19 research outputs found

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    Intrathecal Immunoglobulin for treatment of adult patients with tetanus: A randomized controlled 2x2 factorial trial [version 2; referees: 2 approved]

    Get PDF
    Despite long-standing availability of an effective vaccine, tetanus remains a significant problem in many countries. Outcome depends on access to mechanical ventilation and intensive care facilities and in settings where these are limited, mortality remains high. Administration of tetanus antitoxin by the intramuscular route is recommended treatment for tetanus, but as the tetanus toxin acts within the central nervous system, it has been suggested that intrathecal administration of antitoxin may be beneficial. Previous studies have indicated benefit, but with the exception of one small trial no blinded studies have been performed. The objective of this study is to establish whether the addition of intrathecal tetanus antitoxin reduces the need for mechanical ventilation in patients with tetanus. Secondary objectives: to determine whether the addition of intrathecal tetanus antitoxin reduces autonomic nervous system dysfunction and length of hospital/ intensive care unit stay; whether the addition of intrathecal tetanus antitoxin in the treatment of tetanus is safe and cost-effective; to provide data to inform recommendation of human rather than equine antitoxin. This study will enroll adult patients (≥16 years old) with tetanus admitted to the Hospital for Tropical Diseases, Ho Chi Minh City. The study is a 2x2 factorial blinded randomized controlled trial. Eligible patients will be randomized in a 1:1:1:1 manner to the four treatment arms (intrathecal treatment and human intramuscular treatment, intrathecal treatment and equine intramuscular treatment, sham procedure and human intramuscular treatment, sham procedure and equine intramuscular treatment). Primary outcome measure will be requirement for mechanical ventilation. Secondary outcome measures: duration of hospital/ intensive care unit stay, duration of mechanical ventilation, in-hospital and 240-day mortality and disability, new antibiotic prescription, incidence of ventilator associated pneumonia and autonomic nervous system dysfunction, total dose of benzodiazepines and pipecuronium, and incidence of adverse events. Trial registration: ClinicalTrials.gov NCT02999815 Registration date: 21 December 201

    SỰ THUẦN CHỦNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY SỐNG ĐỜI (KALANCHOE PINNATA) VÀ CÂY RAU MƯƠNG (LUDWIGIA HYSSOPIFOLIA) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Tổng số 30 mâ?u la? Sống Đời và 30 mẫu Rau Mương đươ?c thu thâ?p ơ? nhiều nơi thuô?c đồng bằng sông Cửu Long đươ?c điê?n di protein bă?ng phương pha?p SDS-PAGE va? thư? hoa?t ti?nh kha?ng khuâ?n (xa?c đi?nh nô?ng đô? ư?c chê? tô?i thiê?u MIC) trên 8 chu?ng vi khuâ?n Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. va? Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kê?t qua? diện di cho thâ?y ca?c cây Sống đời thuần chủng và có khả năng tác động trên vi khuẩn thử nghiệm, đặc biệt tác động rất mạnh trên Edwardsiella ictaluri (MIC= 512 mg/ml). Trong khioavà cây Rau mương không thuần chủng, gồm 20 dòng với tỉ lệ cá thể đa hình là 9%, tỉ lệ băng protein đa hình 10%, chỉ số đa dạng về kiểu gen HEP = 0,61 và số allele hiệu quả SENA= 1,15, rõ nhất là chỉ số đa dạng về kiểu hình Ho = 3,04. Hoạt tính kháng khuẩn các dòng Rau mương khác nhau nhưng đều tác động tốt trên vi khuẩn thử nghiệm và tất cả các nhóm tác động rất mạnh trên Edwardsiella    tarda, Staphylococcus aureus, Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila (MIC=128-512 àg/ml)

    ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH THUẦN CHỦNG VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY CỎ MỰC (ECLIPTA PROSTRATE) VÀ CÂY DIỆP HẠ CHÂU THÂN XANH (PHYLLANTHUS NIRURI) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    30 mâ?u Chó Đẻ Thân Xanh (CĐTX) và 30 mẫu Cỏ Mực thu thâ?p ơ? nhiều ti?nh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, đươ?c điê?n di protein bă?ng phương pha?p SDS-PAGE va? thư? hoa?t ti?nh kha?ng khuâ?n (xa?c đi?nh nô?ng đô? ư?c chê? tô?i thiê?u MIC) trên 8 chu?ng vi khuâ?n Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp. va? Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda. Kê?t qua? cho thâ?y ca?c mâ?u CĐTX và Cỏ Mực cóoa tỉ lệ cá thể đa hình lần lượt 0,11% và 0,1%, tỉ lệ băng protein đa hình 0,4% và 0,07%, và số allele hiệu quả  SENA = 2,42 và 1,52, chỉ số chỉ đa dạng về kiểu gen HEP = 0,71 và 0,6 và rõ nhất là đa dạng về kiểu hình Ho = 5,31 và 2,61. Cây CĐTX và Cỏ Mực không thuần chủng: CĐTX có 8 dòng và Cỏ Mực có 11 dòng. Hoạt tính kháng khuẩn của các dòng CĐTX và Cỏ Mực trên các chủng vi khuẩn thử nghiệm không giống nhau. CĐTX chia 7 nhóm nhưng tất cả các dòng đều tác động rất mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC = 64-512 àg/ml), kế đến Aeromonas hydrophila (MIC=512-1024 àg/ml); các dòng Cỏ Mực đều có khả năng tác động trên các vi khuẩn thử nghiệm và có thể chia làm 3 nhóm và đều tác động mạnh trên Edwardsiella tarda (MIC=256-512 àg/ml), kế đến Edwardsiella ictaluri (MIC=512 àg/ml) và Aeromonas hydrophila (MIC=256-512 àg/ml)

    Ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến chất lượng của nấm rơm tiệt trùng trong bao bì PA

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng điều kiện chế biến đến chất lượng nấm rơm tiệt trùng trong bao bì polyamide (PA). Mẫu nấm được chần trong dung dịch có bổ sung 1% CaCl2, gia nhiệt trong 3 phút ở nhiệt độ 85oC cho sản phẩm có cấu trúc và màu sắc tốt nhất. Nấm rơm sau khi chần được hút chân không, và bao gói trong bao bì PA có bổ sung thêm dung dịch NaCl 3%, tỉ lệ nấm: nước muối là 1:1. Mẫu nấm trong bao bì PA có nhiệt độ ban đầu là 80oC được tiệt trùng ở chế độ tối ưu như sau: nhiệt độ 118oC với giá trị F-value bằng 4 phút, cho sản phẩm có cấu trúc tốt và màu sắc sáng đẹ

    Ảnh hưởng của quá trình chế biến đến chất lượng của nấm rơm thanh trùng trong môi trường acid

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến chất lượng nấm rơm thanh trùng trong môi trường acid.  Nấm rơm được hút chân không trong thời gian 10 phút và chần ở nhiệt độ 100oC trong dung dịch glucono-delta-lactone (GDL) có pH = 3 đến nhiệt độ tâm sản phẩm đạt 90oC. Nấm sau chần được cho vào bao bì nhựa và rót dung dịch GDL có nồng độ 1%,  tỉ lệ nấm rơm: nước rót là 40:60. Nấm rơm chứa trong bao bì nhựa được thanh trùng trong hệ thống thanh trùng dạng phun nước có lưu lượng nước phun 0,6 m3/h với nhiệt độ thanh trùng 90oC, sản phẩm đạt giá trị Fvalue  bằng 18 phút, có  màu sắc và cấu trúc tốt. Sau 4 tuần bảo quản ở nhiệt độ thường (khoảng 30oC) sản phẩm có mật số vi sinh vật hiếu khí là 6,0Í101 cfu/g cho thấy quá trình thanh trùng đảm bảo được an toàn về mặt vi sinh cho sản phẩm

    Ảnh hưởng của loại khoai lang đến sự lên men, thể tích rượu và chất lượng rượu chưng cất

    Get PDF
    Khoai lang loại 2 (củ nhỏ, gãy và trầy xước) có giá rẻ nhưng chưa được tận dụng để sản xuất thực phẩm. Các loại khoai lang khác nhau chứa thành phần hóa học (hàm lượng nước, đường, tinh bột, protein, lipid) khác nhau là môi trường đặc trưng cho sự phát triển của nấm mốc và nấm men trong quá trình sản xuất rượu. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của bốn loại khoai lang (bí, sữa, tím, trắng) đến: (i) sự biến đổi của dịch lên men (độ Brix và pH) theo thời gian lên men và (ii) hiệu suất thu hồi và chất lượng (ethanol, acid, aldehyde, methanol, ester và giá trị cảm quan) của rượu chưng cất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoai lang trắng có hàm lượng nước (67,57%) thấp nhất và chứa tinh bột (22,28%) nhiều nhất trong số bốn loại khoai lang. Khoai lang bí chứa hàm lượng nước (75,87%) cao nhất, và khoai lang sữa chứa hàm lượng tinh bột (14,62%) ít nhất. Khi sử dụng khoai lang trắng lên men, sản phẩm rượu chưng cất đạt hiệu suất thu hồi ethanol (95,6%) cao, ít hàm lượng tạp chất (acid, ester, aldehyde và methanol) và giá trị cảm quan cao (mùi và vị). Sản phẩm rượu có hiệu suất thu hồi ethanol (91,81%) thấp nhất, chứa nhiều tạp chất và có mùi vị chua khi sử dụng khoai lang sữa. Kết quả thống kê cho thấy hiệu suất thu hồi ethanol, ester và acid trong rượu chưng cất có mối tương quan đáng kể (

    Nghiên cứu khả năng tạo gốc tự do trong nước bằng công nghệ plasma lạnh

    Get PDF
    Nghiên cứu này tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ gốc tự do sinh ra trong dung dịch nước bằng công nghệ plasma lạnh. Các yếu tố như lưu lượng dung dịch chảy qua điện cực, điện áp, thời gian chiếu xạ plasma, các chất hữu cơ và loại nước được khảo sát. Lưu lượng nước chảy qua hai điện cực được thay đổi từ 1 Lít/Phút (L/P) đến 5 L/P, điện áp thay đổi từ 12 kV đến 16 kV, thời gian xử lý từ 10 phút đến 60 phút. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành xem xét sự ảnh hưởng của buồng plasma gián tiếp và lưu lượng không khí bơm vào buồng plasma trực tiếp đến nồng độ gốc tự do. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ gốc tự do giảm từ 7.57×10-2 xuống 5.41×10-2 mM khi tăng lưu lượng nước từ 1 đến 5 L/P. Nồng độ gốc tự do tăng từ 6.89×10-2 đến 7.77×10-2 mM khi tăng điện áp từ 12-16 kV. Nồng độ gốc tự do chiếm từ 7.52×10-2 đến 8.89×10-2 mM khi tăng thời gian chiếu xạ từ 10 đến 60 phút. Từ các kết quả trên, nghiên cứu đã xác định được các thông số vận hành để có hàm lượng gốc tự do lớn nhất cho quá trình xử lý là lưu lượng 1 đến 2 L/P, điện áp 16 kV và thời gian chiếu xạ là 60 phút. Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy sự hiện diện các chất hữu cơ hay loại nước thải cũng ảnh hưởng mạnh đến nồng độ gốc tự do
    corecore