21 research outputs found

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng tại các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng tại hai siêu thị tổng hợp chuyên bán lẻ có nhãn hàng riêng là siêu thị Big C và siêu thị Co.opMart tại thành phố Cần Thơ. Dữ liệu của 200 khách hàng được thu thập với điều kiện khách hàng đến mua sắm tại hai siêu thị nói trên thông qua phương pháp chọn mẫu hạn mức. Phương pháp phân tích phân biệt được áp dụng đã chứng minh các nhóm nhân tố bao gồm giá trị kinh tế của nhãn hàng riêng, giá cả cảm nhận của nhãn hàng riêng, chương trình khuyến mãi của nhãn hàng riêng, sự nhận biết nhãn hàng riêng, chất lượng dịch vụ của siêu thị và tổng thu nhập gia đình có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu đóng góp những yếu tố thiết thực để hỗ trợ các siêu thị bán lẻ đưa ra các quyết định marketing hiệu quả nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh nhãn hàng riêng ở thị trường thành phố Cần Thơ

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    Xây dựng chương trình đào tạo ngành sư phạm khoa học tự nhiên trình độ đại học tại Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) giáo viên thuộc chuyên ngành Sư phạm Khoa học tự nhiên (SPKHTN) trình độ đại học phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018 và tình hình thực tế tại các trường trung học cơ sở. Kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng CTĐT ngành SPKHTN là cần thiết. CTĐT đã được xây dựng với 141 tín chỉ trong đó có 108 TC bắt buộc và 33 TC tự chọn. CTĐT dự kiến này đã được các bên liên quan đánh giá phù hợp với thực tiễn. Kết quả nghiên cứu này là dẫn liệu cung cấp nhiều thông tin liên quan đến xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo ngành SPKHTN trình độ đại học cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

    Thực trạng nghiên cứu bài học và nghiên cứu khoa học của giáo viên trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu cung cấp thông tin về thực trạng, nguyên nhân, và giải pháp của việc áp dụng nghiên cứu bài học (NCBH) vào sinh hoạt tổ chuyên môn (SHTCM) và nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKH) của giáo viên trung học phổ thông (GVTHPT) đang công tác tại một số trường ở thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát và phân tích định tính cùng định lượng 431 GVTHPT cho thấy việc áp dụng NCBH đã được thực hiện đại trà hơn 6 năm, nhưng NCBH vẫn chưa được GVTHPT hiểu đúng đắn và đầy đủ ý nghĩa khi thực hiện. Việc áp dụng NCBH vào SHTCM vẫn chưa được GVTHPT thực hiện theo đúng quy trình và đúng nguyên tắc của NCBH từ khâu tập huấn, chuẩn bị giáo án cho đến khâu dự giờ, quan sát và phản hồi. Một số GVTHPT chưa hài lòng với việc tập huấn về hình thức và nội dung của lí thuyết NCBH và họ muốn được tập huấn về NCBH chuyên sâu, thực hành nhiều hơn với và có được những trải nghiệm thực tế và hoạt động thực tế. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát hoạt động NCKH đặc biệt là NCKHGD của GVTHPT rất yếu.  Khoảng 62.41% GVTHPT chưa từng thực hiện NCKHGD hoặc nếu có thì cũng chỉ thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Chính vì thế NCBH sẽ phải được tập huấn bài bản và trực tiếp từ những chuyên gia..

    Áp dụng quy trình nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên trung học phổ thông

    Get PDF
    Nghiên cứu này cung cấp thông tin về áp dụng nghiên cứu bài học (NCBH) nhằm phát triển năng lực nhân thức nghiên cứu khoa học (NCKH) của giáo viên trung học phổ thông (GVTHPT). Mô hình nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả GVTHPT đều nhận thức rằng tầm quan trọng của việc sử dụng đa dạng các phương pháp trong tập huấn NCBH cũng như việc ứng dụng các biểu mẫu (lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch bài dạy) trong quá trình thực hiện quy trình NCBH là rất cần thiết cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, hầu hết GVTHPT cho rằng các kỹ năng trong thực hiện NCBH tương đồng với các kỹ năng của NCKH; ở mức độ đồng ý rất cao, trong khoảng (4,27 ± 0,77 đến 4,48 ± 0,63). Đặc biệt, các GVTHPT cho rằng “NCBH cũng thu thập số liệu như là thu thập số liệu trong NCKH” ở mức độ rất đồng ý (4,64 ±0,48), điều mà trước đây mọi người chưa nghĩ đến khi thực hiện NCBH. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng mô hình NCBH sẽ phát triển năng lực nhận thức NCKH cho GVTHPT

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG KÉN VÀNG, MICROPLITIS MANILAE ASH. (HYMENOPTERA: BRACONIDAE) KÝ SINH TRÊN SÂU ĂN TẠP (SPODOPTERA LITURA FAB.)

