấu chỉ thị phân tử ISSR có 10 dấu chỉ thị phân tử ISSR cho kết quả nên 10 dấu này được dùng để khảo sát mối tương quan di truyền của các mẫu Thanh Trà. Dựa vào phân tích đặc điểm hình thái lá và kiểu gen, có thể chia các mẫu Thanh Trà thành 4 nhóm chính. Kết quả khảo sát bằng 10 dấu chỉ thị phân tử ISSR đã khuếch đại tổng số 214 băng trong đó có 202 băng đa hình đạt tỉ lệ 95,29%. Chỉ số PIC dao động từ 0,26 – 0,37 cho thấy mức độ đa hình trung bình của quần thể được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Kết quả phân tích sơ đồ nhánh dựa vào phương pháp UPGMA đã chứng minh các mẫu Thanh Trà có sự đa dạng về kiểu gen rất cao và có hệ số tương đồng dao động từ 0,48 – 0,80 và trung bình là 0,65. Nghiên cứu này chỉ ra rằng có sự biến đổi về mặt di truyền đáng kể trong số các mẫu, mà hình thái học khó có thể phân biệt được

    Tác động về mặt tài chính và dự đoán khả năng xuất hiện dịch bệnh của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 đến 12/2016 thông qua phỏng vấn trực tiếp 100 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) thâm canh gồm 50 hộ có ao tôm không bị bệnh và 50 hộ có ao tôm bị bệnh nhằm đánh giá tác động về mặt tài chính của dịch bệnh trong mô hình nuôi TTCT thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất thu hoạch của những hộ có ao tôm bị bệnh (1,35±0,96 tấn/ha/vụ) thấp hơn nhiều so với những hộ có ao tôm không bị bệnh (7,75±4,19 tấn/ha/vụ). Những hộ có ao tôm bị bệnh lỗ trung bình 142±107 triệu đồng/ha/vụ, trong khi những hộ có ao tôm không bị bệnh có lợi nhuận trung bình là 465±235 triệu đồng/ha/vụ. Qua phân tích hồi quy Binary Logistic xác định được ba yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện dịch bệnh là mực nước ao nuôi, mật độ thả, xét nghiệm con giống. Khó khăn điển hình nhất của mô hình này vẫn là dịch bệnh
    corecore