8 research outputs found

    HIệU QUả HOạT ĐộNG SảN XUấT KINH DOANH CủA LàNG NGHề DệT CHIếU ĐịNH YÊN - ĐồNG THáP

    Get PDF
    Mục tiêu chính của đề tài nhằm phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề dệt chiếu Định Yên ? Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất ở làng nghề mang lại hiệu quả tài chính và cả về mặt xã hội cho tỉnh nhà. Kết quả phân tích phân biệt cho thấy tính chất hoạt động, số lao động của hộ, vốn lưu động, vốn cố định và số lượng mặt hàng là những yếu tố tạo nên sự khác biệt thu nhập của hộ. Đồng thời kết quả mô hình hồi quy cho thấy số lao động tham gia sản xuất, vốn lưu động và tính chất hoạt động (hộ dệt máy hay dệt tay) là 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã trình bày một số giải pháp cơ bản cũng như nêu lên những những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho làng nghề trong thời gian tới

    NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY PHÂN CỞ TÔM

    Get PDF
    Phân loại tôm theo các cở khác nhau là một công đoạn bắt buột phải thực hiện ở các nhà máy chế biến thủy hải sản. Bài báo này trình bày một nghiên cứu nhằm thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm cho một máy phân cở tôm tự động để thay thế công nhân, nhằm nâng cao hiê?u suâ?t phân loại và cải thiện độ chính xác của việc phân loại. Dựa vào nguyên lý cảm biến trọng lượng của tôm, máy có thể nhận ra loại của mỗi con tôm và đưa nó vào vị trí thích hợp. Kết quả kiểm tra cho thấy máy hoạt động tốt trong điều kiện ở phòng thí nghiệm.

    Ảnh hưởng thay thế tảo Chlorella sp. bằng men bánh mì Saccharomyces cerevisiae lên tăng trưởng quần thể luân trùng Brachionus calyciflorus

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với 2 thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng tảo Chlorealla sp. và ảnh hưởng của thay thế tảo với men bánh mì lên sự tăng trưởng của luân trùng Brachionus calyciflorus như sau: thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm thức, luân trùng được cho ăn bằng tảo tăng lũy tuyến 20.000 tế bào/luân trùng/ngày cho mỗi nghiệm thức xuất phát từ 60.000 tế bào/luân trùng/ngày. Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, mật độ tảo cho kết quả tốt về tăng trưởng quần thể được chọn để tiến hành bố trí thí nghiệm tiếp theo, thí nghiệm 2 được bố trí với số lượng tảo được thay thế bằng men bánh mì, số lượng thay thế tăng 25% từ nghiệm thức thứ 2 đến nghiệm thức cuối tương ứng với lượng tảo giảm, mỗi nghiệm thức với 3 lần lặp lại. Luân trùng được thả nuôi với mật độ ban đầu là 200 luân trùng/mL. Kết quả cho thấy, mật độ luân trùng đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 80.000 tế bào/luân trùng/ngày vào ngày thứ 4 là 688 luân trùng/mL và đạt 898 luân trùng/mL ở nghiệm thức cho ăn 75% tảo + 25% men bánh mì sau 5 ngày nuôi. Từ kết quả thí nghiệm khẳng định rằng thay thế 25% tảo bằng men bánh mì có cải thiện tăng trưởng quần thể của B. calyciflorus
    corecore