    Get PDF
    Một vài đặc điểm sinh học của ong kén vàng, Microplitis manilae Ash., ký sinh trên sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fab.), được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm (26?300C, 68?80% RH). Kết quả ghi nhận cho thấy một chu kỳ sinh trưởng của M. manilae kéo dài từ 12 ? 17 ngày (trung bình là 14,0 ± 1,3 ngày). Trong đó, thời gian trứng đến ấu trùng làm nhộng là 8,2 ± 0,7 ngày, giai đoạn nhộng là 4,8 ± 0,6 ngày và thời gian từ vũ hóa đến thành trùng đẻ trứng là 1 ngày. Thành trùng có thời gian sống trung bình là 10,3 ± 2,5 ngày. Số lượng ấu trùng nở từ trứng của một ong cái trung bình là 101 ± 20,3 con (dao động từ 77?139 con) kéo dài trong thời gian 11 ngày với hai cao điểm vào các ngày thứ 2 và thứ 5. Mặt khác, số lượng ong vũ hóa từ ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 3 thì lớn hơn so với từ ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

    Ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ và kích cỡ ban đầu đến tăng trưởng của cá trê vàng (Clarias macrocephalus) giống

    Get PDF
    Đề tài này thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nguồn cá bố mẹ và kích cỡ cá con ban đầu đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá trê vàng giai đoạn ương từ hương lên giống để làm cơ sở cho chọn giống cá trê vàng.  Ba nguồn cá con được sinh sản từ ba nguồn cá bố mẹ cá tự nhiên ở Cà Mau, Hậu Giang và cá nuôi ở Cần Thơ. Cá được nuôi trong bể 500 L được thiết kế hệ thống tuần hoàn và được cho ăn bằng thức ăn viên công nghiệp (chứa 40% đạm). Mỗi nguồn cá được bố trí với kích cỡ ban đầu khác nhau trong tổng số 4 lần lặp lại, riêng nguồn cá Cần Thơ được lặp lại 3 lần. Sau 2 tháng nuôi, khối lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức dao động từ 5,70-10,20 g và tốc độ tăng trưởng đặc thù (SGR) đạt 4,94-5,28%/ngày. Cá Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên, sự khác biệt về các chỉ tiêu tăng trưởng giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Hệ số thức ăn (FCR) dao động từ 0,85 (Cần Thơ) đến 1,57 (Hậu Giang). Tỉ lệ sống cao nhất ở cá Cần Thơ (57,3%) và thấp nhất ở cá Hậu Giang (25,5%). Song, nguồn cá và kích cỡ ban đầu không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với FCR và tỉ lệ..

    Đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, xác định thị hiếu du khách, phân tích và tìm giải pháp kết hợp giữa vườn cây ăn trái gắn với du lịch nhằm tạo điểm nhấn thu hút du khách, góp phần tăng thu nhập cho các hộ trồng vườn huyện Tịnh Biên. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 68 hộ nông dân trồng cây ăn trái của 4/14 xã, thị trấn có diện tích trồng cây ăn trái nhiều nhất cũng như có tiềm năng phát triển du lịch và phục vụ khách du lịch ở khu vực Núi Cấm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất các loại cây ăn trái đặc sản như: xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh Ca, dâu núi và mãng cầu Xiêm đều cho hiệu quả tài chính cao. Đối với khía cạnh cầu, khách du lịch bộc lộ sự ưa thích trái măng cục, dâu núi và vú sữa và thích các hoạt động như tự hái trái cây tại vườn, nghe câu chuyện tâm linh và thưởng thức trái cây với các mức giá sẵn sàng chi trả cho từng hoạt động này lần lượt là 66.006 đồng, 40.189 đồng và 25.698 đồng. Tóm lại, việc xây dựng và phát triển mô hình vườn cây ăn trái gắn với phát triển du lịch là một trong những hướng đi khả thi trong thời gian tớ

    NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

    No full text
    Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa luôn tạo diện mạo mới cho xã hội, tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được nó cũng đặt ra những thách thức nhất định, đặc biệt vấn đề suy thoái tài nguyên thiên nhiên, mà nước là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất bởi vai trò của nó với đời sống con người. Bình Định là một tỉnh có tài nguyên nước phong phú nhưng cũng có nhiều biến động về chất lượng cũng như số lượng. Trong giới hạn bài báo này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiện trạng và tình hình biến động tài nguyên nước ở tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý
    corecore